5. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Tác phẩm ca ngợi thiên tài quân sự PhạmNgũ Lão
Trong Đại Việt sử kí toàn thư, sử gia Ngô Sĩ Liên gọi Phạm Ngũ Lão là "bậc danh tướng của một thời", là người "văn võ toàn tài " bởi ông hễ đánh là thắng. Tài năng quân sự, chiến công ông lập không chỉ được ghi trong cổ sử mà còn được kể trong truyền thuyết, truyện Nôm khuyết danh. Tuy nhiên, khi ca ngợi chiến công của Phạm Ngũ Lão trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên -Mông, trong ba lần đánh đuổi Ai Lao và Chiêm Thành thì truyền thuyết kể không cụ thể
bằng truyện thơ, trừ bản kể Truy kích Thoát Hoan. Trong bản kể Nói về sự tích
ông Phạm Ngũ Lão, tác giả dân gian chỉ nhắc đến việc ông đi đánh giặc Ô Mã
Nhi, đánh giặc Ai Lao được Hưng Đạo Vương gả con gái nuôi, được giao chỉ huy quân Thánh dực. Bản kể Truyện Phạm Ngũ Lão có đoạn: "Vua thấy người kiêu dũng phong tước, cho theo Hưng Đạo Vương. Có nhiều chiến công chống Nguyên - Mông, Chiêm Thành, Ai Lao, được phong Điện tiền nguyên súy". Truyện Phạm
Ngũ Lão kể ngắn gọn hơn: "Phạm Ngũ Lão đi tòng quân đánh giặc Nguyên, có
công, thăng lên coi quân cấm vệ". Truyện Con đẻ con nuôi kể cụ thể hơn: "Trong cuộc kháng chiến Nguyên - Mông lần 2, chàng được giao trọng trách chuẩn bị và chỉ huy mũi chủ công cho trận Vạn Kiếp, trận đánh lớn nhất". Sau trận này, Ngũ Lão được Đại Vương gả con gái nuôi. Khi tái hiện cuộc đời, sự nghiệp Phạm Ngũ Lão, truyện Nôm Tướng quân Phạm Ngũ Lão một mặt dựa vào tư liệu lịch sử, vào những chi tiết kể lại trong truyền thuyết, mặt khác bổ sung những khuyết thiếu của truyền thuyết bằng việc cách tổng thuật chi tiết những trận đánh mà đội quân do Phạm Ngũ Lão chỉ huy từng tham chiến với dụng ý tô đậm tài năng chỉ huy và ngợi ca chiến công của vị tướng quân khả kính.
Hầu như, Tướng quân Phạm Ngũ Lão dành nhiều đoạn kể với chức năng tổng thuật chi tiết những trận chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chông giặc Nguyên - Mông có vị tướng trẻ họ Phạm tham gia. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mônglần thứ hai (1285), đề phòng giặc mượn đường Chiêm Thành đánh Đại Việt, Phạm Ngũ Lão xung phong "Sẵn sàng đội ngũ điểm binh,/ Năm
ngàn quân sĩ tốc hành thẳng dong./ Mở đường núi, bắc cầu sông,/ Mấy ngày đêm đã tới vùng Nghệ An " (câu 671 - 674) cùng Thượng tướng Trần Quang Khải cản
quân Toa Đô từ Chiêm Thành đánh ra. Khi được điều lên cản địch từ phương Bắc xuống, Phạm Ngũ Lão đánh "Trận đầu Kỳ Cấp giao công/ Thắng quân Phàn Tiếp
nêu gương anh hùng", sau đó phục kích Thoát Hoan ở ải Chi Lăng: Ngũ Lão binh phục bên đèo,
Đánh cho quân địch hồn xiêu chạy dài. Chiến công này trận thứ hai,
Chữ son sử sách sáng ngời còn ghi.
