5. Cấu trúc luận văn
2.1.3. Truyền thuyết PhạmNgũ Lão phản ánh tư tưởng thân dân, trọng dụng
nhân tài của vương triều Trần
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc chiến tranh vệ quốc. Ở bất cứ thời đại nào, dân tộc ta cũng ngoan cường chống trả các thế lực ngoại xâm để giữ yên bờ cõi. Kiên cường chiến đấu chống giặc bảo vệ giang sơn xã tắc là truyền thống ngời sáng trong phẩm chất mỗi thế hệ người Việt Nam. Lịch sử cho thấy, dù kẻ thù đến từ đâu, hung bạo như thế nào, cuối cũng cũng bị nhân dân ta đánh bại. Làm nên chiến thắng đó là do chúng ta đã biết phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Sở dĩ nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên- Mông là nhờ tinh thần vua tôi đồng lòng, quân sĩ gắng sức: Đoàn kết tôn thất, giữa tôn thất với ngoại thuộc, trong bộ máy chỉ huy cuộc chiến tranh, đoàn kết nội bộ nhân dân làng xã. Nhờ sự đoàn kết vua - tôi, trên - dưới, trong triều - ngoài nội nên sức mạnh Đại Việt được nhân lên.
Chính sách thân dân, trọng dụng nhân tài là tư tưởng lớn của vương triều Trần. Tư tưởng đó nảy sinh trong Phật hoàng Trần Nhân Tông rất sớm. Tư tưởng thân dân được ông rút tỉa trong kinh Hoa Nghiêm, nâng lên thành thuật trị nước. Theo ông, việc trị nước không nên bắt đầu bằng sự cai trị của nhà cầm quyền mà là sự khai mở trí tuệ, khai thông đạo lí, đánh thức phẩm hạnh, đạo đức căn bản của con người. Đánh giá tư tưởng thân dân của Trần Nhân Tông, sử gia Ngô Sĩ Liên viết: “Cố kết lòng dân, sự nghiệp phục hưng, làm vẻ vang đời trước, thực là vua hiền của đời Trần ” [13]. Vì thân dân, trọng dân nên khi vận mệnh dân tộc ngàn cân treo sợi tóc cả thượng hoàng Trần Thánh Tông (1258 - 1278) và vua Trần Nhân Tông (1279 - 1293) đều tham khảo ý kiến các bô lão. "Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng ban yến và hỏi kế đánh giặc.
Các phụ lão đều nói " đánh ", muôn người cùng hô một tiếng" [ 38, tr 73]. Đây là cuộc trưng cầu dân ý vĩ đại nhất, minh chứng tinh thần đoàn kết giữa tầng lớp quý tộc với nhân dân. Tư tưởng thân dân thể hiện rõ nhất qua hình ảnh vị thánh tướng triều đình - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Khi kẻ thù lăm le xâm chiếm nước ta, ông đã viết Hịch tướng sĩ kêu gọi binh sĩ đứng lên đánh giặc. Theo ông, họ chống giặc đâu phải để bảo vệ cho chủ tướng mà bảo vệ quyền sống của chính mình. Giữ gìn giang sơn Đại Việt lúc này là bảo vệ những gì quý giá nhất thiêng liêng nhất mà cha ông để lại. Khi lợi ích của vương triều với lợi ích của nhân dân là một thì nhân dân sẽ tự giác đứng lên, đồng cam cộng khổ bảo vệ quyền lợi ấy “Các ngươi ở lâu dưới trướng nắm giữ binh quyền không có áo mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta thăng tước, lộc ít thì ta cấp lương... lúc ra quân thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui cười”. Khi ông ốm nặng, sắp mất, vua Anh Tông (1293 - 1314) đến thăm và có ý vấn kế giữ nước, ông đã tâu: “ phải nới lỏng sức dân để làm các chước rễ sâu gốc vững. Đó là phương sách giữ nước hay hơn cả ”.
