Cổ mẫu rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh từ góc nhìn lý huyết cổ mẫu (Trang 72 - 77)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Cổ mẫu rừng

Trong đời sống tín ngưỡng dân gian, rừng là một vị thần che chở dân làng. Nhiều bản làng người Tày, Nùng, Pu Péo,… lập miếu thờ thần rừng, thần

cây ngay đầu bản và cĩ hương ước bảo vệ rừng nghiêm ngặt. Tín ngưỡng thờ giữ rừng, cúng rừng chính là cúng tổ tiên. Hằng năm, vào dịp tết, cả bản làm lễ cúng tạ ơn thần rừng, thần cây đã bảo vệ bản làng, cầu xin các vị thần cho mưa thuận giĩ hịa, người người khỏe mạnh. Rừng cĩ vai trị quan trọng trong đời sống văn hĩa . Rừng che chở, bao bọc con người. Rừng mang đến cho con người đời sống no đủ, ấm áp, bình an. Nơi đĩ, người dân sinh sống, lao động sản xuất. Đời sống văn hĩa tinh thần như tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn nghệ dân gian,... của người dân cũng hình thành từ mơi trường rừng núi, mang đậm bản sắc rừng núi.

Trong văn học dân tộc, khơng gian núi rừng là một trong những hình ảnh tiêu biểu của văn hĩa, văn học, nghệ thuật. Hình ảnh rừng lặp đi lặp lại nhiều lần, mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc, phong phú. Trong những tác phẩm sử thi

như Đam Săn, Đăm Noi, Xing Nhã, Giơng Giớ mồ cơi từ thuở bé, Giơng đi tìm

vợ… hình tượng rừng cĩ tần số xuất hiện khá cao và quan trọng là việc sử dụng hình tượng rừng ở đây khơng chỉ nhằm tái hiện hình ảnh cuộc sống một làng buơn cụ thể mà cịn chủ yếu bởi các đặc thù của gắn với cảm xúc và mục đích mang ý nghĩa biểu tượng. Rừng là hiện thân của mênh mơng, kì vĩ, ghê rợn. Những đặc điểm này khiến người ta dễ hình dung nĩ như một thực thể sống động, cĩ khả năng diễn đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người. Tùy thuộc vào phương thức miêu tả rừng, thể hiện rừng như thế nào trong tác phẩm mà rừng cĩ những khả năng biểu trưng hĩa nghệ thuật khác nhau. Cơ sở hình thành biểu tượng rừng chính là sự liên tưởng từ một nét tương đồng nào đĩ giữa rừng với con người.

Văn học Ấn Độ coi rừng là thánh đường hùng vĩ. Núi rừng vừa là khơng gian hành hương vừa là mơi trường thử thách và đây cũng là một khơng gian chủ yếu trong sử thi Ramayana, Mahabharata. Vì thế, hình ảnh núi rừng trong văn hĩa văn học được xem là một biểu tượng nghệ thuật đặc thù đĩng vai trị

Ở tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, rừng xuất hiện dày đặc với 229 lần (so sánh với các biến thể: núi: 173 lần, đồi: 39 lần, cây cối: 225 lần...). Rừng là nơi thể hiện vẻ đẹp thâm u bí mật của cây thiêng, núi Mẫu. Mẹ Đất rừng là Mẫu Thượng Ngàn. Rừng là tất cả những gì làm nên cõi ẩn náu vĩ đại của lồi người, đĩ chính là Mẹ Vĩ Đại”.

Ngay mở đầu, Nguyễn Xuân khánh đã nhắc đến vai trị của rừng. Cánh rừng chính là nơi che trở, bao bọc dân ta. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa, các nghĩa sĩ của ta đã “trèo đèo lội suối vào

những bản rừng xa xơi chẳng ai đặt chân tới” [42, tr.14]; Lúc Tây chiếm Bắc

Kỳ, thì liên miên hết phong trào Văn Thân lại đến cuộc khởi nghĩa Đốc Ngữ. Làng nằm giữa vùng xung đột. Ở đây cĩ ao hồ đầm lầy, cĩ rừng rậm, cĩ núi non hiểm trở, dễ cho quân khởi nghĩa ẩn náu. Nhiều lúc nĩ đã là căn cứ của nghĩa quân. “Quân của ta thoắt hiện, thoắt biến, trong chốc lát cĩ thể lẫn vào

rừng già, núi non” [42, tr.75].