[câu 687 – 690,44, tr 55, 56]
Trong trận này, hai tướng Trần Quốc Toản, Lê Phụ Trần làm nhiệm vụ cản giặc nhưng thua trận, bị giặc truy đuổi "Phạm sinh tiếp viện chặn đường,/ Đánh
cho quân giặc kinh hoàng một phen./ Trở về hai tướng bình yên,/ Chiến công này lại tiếp liền là ba" (câu 695 - 698). Trong hai lần kháng chiến, Phạm Ngũ Lão
được xem như mãnh hổ xông xáo giữa đại ngàn chiến trận. Lúc ông vâng lệnh Đại Vương xuất binh chi viện "giúp Trần Quang Khải giữ thành Nghệ An", khi cùng Quang Khải hội quân tập kích chiến lược ở Chương Dương, Tây Kết buộc Thoát Hoan phải bỏ Thăng Long tháo chạy, lúc lại ra Nội Bàng chờ địch đến. Hành quân bộ, giáo gươm, lương thực phải mang vác nặng chưa nói thời tiết nắng mưa thất thường nhưng đội cấm quân do ông chỉ huy vẫn có mặt kịp thời và hoàn thành nhiệm vụ tác chiến một các xuất sắc. Thành tích chiến đấu đó thuộc về tướng sĩ nhưng phải kể tới tài chỉ huy của viên chủ tướng. Đoạn thơ giầu chất sử thi dưới đây miêu tả nghệ thuật chỉ huy trận đánh do Thượng tướng Trần Quang Khải và Phạm Ngũ Lão phối hợp tác chiến đánh quân Toa Đô ở Chương Dương, Tây Kết:
Tướng Trần Quang Khải đề binh,
Phạm sinh tuỳ tướng đồng hành giáp công. Thuỷ quân vượt bể vào sông,
Thuyền ba trăm chiếc thuận dòng Phú Lương. Kéo vào phá trấn Chương Dương,
Cờ tiên phong chữ "Phạm" trương rõ ràng. Lưng đeo bảo kiếm hiên ngang,
Tay cầm cờ lệnh đường hoàng xông pha. Cung tên giặc bắn như mưa,
Phất cờ tên nỏ như hoa rụng rời. Gươm đưa loang loáng sáng ngời. Quân ta sấm dậy người người xung phong.
Thuyền như tên lướt giữa dòng,
Chèo khua rộn sóng, trống rung dậy trời. Giặc thua quân tướng rã rời,
Bỏ thuyền lên bộ tìm nơi ẩn mình.
[câu 747 – 762,44, tr 58] Đoạn thơ như bản hùng ca chiến trận về hình ảnh một dũng sĩ - một vị tướng dũng lược - một thiên thần xông pha trong tiếng "chèo khua rộn sóng, trống rung dậy trời", với khí thế "quân ta sấm dậy người người xung phong".Trong trận Tây Kết, quân của Chiêu Văn Vương Nhật Duật cùng quân của Thượng tướng Trần Quang Khải và Cấm vệ quân của viên tướng họ Phạm đã dùng chiến thuật vừa mai phục đánh tiêu hao, vừa phối hợp quân thuỷ với quân bộ hợp vây trận địa chiến làm nhiệm vụ bẻ gẫy cánh quân chủ lực của quânNguyên - Mông. Trận quyết chiến chiến lược này, quân Trần chém chết Toa Đô, khiến Ô Mã Nhi cùng đường tháo chạy:
Quân Nguyên thuỷ bộ đều thua, Thuỷ nhoi lên bộ, bộ lùa xuống sông.
Ba doanh trại đốt trụi không, Nát tan đại sự tiêu vong cơ đồ.
Quân ta mượn gió bẻ cờ, Mã nhi vội dẫn Toa Đô chạy dài.
Phục binh Ngũ Lão đồng thời kéo ra. Đôi bên đánh giáp lá cà,
Mã Nhi liều chết thoát ra khỏi tròng. Toa Dô dù có anh hùng,
Thân cô lại bị mấy vòng bủa vây. Trận tiền một mũi tên bay,
Ngày thua Tây Kết là ngày mạng vong.
[câu 847 – 860, 44, tr 62, 63] Truyện thơ kể với giọng thơ đầy hứng khởi mỗi lần nhắc đến vị tài tướng họ Phạm lập công. Được "Tin Toa Đô đã bỏ thây,/ Mã Nhi xa chạy cao bay cũng
chuồn", quân ta thừa thắng xông lên truy kích địch. Quân Nguyên có Lý Quán,
Lý Hằng, A Bát Xích; bên ta các tướng Dã Tượng, Cao Mang, "Yết Kiêu cùng với
tướng quân Đại Hành" tập trung đánh địch ở Vạn Kiếp khiến "Thoát Hoan xiết nỗi kinh hoàng,/ Men sông dò dẫm tìm đường chạy xuôi". Thừa thắng "Quân ta đánh rát một hồi,/ Giặc Nguyên tổng số quân mười còn năm" (câu 933 - 936).