Với tư tưởng thân dân nói trên nên khi các cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông bùng nổ, triều đình sẵn sàng trọng dụng những người tài xuất thân từ tầng lớp bình dân. Ngay trong bộ máy lãnh đạo cuộc kháng chiến bên cạnh những tướng là người của hoàng tộc còn có đóng góp không nhỏ của họ. Nhận xét về tư tương thân dân của vương triều Trần, nhà bác học thế kỷ XVIII là Lê Quý Đôn có nhận xét: “Nhà Trần đãi ngộ sĩ phu rộng rãi mà không bó buộc, hòa nhã mà có lễ độ cho nên nhân vật trong một thời có khí tự lập, hào hiệp cao siêu, vững vàng vượt ra ngoài thói thường, làm rạng rỡ trong sử sách, trên không hổ với trời, dưới không thẹn với đất”. Với chính sách cởi mở, trọng dụng nhân tài nói trên thì người trai làng Phù Ủng, một người chưa từng đỗ đạt mới được triều đình thu nạp. Sách
Khâm định Việt sử thông giám cương mục soạn năm 1290 có chép triều Trần :
cho. Nhân đó tiến cử lên triều đình. Ngũ Lão theo Quốc Tuấn đi đánh giặc Nguyên có công nên có lệnh bổ dụng này”. Chính sách thân dân không chỉ phát huy sức mạnh nhân dân trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm mà còn là cơ hội để những người tài dũng xuất thân từ bình dân được trọng dụng, có dịp thi thố tài năng. Việc Phạm Ngũ Lão được Hưng Đạo Đại Vương thu nhận và giữ làm môn khách, sau đó tiến cử lên vua, được cầm quân đánh giặc, được làm con rể của Quốc công tiết chế … đã minh chứng tư tưởng thân dân của vương triều Trần. Tư tưởng ấy được dân gian kể lại bằng những truyền thuyết, như Con đẻ con nuôi, Quận chúa Anh
Nguyên, Phạm Ngũ Lão và Minh Hiến Vương.
Truyện Con đẻ con nuôi, Quận chúa Anh Nguyên kể về mối tình giữa quận chúa Anh Nguyên và tướng quân Phạm Ngũ Lão. Trong Quận chúa Anh Nguyên, tác giả dân gian không chỉ rung động về tình cảm thầm kín của con gái Hưng Đạo Vương mà thể hiện thái độ quý mến đặc biệt của Đức ông (tức Trần Quốc Tuấn) đối với môn khách Phạm Ngũ Lão. Tình cảm đẹp giữa hai người bắt đầu bài thơ của chàng trai họ Phạm mà quận chúa ngâm trong đêm khuya thanh vắng. Lời bài thơ khiến “vương rất đỗi ngạc nhiên về lời thơ trong trẻo, lưu loát, khí phách”. Ông “đi về thư phòng con gái và hỏi: Ta vừa nghe con ngâm bài thơ lạ. Thơ của ai vậy?”. Khi biết tác giả bài thơ, “Hưng Đạo Vương gật đầu. Một niềm vui thầm kín thoáng hiện trên khuôn mặt của vị Quốc công. Vương lại càng hài lòng thấy mình không nhầm khi tiến cử người con trai có tài văn võ này. Từ lâu, vương đã có ý chọn Phạm Ngũ Lão làm con rể”[44]. Những trạng thái cảm xúc của Hưng Đạo Vương được người kể chuyện diễn ngôn thật chi tiết: từ ngạc nhiên trước bài thơ thể hiện khí phách lớn đến tâm trạng vừa vui mừng, vừa hài lòng khi mình đã đúng khi tiến cử Ngũ Lão lên đức vua và ý định chọn Ngũ Lão làm con rể cũng không nhầm. Thái độ của vị chủ tướng cũng là cái nhìn sắc sảo của tác giả dân gian khâm phục nhân cách Trần Quốc Tuấn về phương châm xử thế, một cách đánh giá, sử dụng người của một Quốc công tiết chế - quý tộc bậc cao của vương
