Phương pháp tìm và phân tích cổ mẫu trong văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh từ góc nhìn lý huyết cổ mẫu (Trang 30 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Phương pháp tìm và phân tích cổ mẫu trong văn học

Trước hết, các hình tượng, các hình ảnh văn học “luơn làm liên tưởng đến điều gì đĩ trong kí ức chúng ta. Chúng ta khơng thể chấp nhận điều gì khi

chưa thấy giống với một tiền lệ nào đĩ trong trí nhớ của chúng ta” [6, tr.10].

Trong trường hợp này, bạn đọc và người sáng tạo cĩ một vài điểm chung nào đĩ như: hồi tưởng, kí ức, ấn tượng, nhớ lại những cảm nhận đã trải qua, những hình thức tượng trưng, cơ chế tạo nghĩa của ngơn ngữ,... nghĩa là “mọi cảm giác đều làm nổi lên trên bề mặt của ý thức một cấu trúc tâm thức đã bị lãng

quên, một dấu hiệu trùng hợp với một ấn tượng đã cĩ. Từ đĩ cĩ thể xếp dấu hiệu này vào một tổng thể theo chủ đề của trí nhớ sau đĩ thừa nhận và chấp

nhận nĩ” [6, tr.11].

Các nhà văn trong nỗ lực tìm tịi, thử nghiệm và sáng tạo đã tìm gặp cổ mẫu như một chất liệu nghệ thuật đặc thù để tháo dỡ hiện thực, lắp ghép và cấu trúc lại nĩ. Đĩ là những giá trị hằng hữu sau nhiều thế kỉ con người quay lưng lại với hiện thực khởi thủy, trải qua thời gian, nĩ lặn xuống các tầng sâu vơ thức - quê hương của con người và của vạn vật. Những “đáy nền của hiện hữu” ấy vẫn luơn ám ảnh nhân loại như một vẫy gọi. Nĩ là như là thực tại cuối cùng, là ý thức tuyệt đối, là đấng tối cao,... của mọi sáng tạo nghệ thuật.

Sự tham dự của yếu tố cổ mẫu vào văn chương nghệ thuật đã cĩ cả một hành trình dài lâu. Cổ mẫu gĩp phần sâu sắc vào việc kiến tạo cấu trúc văn bản nghệ thuật. Các cổ mẫu trong huyền thoại, sử thi, cổ tích,.... như một sự mã hĩa, khơng bao giờ biến mất, mà luơn tái sinh, và biến hình. Chính vì thế, ý nghĩa cổ mẫu, biểu tượng trong tác phẩm hồn tồn khơng cố định, khơng “chết”, vẫn luơn phát triển và kích thích trí tưởng tượng cũng như khả năng sáng tạo của cả tác giả lẫn độc giả. Chất liệu sáng tạo của nhà văn khơng bao giờ khơng mang dấu vết, chất liệu của cổ mẫu và từ cổ mẫu, những dấu vết, chất liệu đĩ hiện ra trong tính trọn vẹn hoặc khơng trọn vẹn của nĩ, được nhà văn và độc giả “đọc lại”, thay đổi cấu trúc, những cổ mẫu cĩ thể bị đảo ngược, một số yếu tố cĩ thể bị lược bỏ,... Và như vậy, người đọc sẽ cĩ cơ hội tìm thấy từ cổ mẫu những vẫy gọi mới, thực hiện hành động đọc từ những “mơ mộng” của những kẻ sáng tạo trong cái nhìn soi chiếu, liên tưởng ở chiều sâu của văn bản.

Đối với đề tài này, tơi chủ yếu dựa vào lý thuyết của C.Jung (“nhánh”

để triển khai phương pháp nghiên cứu cĩ hiệu quả. Cụ thể, tơi tiến hành các thao tác:

+ Dựa vào sự hiểu biết về những dấu hiệu được xác định trên cơ sở lý luận và trực giác để phát hiện ra “cổ mẫu” trong tác phẩm.

+ Thống kê, chọn lọc, sắp xếp hệ thống cổ mẫu.