Thái tử Thoát Hoan phải chui ống đồng được các tướng như Phàm Tiếp, A Bát Xích hộ tống về tới Tư Minh thoát chết.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba (1288), Trấn Nam Vương Thoát Hoan "Lại chia thuỷ bộ hai bên,/ Quân ba chục vạn chiến
thuyền năm trăm, /Quyết lòng lại đánh nước Nam,/ Sai Trương Văn Hổ tài ngầm lương sang" tiến đánh chiếm Đại Việt lần nữa. Lần này, Thoát Hoan dẫn theo
Nguyễn Bá Linh - một người có tài phù thủy, biết tàng hình, đồng thời y cũng là người biết kinh sử và “nổi tiếng văn chương" làm Việt gian dẫn đường. Bá Linh bên ngoài là "Nhớ mùi cố quốc giang san,/ Đề huề phụ tử, bầu đoàn hồi hương" nhưng bản chất là muốn lập công với Thoát Hoan để mong vinh thân phì gia sau nay. Trận mở màn, hắn dùng tà thuật, hô phong hoán vũ, đem âm binh tấn công
tiếng hú rợn người,/ Âm binh thần tướng ngút trời kéo ra./ Làm cho nát đám quân ta,/ Ngọn cờ siêu đổ, can qua rã rời" (câu 1595 - 1600). Nhưng “ vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn”, Hưng Đạo Vương cử Yết Kiêu, Ngũ Lão bày trận, dùng uế
vật làm vũ khí đánh địch:
Phục binh trống hiệu vang rền, Trên cao uế vật tưới liền như mưa.
Gió yêu phút lặng như tờ,
Cát bay, sỏi bốc khắc giờ tan không. Âm binh thần tướng chất chồng, Cỏ gà, giấy vụn lung tung rối bời.
Thuật yêu đã bị phá rồi,
Quân Nguyên hoảng hốt rút lui chạy hoài. Ta liền truy sát chẳng rời,
Khiến cho quân địch tơi bời tử thương.
[câu 1639 – 1648,44, tr 97,98] Cuối cùng Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu dùng kế đà đao, nhử địch vào trong bắt sống Bá Linh. Bá Linh bị bắt, thuyền lương của Trương Văn Hổ bị Trần Khánh Dư cho quân đánh chìm hoặc bắt sống, còn "Thoát Hoan khi được hay tin,/ Nỗi
lo, nỗi sợ, nỗi phiền ngổn ngang" nên quyết định: Bảo toàn lực lượng là hơn,
Ba mươi sáu chữ chước nào đầu tiên? Chia quân thuỷ bộ hai bên,
Thuỷ trình dẫn đạo binh thuyền cùng đi.
[câu 1777 – 1780,44, tr 103]
Hưng Đạo Vương biết Thoát Hoan mất lương thực sẽ rút quân về nước. Ông cho "Bộ binh phục nẻo Nội Bàng,/ Ngũ Lão, Chế Nghĩa đảm đương tiến
tác chiến đã định: "Giao phong trên dưới nửa giờ,/ Thuyền ta quay mũi từ từ rút
lui" khiến cho "Quân Nguyên như hổ rượt mồi,/ Chiến thuyền rẽ sóng không rời đuổi theo" (câu 1815 - 1818) và rơi vào trận địa có cọc ngầm chờ sẵn. Đúng lúc
“ngọn triều đang rút lòng sông nông sờ " thì "Quân ta quay lại bất ngờ,/ Đôi bên
nổi trống phất cờ giao phong". Kết cục cuộc chiến đấu đã làm cho quân Nguyên
đại bại:
Thuyền xô phải cọc chất chồng lên nhau. Xác thù vùi đáy sông sâu,
Bạch Đằng phút chốc đỏ ngầu máu tươi. Mã Nhi khôn thoát lưới trời,
Đỗ Hành bị bắt giữa nơi trận tiền. Riêng còn Phàn Tiếp xông lên,
Tướng quân Nguyễn Khoái bắt liền mang đi. Bao nhiêu tướng tá hộ tuỳ,
Cùng quân chiến bại kể chi muôn nghìn. Hơn năm trăm chiếc chiến thuyền, Binh lương, quân khí chất lèn bến sông.
Bạch Đằng muôn lớp sóng tung, Trước sau để tiếng anh hùng hai phen
[câu 1830 – 1842,44, tr 105, 106] Được tin đội quân thủy bị tiêu diệt, Thoát Hoan "lòng càng rầu rĩ dạ thêm
rối bời" mới hối thúc quân bộ rút lui. Đại vương Trần Quốc Tuấn cử Phạm Ngũ
Lão, Nguyễn Chế Nghĩa chờ sẵn từ trước ở Nội Bàng. "Một bên Ngũ Lão chặn
ngang, / Một bên Chế Nghĩa hai đàng xông ra./ Đôi bên đánh giáp lá cà,/ Kẻ mong thoát nạm người chờ lập công./ Thây như núi, máu đầy sông,/ Mây tuôn sắc
thảm, khói lồng màu tang./ Quân ta càng đánh càng ham,/ Thoát Hoan vượt khỏi Nội Bàng thoát thân" (câu 1851 - 1858).