hiện nét đẹp văn hoá của triều Trần - một triều đại luôn gần dân, dựa vào dân, biết sử dụng sức mạnh của nhân dân. Nếu không có thái độ yêu mến, trọng dụng, yêu thương nhân dân chắc hẳn ông không có những tình cảm cởi mở, đẹp đẽ nói trên. Cũng giống như cha mình, quận chúa Anh Nguyên “ lúng túng, e lệ khi nghe cha khen ngợi và nhắc đến tên Phạm Ngũ Lão”. Thái độ đó phần nào thể hiện những rung động thầm kín trong tâm hồn người con gái xuất thân hoàng tộc. Ở nơi hoàng cung nhưng Anh Nguyên đã biết đến tài năng, đức độ của chàng trai nghèo mà nàng đem lòng cảm mến. Đó là tình cảm kín đáo vượt lên quy định khắt khe của triều đình. Tuy nhiên, mối tình giữa người con gái lá ngọc cành vàng và chàng trai làng bình dân có thành vợ chồng hay không phải nhờ vào quyết định sáng suốt của Hưng Đạo Vương. Truyện Con đẻ con nuôi kể lại quyết định đó của Vương. Qua trò chuyện, ngài biết con gái mình đã “ yêu người tướng quân trẻ ấy ” nên đã giáng Anh Nguyên từ “con đẻ xuống con nuôi”[41, tr 490] để tác hợp cho đôi trẻ nên vợ nên chồng. Sử sách cho chúng ta biết nhà Trần khác các triều đại khác ở quy định cấm con trai, con gái của hoàng tộc kết hôn với người ngoài dòng họ. Hầu hết các cuộc hôn nhân đều gắn với quan hệ cận huyết thống. Nhưng trong lịch sử có hai vị đại quan của triều đình đã làm trái với luật lệ đó bằng việc gả con gái cho những chàng trai không phải là người họ Trần. Đó là Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương trước đó và Tư đồ Trần Nguyên Đán về sau. Ở đây, một mặt Hưng Đạo Vương vì quý mến Phạm Ngũ Lão, mặt khác vì tôn trọng tình cảm cá nhân của con gái mà vun vén hạnh phúc cho con nên ngài đã giáng con đẻ xuống làm con nuôi. Quyết định đó vừa không trái với lệ của vương triều, vừa đáp ứng mong ước của quận chúa, vừa thể thiện thái độ gắn bó với nhân dân của một vị đại quan. Trần Quốc Tuấn vừa giúp con gái lấy được người mình yêu đồng thời thu nạp thêm cho triều đình một người tài đức. Mối quan hệ giữa Hưng Đạo Vương với chàng tướng trẻ Phạm Ngũ Lão đã nâng lên cấp độ cao hơn: từ tình chủ - tướng đổi thành tình phụ - tử. Truyền thuyết dân gian đã bổ sung cho chính sử cũ về mối lương duyên của đôi trai tài - gái sắc và gián tiếp cho đời sau biết tư
tưởng thân dân của Hưng Đạo Vương. Ông hòa hợp với nhân dân, đến với dân bằng những quyết định thông minh. Những việc làm của Hưng Đạo vương thể hiện tư tưởng lớn, một nhân cách đẹp, biểu hiện sinh động tinh thần đoàn kết giữa tầng lớp quý tộc với tầng lớp bình dân ở thời đại nhà Trần.
Nếu các truyền thuyết Con đẻ con nuôi, quận chúa Anh Nguyên kể về duyên
tình giữa Phạm Ngũ Lão với con gái Trần Quốc Tuấn thì truyền thuyết Phạm Ngũ
Lão và Minh Hiến Vương kể về quan hệ gắn bó thân tình giữa hoàng tử Minh Hiến
với ông. Nếu quan hệ giữa chàng trai làng Phù Ủng với quận chúa Anh Nguyên xuất phát từ những rung động tình cảm giữa trai và gái thì quan hệ giữa Ngũ Lão với con trai út của Trần Thái Tông (1225 - 1258) xuất phát từ tình nghĩa giữa con người với con người không lệ thuộc vào địa vị, đẳng cấp và luật vua phép nước. Minh Hiến Vương "ở trong doanh trại biện bác mê hoặc lòng quân. Vua giận đuổi ra khỏi dinh, lệnh cho quân lính không được thu nhận. Minh Hiến bèn cùng vài mươi gia đồng ngủ ở ngoài nội. Phạm Ngũ Lão nghe tin ấy vội mời vào ở trong quân"[44]. Cách ứng xử của Phạm Ngũ Lão với Minh Hiến Vương trước hết là vì con người. Ông vì mạng sống của Minh Hiến Vương mà quên việc