Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh từ góc nhìn lý huyết cổ mẫu (Trang 36 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh

Mặc dù đã xuất hiện trong làng văn từ rất sớm khoảng những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng phải đến những tác phẩm từ sau năm 1986 đến nay, sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh mới thực sự nhận được sự đánh giá cao. Khơng chỉ bạn đọc mà thậm chí khơng ít người trong giới sáng tác và nghiên cứu phê bình khi đĩ cũng tưởng như Nguyễn Xuân Khánh đã từ bỏ hoạt động sáng tác; thực

ra nhà văn này chỉ chuyển hoạt động văn học của mình sang một dạng khác: dịch giả. Sau đĩ chừng trên dưới 10 năm ơng mới trở lại, cơng bố muộn (1990) một tác phẩm để bị phê phán, rồi lại cơng bố một tác phẩm khác ngay sau khi viết xong (2000) và lần này được hoan nghênh, đây là động thái đánh dấu việc Nguyễn Xuân Khánh trở lại văn đàn chính thống với sự thành cơng được thừa nhận ngày một chắc chắn hơn từ đĩ đến nay. Quá trình sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh cĩ thể được chia thành ba giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu: Từ 1958 đến năm 1970. Do đặc thù của hồn cảnh lịch sử- xã hội lúc đĩ, sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh cũng như các nhà văn khác mang tính hướng tâm cao. Các tác phẩm trong tập Rừng sâu cĩ thể xem như đại diện cho ngịi bút Nguyễn Xuân Khánh trong tồn bộ giai đoạn này. Đĩ là giai đoạn nền văn học của đất nước ở miền Bắc: hướng tâm cao ở sự đồng thuận về cảm hứng và chủ đề sáng “xây dựng miền Bắc” và “đấu tranh thống nhất đất nước; hướng tâm về tổ chức văn học (các nhà văn hầu hết đều là cán bộ nhà nước, đều nằm trong biên chế những cơ quan văn nghệ trực thuộc một bộ, ban ngành cụ thể của hệ thống cơ quan quân, dân, chính, đảng); thậm chí hướng tâm về khu vực cư trú (số đơng nhà văn, nếu khơng phải đang đi cơng tác ở chiến trường hoặc được “cắm” về các cơ sở thì hầu hết đều cĩ chỗ ở tại thủ đơ Hà Nội). Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh thời kỳ này khơng chỉ thuộc về văn học hướng tâm ở nội dung đề tài và cảm hứng sáng tác như đã phân tích sơ lược ở trên, mà cịn thuộc văn học hướng tâm xét về nhân thân thực tế: khi ấy ơng là sĩ quan quân đội, là cây bút trong tạp chí Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (1960), và sau khi xuất ngũ (1965) thì vẫn là phĩng viên viên một tờ báo của trung ương Đồn Thanh niên Lao động Việt Nam [52].

Giai đoạn tiếp theo: đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Nguyễn Xuân Khánh hồn thành tiểu thuyết Hoang tưởng trắng (năm 1990 mới cơng bố với tên gọi Miền hoang tưởng dưới bút danh Đào Nguyễn). Gần 10 năm sau, ơng viết xong tiểu thuyết Trư cuồng. Đây là hai tác phẩm được cho là chưa phù hợp với khơng khí chính trị- xã hội lúc đĩ, khi cả nước chưa hồn thành cuộc đấu tranh giải phĩng dân tộc. Trư cuồng chưa từng được in trên giấy, tuy tác giả đã gửi bản thảo đến Hội nhà văn Việt Nam để dự cuộc thi tiểu thuyết 2004 -2005.

Sau Trư cuồng, Nguyễn Xuân Khánh rời bỏ hướng sáng tác của hai cuốn tiểu

thuyết giai đoạn này của chính mình.