Bên cạnh những chiến công vang dội trong sự nghiệp đuổi giặc Nguyên - Mông , Phạm Ngũ Lão còn lập công lao trong những lần vua Trần tin tưởng cử đi đánh quân Ai Lao, Chiêm Thành xâm phạm bờ cõi Đại Việt. Sinh thời, ông từng ba lần cầm quân đi đánh giặc Ai Lao. Tác giả truyện Nôm Tướng quân Phạm Ngũ
Lão đã sử dụng tới 71 dòng thơ (từ câu 1929 đến 2000) kể về sự nghiệp bình Chiêm, dẹp Lào của ông. Giống như một số bản kể truyền thuyết, tác giả dân gian đã chọn những chi tiết tiêu biểu miêu tả tài năng chỉ huy và tài năng võ nghệ của ông trong những lần lập công lẫy lừng. Trước đội quân dùng voi làm vũ khí tấn công, Phạm Ngũ Lão có cách đánh riêng của mình. Ông lấy cọc tre nện vào móng voi, khiến voi quay đầu chạy trở lại, lính Ai Lao không kịp trở tay, phải bỏ chạy. Thế trận địch bày sẵn bị đảo lộn. Quân ta chọn đúng thời cơ xông lên diệt địch, thu vũ khí, quân trang quân dụng. Cách đánh thông minh thể hiện tầm nhìn biết địch biết mình, trăm trận trăm thắng. Vũ khí gốc tre có tác dụng lớn, vừa dễ kiếm lại hạn chế tối đa sức công phá của vũ khí đối phương (voi), vừa tiết kiệm sức quân mà vẫn đảm bảo thắng lợi:
Giao binh trông ngọn cờ đào, Mỗi người một đoạn nện vào móng voi.
Bị đau voi rống từng hồi,
Cuối cùng chúng phải quắp đuôi chạy dài. Tù binh chiến phẩm thu hồi,
Quân ta toàn thắng vang lời khải ca.
[câu 1937 – 1942,44,tr 111] Chọn những chi tiết nói trên, người kể chuyện hết lời ca ngợi tài đánh giặc mưu trí, dũng cảm của vị tướng xuất thân bình dân, tô đậm chất anh hùng ca của
So với truyền thuyết, truyện Nôm khuyết danh tái hiện khá đầy đủ những đóng góp của Phạm Ngũ Lão vào chiến công chung trong sự nghiệp bảo vệ giang sơn Đại Việt. Chiến thắng Chương Dương, Tây Kết, Nội Bàng và những lần bảo vệ miền biên viễn phía Tây, phía Nam Tổ Quốc đã khẳng định tài năng quân sự của một vị tướng bình dân họ Phạm. Ông biết lấy tư tưởng thân dân, vì dân làm tư tưởng chỉ đạo tác chiến, biết kết tinh những tinh hoa bản sắc văn hoá Việt (thương yêu con người, nhiều cái nhỏ góp thành cái lớn, quí hồ tinh bất quý hồ đa), biết học cách nghĩ, cách làm của dân gian, của các bậc minh quân, minh tướng để vận dụng trong chỉ huy quan hệ tướng - sĩ, trong tác chiến ở từng trận đánh cụ thể. Khi tham gia những chiến dịch lớn, Phạm Ngũ Lão có công tham góp với các tướng quân khác bằng cách đánh của mình. Khi ra trận, ông chiến đấu đến quên mình, làm tròn nhiệm vụ được giao. Có thể nói, tướng quân Phạm Ngũ Lão là vị tướng từ dân gian mà trưởng thành, biết kết hợp kinh nghiệm dân gian với cách điều quân, dụng quân trong binh pháp người xưa để lại theo nguyên tắc: đánh nhỏ thắng lớn, công thủ toàn diện, dùng đoản chế trường... Ông cùng các tài tướng khác trong hoàng tộc và quân sĩ con em của nhân dân làm nên khí thế bách chiến bách thắng của quân dân Đại Việt. Vì thế, tướng quân Ngũ Lão được vinh thưởng Kim phù (Giáp Ngọ - 1294), Vân phù (Đinh Dậu - 1297), Quy phù (Tân Sửu - 1301), Hổ phù (Nhâm Dần - 1302), Ngư phù (Mậu Ngọ - 1318) và thăng chức Hữu kim ngô, Điện súy Thượng tướng quân. Ông là người "Hiếu trung vẹn cả đôi bề" nên được vua Trần "Di phong hậu thế hội hè viếng thăm, - Sắc ban Thượng đẳng phúc thần - Lịch triều hưởng tự ngang tầm đế vương" (câu 2053 - 2056). Bút pháp tráng ca, những lời trữ tình ngoại đề, cách mở đầu, kết thúc bản ca và giọng điệu người hát kể cho chúng ta nhận thức một cách đầy đủ về tình cảm nhân dân dành cho vị tướng quân khả kính.