5. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Vài nét về PhạmNgũ Lão
Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) sinh ra, lớn lên tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, lộ Hải Đông nay làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, trong gia đình nông dân nghèo, sớm mồ côi cha, vừa phải lao động vất vả kiếm sống, vừa rèn luyện tài năng văn lẫn võ. Tương truyền, thủa thiếu thời, ông là người tuấn tú, thông minh, đối đáp trôi chảy, tính tình khẳng khái.
Hơn sáu mươi năm phò vua giúp nước, cuộc đời Phạm Ngũ Lão gắn liền với giai đoạn lịch sử oanh liệt - giai đoạn đầu của vương triều Trần. Sau khi nhà
Lý suy vi, qua sự dàn xếp khéo léo của Trần Thủ Độ, mùa đông năm Ất Dậu (1225), niên hiệu Kiến Trung thứ nhất, Trần Cảnh lên ngôi, triều Trần được thiết lập. Là triều đại hùng mạnh nhất của nước Đại Việt, vương triều Trần đã viết lên những trang sử vẻ vang trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Vừa xây dựng cơ nghiệp, vua tôi nhà Trần vừa đoàn kết muôn dân trong triều ngoài nội để củng cố chính quyền từ xã, tổng đến trung ương, vừa xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh đủ sức dẹp nội loạn và đập tan thế lực xâm lăng mạnh nhất thế giới lúc bây giờ là đế chế Nguyên - Mông. Ba lần quân Nguyên - Mông sang đánh nước ta, cả ba lần chúng đều thất bại. Trong thế kỉ XIII, vó ngựa xâm lăng của chúng đã làm đổ biết bao thành trì của nhiều quốc gia từ Á sang Âu. Cuối năm Đinh Tỵ (1257), Hốt Tất Liệt sai Ngột Lương Hợp Thai sau khi chiếm xong nước Đại Lý đem 10 vạn quân kéo vào nước ta. Nhân dân Đại Việt thực hiện kế
vườn không nhà trống khiến giặc vào được Thăng Long nhưng thiếu lương thực.
Sau trận phản kích của ta ở Đông Bộ Đầu, chúng phải rút khỏi Thăng Long. Cuối năm Giáp Thân (1284), Thái tử Thoát Hoan đem 50 vạn quân và nhiều tướng giỏi sang đánh Đại Việt. Lần này có thêm 10 vạn quân do Toa Đô chỉ huy từ Chiêm Thành đánh ra Nghệ An hòng bắt sống vua quan nhà Trần. Sau hội nghị Bình Than và lần tập trận ở Đông Bộ Đầu (8-1284), nhất là toàn quân nghe Hịch
tướng sĩ, quân dân Đại Việt ai cũng muốn lập công, trong đó có chàng trai Phù
Ủng. Cuối xuân, đầu hè năm Ất Dậu (1285) quân đội Đại Việt mở nhiều đợt phản công đánh địch ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Quân ta đại thắng, giết chết Toa Đô, Thoát Hoan phải thu tàn quân chạy về nước. Trận này Phạm Ngũ Lão lập công được phong hàm Hạ phẩm phụng ngự.
Năm Đinh Hợi (1287), Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt sai Thoát Hoan mang 50 vạn quân ở các tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, Vân Nam và điều quân thuộc các châu ngoài biển như châu Nhai, châu Quỳnh Đam... vào xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tiếp tục áp dụng chiến thuật
du kích “lấy đoản chế trường” đánh địch ở cửa Linh Kinh (24-11-1287), ở eo biển Đa Mỗ (Móng Cái), bắt sống làm đắm 300 thuyền địch ở cửa biển Đại Bàng (8- 1-1288), đốt cháy đoàn thuyền vận lương của Trương Văn Hổ (11-1-1288), bắt sống Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ, Phàn Tiếp làm đắm 400 chiến thuyền địch trên sông Bạch Đằng (3-1288). Trong chiến dịch truy kích quân Nguyên tháo chạy, Phạm Ngũ Lão lập công ở ải Nội Bàng, chém chết Trương Quán. A Bát Xích, Trương Ngọc bị tên độc của quân ta bắn chết. Thoát Hoan phải chui ống đồng mới thoát châu Tự Minh. Dưới triều Trần, ngoài quân Nguyên - Mông nhiều lần quân Chiêm Thành, quân Ai Lao sang cướp phá Đại Việt, tướng quân Phạm Ngũ Lão đều được nhà vua cử mang quân đi chặn giặc.
Điểm lại những nét lớn trong lịch sử chống ngoại xâm ta càng thấy sự vĩ đại những chiến công của cha ông lập được. Sự nghiệp bảo vệ quốc gia Đại Việt ở thời Trần đòi hỏi những con người có lòng yêu nước cháy bỏng, tinh thần sẵn sàng xả thân vì vương triều và xã tắc. Thời đại rực lửa đó đã sản sinh ra những người con anh hùng như Phạm Ngũ Lão và chính thời đại đã hun đúc nên phẩm chất cao quý để ông đủ năng lực gánh vác trọng trách lớn lao mà vương triều Trần và muôn dân trao cho.