Ta cịn thấy, rừng như liên hệ một cách mật thiết với tính nữ trong vẻ chở che linh thiêng và huyền bí của nĩ. Đĩ là “hang đá” (trong rừng) che chở và nuơi dưỡng diễm tình của Phác (Trịnh Huyền) và cơ Váy (bà Váy). Rừng chính là nơi mà Phác ngày xưa và ơng Trịnh Huyền hơm nay “Những phút ân ái đầu đời. Những phút “trải ổ" mà Phác đã nâng niu bà, đã đem lại cho bà những ngọt bùi” [42, tr.409]. Trong rừng, hai người sống lại những ngày xưa kỳ diệu ấy. Ở trong hang, ở một gĩc khơ ráo, đã cĩ sẵn một ổ lá rừng. Trên cái ổ lá rừng thật êm ấy, hai người bạn tình gần hai chục năm trời xa cách đã gặp lại nhau. Họ trao cho nhau cả mấy chục năm nhớ thương, mấy chục năm buồn tủi, chờ đợi mà họ tưởng như tuyệt vọng, chẳng khi nào tìm lại được những bong dáng ngày xưa.

Và rừng là nơi Cị Huy nhận ra người cha đích thực của mình. Trong cơn điên loạn của khủng hoảng, Cị Huy đã chạy vào rừng để được an ủi và lắng lọc

vì “Đang từ một kẻ thù khơng thể đội trời chung, nay lại trở thành người cha

chẳng nĩi một lời với anh về chuyện ấy. Liệu là thật hay giả. Liệu cĩ tin được khơng. Liệu cĩ hiểu được khơng?Cị giằng khỏi tay mẹ, chạy ra cửa hang. Anh

đi trong rừng suốt cả đêm hơm ấy.” [42, tr.746].

Rừng cịn chở che cho Nhụ và Điều khi những vết thương lịng và niềm tin vào một mái ấm trong cuộc tái sinh ở mùa thiêng bị cưỡng đoạt ‘Người con trai cõng vợ trên lưng, chạy vào rừng sâu. Ơng trăng lại lĩ ra... Cỏ cây lại được đãi ánh vàng. Cây đa - si trơng như hai người khổng lồ đang ơm lấy nhau. Nhờ cĩ ánh trăng, ta thấy ơng Đùng bà Đà cũng như đang đăm đắm nhìn theo bĩng hai người. Tán lá gặp giĩ cất lên tiếng rì rào như tiếng thở dài của đơi trai gái thời nguyên thủy. Hai người khổng lồ đang dõi theo số phận của

đơi bạn trẻ” [42, tr.770]...

Rừng là người mẹ che chở cho Lý Cỏn trong cơn hốt hoảng. Trong một lần Tuấn và Huy đi chơi, thấy cảnh núi rừng đẹp quá, Tuấn liền nán lại thêm

mấy ngày để vẽ phong cảnh núi rừng [42, tr.459]. Khơng những thế, rừng cịn

như người mẹ chở che, nuơi nấng con người. Đĩ chính là “kho lương thực cứu

đĩi cho làng gặp năm mất mùa”, Rừng bạt ngàn, dân vào rừng hái củi, săn bắn,

đốn gỗ, lấy mộc nhĩ, nấm hương… Nếu rừng trụi thui lụi “khơng hiểu nay mai,

lỡ gặp năm mất mùa, chẳng biết dân nghèo trơng cậy vào đâu”. [42, tr.172]...

Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, rừng, cổ mẫu Rừng cũng xuất hiện dày đặc: 123 lần.

Cũng xuất hiện trong vai trị chở che, rừng tre là cầu nối đi về cho cuộc vượt thốt cuộc đời tu hành, đặt chân vào cõi tục của sư Vơ Trần và cơ Nấm

mẹ con bà Nấm mở khĩa chạy vào rừng Cị. Nhờ đã quen hoạt động bí mật,

bà Nấm khơng đi ngay. Họ chui xuống cái hầm bí mật mà hồi kháng Pháp ơng

Trần đã đào riêng cho mình” [43, tr.496]. Trong giây phút thiêng liêng chạm

tay vào cõi thế, rừng là bản nguyên, là cội nguồn, là cõi mê thăm thẳm, giúp sư Vơ Trần đặt bước chân phiêu lãng vào đời thực.

bọc am Tịch Mịch sau lưng Yên Tử và hang con hổ Cơi: “Hồi ấy, chưa mấy người biết Yên Tử. Đĩ là vùng rừng núi hoang vu, ma thiêng nước Độc đầy thú dữ, ít người dám đặt chân tới. Chỉ riêng trong giới tu hành, người ta mới biết đĩ là ngọn núi thiêng, nơi phúc địa mà thời nhà Trần, vua Trần Nhân Tơng đã

tu ở đĩ” [43, tr.267].