+ Xác định cổ mẫu, gọi tên cổ mẫu và tìm hiểu cổ mẫu trong đời sống tâm thức, trong huyền thoại, lễ nghi, phong tục, ghi nhận các biến thể hay dạng thức khác của chúng.

+ Phân tích các cổ mẫu để phát hiện ý nghĩa thực sự của nĩ về tư tưởng, nghệ thuật khi “tái sinh” trong văn bản tác phẩm.

Và như vậy, tìm và phân tích cổ mẫu là cách nhìn tác phẩm văn chương cả từ bên trong và cả từ bên ngồi trong mối liên hệ liên văn bản. Cách nhìn từ bên ngồi này khơng quy chiếu những chuẩn mực và tiêu chí cĩ trước vào tác phẩm, để giải thích nĩ, mà phải luơn đối sánh với cái bên trong tác phẩm, để thấy những tiếp nối và phát triển, cũng tức là để thấy những ý nghĩa, giá trị cộng đồng (dân tộc, nhân loại) và dấu ấn sáng tạo của nhà văn. Và như vậy, đọc cổ mẫu là đi tìm, chăm chú ghi nhận các hiện tượng cùng những cuộc gặp gỡ thường rất bất ngờ của chúng trong tác phẩm, xuyên qua thời gian và khơng gian.

Tiểu kết chương 1

Trên đây là những phân tích sơ lược về cổ mẫu (Archétype). Cổ mẫu (Archétype) đã tham dự vào văn chương nghệ thuật khá lâu. Cổ mẫu vẫn lấp lánh, ẩn hiện trong các sáng tác văn học nghệ thuật, gĩp phần kiến tạo cấu trúc văn bản nghệ thuật, tạo thành một sự mã hĩa trong tác phẩm. Chính những cống hiến của C. Jung về cổ mẫu (Archétype) đã tạo ra cách khám phá mới. Nếu xem xét đơn vị cấu trúc của văn học là cổ mẫu (Archétype), là đơn vị của giao tiếp nghệ thuật, là những ẩn dụ, là những nguyên tắc cắt nghĩa hiện thực thì việc phân tích tác phẩm văn học từ lý thuyết cổ mẫu là cĩ cơ sở. Các cổ mẫu khơng bao giờ biến mất, chúng luơn tái sinh, và biến hình.

Lý thuyết “cổ mẫu” đã đem đến một cách nghiên cứu mới đối với tác phẩm văn học. Đi theo hướng này, người đọc khơng ngừng “tra vấn và tự trả lời” để khai quật lớp nghĩa ẩn sâu trong văn bản vốn đã cĩ sẵn và đang chờ đĩn những ai nỗ lực khám phá tìm ra ý nghĩa đích thực của cổ mẫu.

Đối với chúng tơi, việc tìm kiếm cổ mẫu gắn liền với mục đích khám phá ý nghĩa mang tính lịch sử ẩn chứa dưới bề sâu lịch sử văn hĩa. Bởi vậy, cơng việc “truy tìm” cổ mẫu, phát hiện ra một cổ mẫu trong tác phẩm văn học cần phải tìm hiểu thơng điệp, sự kiện văn hĩa lịch sử. Từ đĩ cĩ thể nhận ra sự liên kết, hịa quyện giữa bình diện lịch sử và văn hĩa trong tác phẩm.

Chương 2

TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN, ĐỘI GẠO LÊN CHÙA

VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TỪ LÝ THUYẾT CỔ MẪU

Trong phần này, chúng tơi sẽ giới thiệu về cuộc đời, con người và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Đồng thời cũng đánh giá về dặc điểm sáng tác của nhà văn trong tiến trình sáng tác văn học. Đặc biệt, Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong tiến trình đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1986. Bên cạnh đĩ, tơi nêu ra các hướng vận dụng lý thuyết cổ mẫu và tiếp cận Mẫu thượng ngàn, Đội

gạo lên chùa từ gĩc nhìn cổ mẫu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh từ góc nhìn lý huyết cổ mẫu (Trang 30 - 34)