Không giống như nhiều đấng nam nhi xưa thường chọn cách lập thân bằng con đường khoa cử, Phạm Ngũ Lão có chí riêng của mình. Lúc ông lớn lên, không khí của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai đã diễn ra sôi sục. Nuôi sẵn ý chí đánh giặc, ông may mắn được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn phát hiện tài năng, tiến cử với triều đìnhvà được triều đình trọng dụng. Gặp thời cơ thuận lợi, được hít thở không khí thời đại "sát Thát" anh hùng, chàng trai Phạm Ngũ Lão có cơ may được thi thố tài năng, lập chiến công trên trận chiến. Như “cá gặp nước”, ông đã trổ hết tài năng, sức lực trong công cuộc chinh phạt kẻ thù xâm lược. Ông đã có đóng góp không nhỏ công sức của mình để cùng quân
sĩ và nhân dân làm nên chiến công vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Sau khi được Trần Quốc Tuấn tiếp nhận, rèn cặp và tiến cử, Phạm Ngũ Lão được bổ dụng quản lĩnh quân Thánh dực. Tháng 9 năm 1284, ông được Trần Quốc Tuấn giao trọng trách đem quân đội bảo vệ vùng biên giới Đông - Bắc. Điều này nói lên sự tin tưởng tuyệt đối của Trần Quốc Tuấn và các vị vua Trần đối vị tướng trẻ không phải người hoàng tộc. Năm 1285, ông giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và lần thứ ba, ông tham gia các trận đánh như Chương Dương, Tây Kết (1285), Vạn Kiếp, Bạch Đằng và ải Nội Bàng (1288). Trong cuộc lui binh về Vạn Kiếp, ông làm tướng tiên phong trong đội quân của Trần Quang Khải (1240 - 1294) đối đầu với Toa Đô - một viên tướng lão luyện của quân Nguyên -Mông . Trong trận Chương Dương, Phạm Ngũ Lão đã cùng các tráng sĩ cảm tử đi trên những chiến thuyền nhỏ xông vào cận chiến lên những chiến thuyền lớn của giặc trong làn tên bắn như mưa. Vì tận mắt thấy tinh thần quyết chiến của quân nhà Trần nên sau thất bại ở trận Chương Dương, Thoát Hoan buộc phải bỏ kinh thành Thăng Long. Trong cuộc kháng chiến lần thứ 3, Phạm Ngũ Lão đem quân phục kích địch ở cánh rừng bên ải Nội Bàng. Đòn đánh hiểm của vị tướng tài khiến giặc bị bất ngờ, phải vội vã tháo chạy.
Sau này, khi tuổi đã cao Phạm Ngũ Lão vẫn được Trần Anh Tông (1293 - 1314) và Trần Minh Tông (1314 - 1329) tin tưởng cử đi đánh quân Chiêm Thành, Ai Lao khi chúng xâm lấn bờ cõi Đại Việt. Năm Giáp Ngọ (1294), ông lập công đánh tan quân Ai Lao được ban Kim phù. Năm Đinh Dậu (1297), "quân Ai Lao xâm phạm Chàng Long, Phạm Ngũ Lão đánh bại chúng, lấy lại đất cũ" vua ban Vân phù. Năm Mậu Tuất (1298), "đánh Ai Lao, tướng Ai Lao chết tại trận. Phạm Ngũ Lão được phong Hữu kim ngô vệ đại tướng quân". Năm Tân Sửu (1301),
quân "Ai Lao sang cướp Đà Giang, sai Phạm Ngũ Lão đi đánh, gặp quân giặc ở Mường Mai giao chiến, bất được rất nhiều. Phong Ngũ Lão làm Thân vệ đại tướng
quân ban cho quy phù quy phù". "Năm Nhâm Dần (1302) vua Trần Anh Tông sai
Phạm Ngũ Lão đánh dẹp một "tên nghịch thần là Biếm làm loạn. Biếm bị giết ". Ngũ Lão được phong làm Điện súy được ban hổ phù. Năm Mậu Ngọ (1318) "Huệ Vũ đại vương Quốc Chẩn đi đánh Chiêm Thành, Tộc tướng nhà Lý là Hiếu Túc hầu Lý Tất Kiến chết tại trận. Quản Thiên võ quân Phạm Ngũ Lão tung quân đánh phía sau giặc. Quân giặc thua chạy bắt được rất nhiều. Phong Ngũ Lão tước Quan nội hầu, ban cho phi ngư phù" [ 38, tr 158]. Có thể nói, cuộc đời Phạm Ngũ Lão gắn liền với chiến công vang dội trong những trận chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ sự bình yên xã tắc. Vị tướng tài này hễ ra quân là đánh đánh thắng. Những kỳ tích do ông lập được góp phần làm rạng rỡ hào khí Đông A.