mình làm trái thánh chỉ, vi phạm quân lệnh. Ngũ Lão nói: "Thánh thượng vừa quở trách ân chúa và đuổi ra ngoài, lỡ ra bị giặc bắt được thì chúng nói là bắt được hoàng tử, chữ biết đâu là bị vua quở trách! Ngũ Lão thà chịu tội trái lệnh, chứ không nỡ làm lợi cho giặc"[ 38, tr 148]. Các sử gia thời Lê Sơ đã dựa vào bản kể dân gian để đưa vào chính sử hay từ chính sử được dân gian hoá mà Nguyễn Thị Ngà sưu tầm được? Dù sao, sự việc này cho thấy cách ứng xử hợp tình, hợp lí của Phạm Ngũ Lão. Ông đã đặt lợi ích vương triều lên trên lợi ích bản thân. Ông sẵn sàng chịu tội khi quân (tội chết) mà cưu mang, bảo vệ Minh Hiến Vương - một vị tướng cầm quân ra trận chứ không để hoàng tử rơi vào tay giặc. Ông cũng sẵn sàng chịu trách phạt để giữ mối hòa khí trong tôn thất. Hoàng tử Minh Hiến- một vị vương trong hoàng tộc lại rất thích mỗi lần tới thăm Ngũ Lão trong tình cảm thân mật: “Minh Hiến với Ngũ Lão tình nghĩa thì rất sâu nặng nhưng lễ ý thì sơ sài. Minh
Hiến đến nhà Ngũ Lão, thường ngồi cùng với nhau một chiếu, khi về lại đem biếu bạc vàng, cần gì, Ngũ Lão cũng không hề tiếc nuối dè xẻn, cho nên, Minh Hiến thích chơi với ông”[ 44] . Mối thân tình giữa một người là thứ dân với một người tước vương dòng dõi hoàng tộc đâu phải vì lòng tham vàng bạc như lời bàn cay độc của sử thần Ngô Sĩ Liên: "một người thì cậy của mà giữ lễ tiết sơ sài, một người thì ham của mà quên hết cả phận trên dưới"[38, tr 148]. Quan hệ giữa Phạm Ngũ Lão với Minh Hiến Vương ở đây, trước hết là quan hệ giữa con người với con người. Hai người tìm thấy điểm tương đồng mà kết giao thân tình kiểu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” mà bỏ qua lễ tiết quan dân xa cách. Quan hệ này quả hiếm thấy trong các triều đại phong kiến. Đây là minh chứng cụ thể về sự gắn kết giữa vương Trần và nhân dân để tạo nên sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc.
Như vậy, truyền thuyết Phạm Ngũ Lão cung cấp cho đời sau một bài học về tư tưởng thân dân đời Trần. Tư tưởng đó thể hiện trong các mối quan hệ giữa Phạm Ngũ Lão với Hưng Đạo Đại Vương, Phạm Ngũ Lão với Minh Hiến vương, giữa chàng tướng trẻ Ngũ Lão với quận chúa Anh Nguyên. Các bản kể cung cấp cho chúng ta bài học về vẻ đẹp của tầng lớp bình dân. Từ một chàng trai cày cuốc, đan sọt nhưng biết phấn đấu, rèn luyện trở thành người có tài, có đức, thành con của Quốc công tiết chế, thành bạn tri kỉ của Hoàng tử Minh Hiến, thành chồng của quận chúa, là thành viên hoàng tộc. Có được những vinh quang ấy là nhờ những phẩm chất đẹp của chính bản thân nhân vật truyền thuyết. Cũng cần nói thêm một điều là nhờ tư tưởng trọng dân, thân dân của vương triều Trần mà người xưa muốn nhờ dân gian nói hộ.
Nội dung truyền thuyết kể về Phạm Ngũ Lão đã làm tròn sứ mệnh của mình. Người đọc, người nghe được đắm mình trong không khí hào hùng của thời đại chống giặc giữ nước, được chiêm ngưỡng bức chân dung tướng quân Phạm Ngũ Lão. Ông vốn là người con quê hương xứ Nhãn, hiện lên qua câu chuyện dân
gian với phẩm chất cao đẹp đấng nam nhi yêu nước. Ở ông hội tụ ngũ đức: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín của người con đất Việt, một bề tôi trung thành, một người bạn thủy chung và một người chồng tình nghĩa.