Giai đoạn ba: từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay. Đến giai đoạn này, Nguyễn Xuân Khánh đã tự chuyển hướng: hướng mới của nhà văn là về nguồn, tìm về dân tộc, văn hĩa dân tộc, tìm hiểu lại dân tộc mình và viết từ cảm hứng dân tộc với mong muốn nhận chân các giá trị quá khứ một cách sâu sắc và tồn vẹn hơn , nối kết truyền thống lịch sử, văn hĩa với thực tại hơm nay để suy tưởng về tương lai. Qua đĩ, Nguyễn Xuân Khánh muốn nêu những vấn đề thẳm sâu của xã hội, nĩi ra những khát khao ẩn ngầm của thời đại, của dân tộc, cũng như của mỗi con người. Ba tác phẩm chủ yếu thuộc giai đoạn này trong đời văn của mình đã được cơng bố: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006), Đội gạo lên chùa (2011). Tiểu thuyết Hồ Quý Ly được xem như cái mốc đánh dấu việc Nguyễn Xuân Khánh trở lại với đời sống văn học, tác phẩm của ơng nhanh chĩng giành được dư luận xã hội đĩn chào, đánh giá cao và đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá. Cĩ thể nĩi, trong 10 năm kể từ lúc cơng bố tiểu thuyết Hồ Quý Ly, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trở thành một trong những tiểu thuyết gia hàng đầu của văn xuơi Việt Nam. Các sáng tác của ơng đã trở thành trung tâm của đời sống văn học; bản thân ơng đã gia nhập Hội nhà văn Việt Nam từ năm 2002.

Trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, tư tưởng, nhân vật, hình ảnh, chi tiết mang đậm tính chất, ý nghĩa cổ mẫu, biểu tượng. Cĩ ý kiến cho rằng: nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh là văn hĩa đồng bằng Bắc Bộ và Đạo Mẫu, từ đĩ kiến giải sức sống mãnh liệt của dân tộc. Tác giả nĩi về lịch sử, văn hĩa cổ truyền để nêu, suy ngẫm, lý giải những vấn đề của hiện tại. Sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh đặt ra khá nhiều vấn đề của các lý thuyết nghiên cứu văn học hiện đại, hậu hiện đại như kiểu tự sự, kết cấu mới, lý thuyết phê bình cổ mẫu,…

Theo nhà phê bình văn học Lã Nguyên: “Một trong những cách tân nghệ thuật quan trọng của Nguyễn Xuân Khánh là đổi mới nguyên tắc truyện kể, biến tiểu thuyết thực sự trở thành câu chuyện của mình và về mình, mang đậm dấu ấn của một cá tính sáng tạo. Ơng sử dụng kết cấu như một ngơn ngữ nghệ thuật đầy sức mạnh. Tiểu thuyết của ơng mở rộng “khung” văn bản, tạo ra một khơng gian lịch sử cĩ chiều sâu, chứa đựng nhiều lớp văn hĩa truyện kể cịn lưu giữ trong kí ức nhân loại, mang lại cho chúng những nét nghĩa mới mẻ. Văn hĩa xử thế và cặp đối lập “âm - dương” là mã tạo nghĩa truyện kể trong ba cuốn tiểu thuyết gần đây của Nguyễn Xuân Khánh. Dựa vào bộ mã nghệ thuật này, ơng đã biến một chủ đề trung tâm liên quan liên quan tới vận mệnh dân tộc trong suốt hàng ngàn năm lịch sử thành ba khúc biến tấu mang tên “Hồ Quý

Ly”, “Mẫu thượng ngàn”“Đội gạo lên chùa”. Từ “Làng nghèo”, “Miền

hoang tưởng”, “Trư cuồng” chuyển qua những khúc biến tấu này, Nguyễn

Xuân Khánh chuyển từ tiểu thuyết vạch trần thực tại sang tiểu thuyết luận đề lịch sử.

Tiểu thuyết luận đề lịch sử biến nhân vật thành một hệ thống điểm nhìn phát ngơn cho tư tưởng tác giả, cản trở nhà văn trong việc sử dụng khẩu ngữ và

nào, “Hồ Quý Ly”, “Mẫu thượng ngàn” “Đội gạo lên chùa” vẫn khơng vượt ra ngồi khuơn khổ của “lối viết cổ điển”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh từ góc nhìn lý huyết cổ mẫu (Trang 36 - 40)