Tuy xuất thân tầng lớp bình dân nhưng Phạm Ngũ Lão được các sử gia phong kiến tôn vinh là một danh tướng triều Trần. Trong mục Tướng có tiếng và
tài giỏi thuộc phần Nhân vật chí trong Lịch triều hiến chương loại chí, sử gia Phan Huy Chú đã viết về 4 vị tướng triều Trần gồm: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư. Là một người bình dân, nhờ tài năng quân sự và phẩm hạnh của một lương tướng thương yêu quân sĩ như con, Phạm Ngũ Lão đã tập hợp dưới trướng mình rất nhiều sĩ tốt. Họ cùng ông làm thành đội quân phụ tử chi binh, đồng cam cộng khổ, lấy xã tắc làm trọng, cống hiến hết mình cho vương triều Trần. Vì thế, Phan Huy Chú đặt Phạm Ngũ Lão ngang hàng với các tướng tài trong hoàng tộc. Sử gia họ Phan đã hết lời khen ngợi ông: “ Phạm Ngũ Lão có tài múa giáo làm thơ, lập nhiều công to, trước sau giữ trọn danh dự, tiếng tăm rõ rệt. Tóm lại không hổ là bậc nguyên thần ”[12, tr 374]. Sự đóng góp to lớn của ông trong công cuộc giữ nước thời Trần, tinh thần xả thân vì sự hưng thịnh của vương triều, sự yên bình của dân chúng là mục tiêu hành xử ( tu, tề, trị, bình) của tướng quân họ Phạm. Nói gọn lại, đó là tấm lòng trung quân ái quốc ngời sáng của Điện suý Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão.
Phạm Ngũ Lão không chỉ là một vị tướng - nhà quân sự tài ba, ông còn là nhà thơ. Ông sáng tác không nhiều nhưng đó là những bài thơ có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh khí thế thời đại. Tiêu biểu là hai bài thơ: Thuật hoài và Vãn thượng
tướng Quốc công Hưng Đạo đại vương. Tài năng trí tuệ của Phạm Ngũ Lão được
sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư khi bàn về các danh tướng nhà Trần đã không ngần ngại so sánh: "Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo Vương thì học vấn tỏ ra ở bài Hịch tướng sĩ,Phạm điện suý thì học vấn biểu hiện ở câu thơ. Không chỉ có chuyên về nghề võ thế mà dùng binh tinh diệu, hế đánh là thắng, đã tấn công là chiếm được, người xưa cũng không một ai vượt nổi các ông"[38 , tr 162 ].
Quý mến tài năng, đức độ của Phạm Ngũ Lão, Tiết công tiết chế Trần Quốc Tuấn đối đãi như môn khách và gả con gái nuôi là quận chúa Anh Nguyên cho ông. Dân gian truyền tụng câu chuyện: Anh Nguyên quận chúa chính là con đẻ của Trần Quốc Tuấn. Theo lệ, nhà Trần không cho con gái, con trai lấy người họ khác. Vì thế, Trần Hưng Đạo mới giáng Anh Nguyên quận chúa từ con đẻ xuống con nuôi để gả cho vị tướng trẻ mà mình yêu mến.Ôngđược Hưng Đạo Vương tiến cử, vua Trần tin dùng, nhiều lần ban thưởng cho mỗi khi lập công. Khi Phạm Ngũ Lão qua đời (ngày 1 tháng 11 năm Canh Thân - 1320), vua ra lệnh nghỉ chầu 5 ngày để tỏ lòng tưởng nhớ. Đó là một ân điển đặc biệt triều Trần dành cho ông mà đương thời, ngay cả những người hoàng tộc không mấy ai có được.
Tóm lại, Phạm Ngũ Lão được giang sơn xã tắc từ vua quan đến nho sĩ, nhân dân biết đến, nhớ ơn, thương tiếc . Cuộc đời, sự nghiệp Phạm Ngũ Lão - một anh hùng dân tộc sau Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.Có thể tổng quan về ông như sau: Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng thành danh trong một triều đại quân chủ. Ông lập nhiều công tích với nước được hưởng phúc cuối đời. Phạm Ngũ Lão là một hình tượng đẹp được nhân dân ngưỡng mộ, tôn vinh. Ông là hình mẫu lý tưởng về một anh hùng dân tộc, xuất
thân từ bình dân nhưng có uy danh lớn được nhiều thế hệ người Việt ước mơ, phấn đấu, noi theo. Chân dung ông bình dị giống như triệu triệu con người Đại Việt bình thường khác mà vĩ đại vô cùng. Cuối cùng sẽ là thiếu sót, sai lầm về phương luận nếu chúng ta nghiên cứu Phạm Ngũ Lão mà chỉ dựa vào ghi chép chính sử (theo góc nhìn của những sử gia thời quân chủ) mà không tìm hiểu ông qua truyền thuyết dân gian, truyện thơ dân gian, văn hoá dân gian - người đã từ dân gian đi ra, đánh giặc cứu nước rồi hóa thánh, cuối cùng trở về trong lòng nhân dân.
1.2.3. Mối liên hệ giữa truyền thuyết Phạm Ngũ Lão với truyện Nôm khuyết danh Tướng quân Phạm Ngũ Lão