Rừng chứng kiến những đọa đày thân xác, nhọc nhằn tinh thần của thầy trị Vơ Úy - Khoan Hịa ở trại giam số 2 trong thời cải cách ruộng đất “Trại số 2 nằm trong một thung lũng nhỏ giữa núi rừng. Một con đường mịn độc đạo giữa hai trái núi dẫn vào. Chúng tơi khơng đi bằng ơtơ mà phải cuốc bộ ba mươi cây số. Một đồn tù dây. Những sợi dây thừng buộc nối người nọ với

người kia. Bốn anh du kích bồng súng đi áp giải” [43, tr.591].

Rừng dang tay cứu vớt thầy giáo Hiếu và Tân trong cuộc vượt trại “ thầy Hiếu đang lẩn trong rừng, trốn khỏi cái địa ngục này để đến nơi cĩ thể là vơ cùng nghèo đĩi, nhưng cĩ những con chim tự do bay liệng trên bầu trời mênh mơng, ở đấy sự cơng chính, sự tín nghĩa của những con người chất phác cịn quý hơn mạng sống... Chắc chắn ở đĩ, núi cao, rừng sâu và con người sẽ che

chở cho họ đến hết những phút giĩ to bão lớn” [43, tr.600].

Rừng trút lá cây giữ ấm cho thầy trị Vơ Úy, Khoan Hịa, Hiếu, Tân

“Trại cải tạo phát cho hai người một chiếc chiếu đắp thay chăn lúc mùa đơng. Vì chiếu ngắn, đắp hở chân, cho nên anh Tần sáng kiến lấy lá cọ rừng kết thành một chiếc áo tơi thật rộng, thật dài để đắp trùm lên trên chiếu cho cả bốn người trong tổ. Từ khi cĩ thêm chiếc chăn lá khổng lồ đĩ, tơi thường ngủ một

mạch từ tối cho đến sáng mới tỉnh dậy” [43, tr.599].

Rừng và tâm thức Mẫu hịa làm một trong khát vọng khắc khoải mong một đứa con của Mai, rừng rộng vịng tay bao dung chở che cho vợ chồng Mai - Tiến, nâng niu, ươm mầm, bảo tồn để sinh sản. Vợ chồng Tiến Mai đã yêu nhau trong rừng phi lao, dưới đèn pháo sáng: Kỳ này em thấy trong lịng rung động. Như là sét đánh vậy. Em như bay lên chín tầng mây. Cám ơn mình. Em

Với An, rừng là nơi chú bé lang thang kiếm tìm bản thể, truy nguyên nguồn cội những đau đớn mất mát của đời mình. An “thích lang thang ở khu

vườn thơng gần chùa” [43, tr.31] ngồi dưới chân đồi nghe thơng reo, nằm dưới

gốc thơng nhìn những đồi sim và những hồi niệm mà An khơng thể quên được đã kéo về. Cái ngày Tây càn, cái ngày đã làm gia đình An tan nát và An: “ra rừng thơng, nhớ lại câu chuyện bi thảm trước kia để cho nước mắt trào ra”

[43, tr.40].

Và sau này, khi vào bộ đội, rừng như người mẹ che chở cho An, lúc An

gánh cơm qua một cánh rừng để tiếp tế cho hai tiểu đội đang chốt quân ngồi

bìa rừng” [43, tr.822], Rừng cung cấp thức ăn giúp An cứu Huệ thốt khỏi

những cơn sốt ác tính (Trong một lần An tới thăm Huệ, thấy Huệ gầy gị chỉ cịn da bọc xương, mơi thâm xịt, da tái ngoét. Đêm hơm ấy, An một mình ra bờ suối. Đĩ là quãng rừng thưa ở chân núi. An đã săn được một con nai to gần bằng con bị ba tuổi. Sáng hơm sau, Huệ được bồi dưỡng một bát cháo tim gan đặc biệt. Và như vậy, An cứu Huệ thốt khỏi những cơn sốt ác tính).

Tĩm lại, cổ mẫu Rừng trong Mẫu thượng ngànĐội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là dấu ấn của “nguyên lý tính Mẫu - Mẹ” trong tâm thức tồn nhân loại, trong đĩ cĩ người Việt. Cổ mẫu Rừng mang ý nghĩa của sự sống, chốn dừng chân bình an,sự che chở, bảo vệ ấm áp, nuơi dưỡng, nâng đỡ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh cho con người khi gặp khĩ khăn. Một lần nữa, ngịi bút kết hợp hài hịa giữa lịch sử và văn hĩa của và sự kiện, cuộc đời các nhân vật lại tỏa sáng ở cổ mẫu Rừng - người Mẹ vĩ đại trong Mẫu

thượng ngàn Đội gạo lên chùa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh từ góc nhìn lý huyết cổ mẫu (Trang 72 - 77)