Tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh từ góc nhìn lý huyết cổ mẫu (Trang 40 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân

Khánh trong tiến trình đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1986.

Trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Xuân Khánh, cùng với Hồ Quý Ly, chúng ta khơng thể khơng kể đến Mẫu thượng ngàn Đội gạo lên chùa - hai tác phẩm đã khẳng định chỗ đứng của nhà văn trên văn đàn.. Một trong những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc của hai tác phẩm Mẫu thượng ngànĐội gạo

lên chùa là đã thể hiện một cách nhìn mới về văn hĩa dân tộc và con người Việt

Nam. Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là cuốn tiểu thuyết mang tính lịch sử văn hĩa, phong tục vừa cĩ vẻ đẹp cổ điển, vừa hiện đại. Tác phẩm, tiền thân là truyện Làng nghèo, được tác giả thai nghén từ năm 1959. Bản thảo

Làng nghèo bị thất lạc, may mắn cịn lại một bản ơng Lê Bầu giữ được. Trên cơ

sở của Làng nghèo, Nguyễn Xuân Khánh mở rộng thành cuốn tiểu thuyết mới với tên mới Mẫu thượng ngàn. Tác phẩm đã đẩy lịch sử trở về thời Thực dân Pháp bắt đầu xâm chiếm đất nước ta nhằm phản ánh giai đoạn mà văn hĩa phương Tây, văn hĩa Pháp muốn đồng hĩa, cưỡng chế văn hĩa Việt Nam bằng con đương bạo lực. Nhưng trong giai đoạn lịch sử này, bản sắc văn hĩa Việt Nam qua văn hĩa làng, văn hĩa bản địa chẳng những khơng bị khuất phục mà cịn được bộc lộ rõ rệt hơn, mạnh mẽ hơn trong kết cấu muơn đời, sức mạnh muơn đời: Nhà - Làng - Nước!

Tác phẩm Mẫu thượng ngàn thể hiện qua cuộc sống của những người dân ở một làng quê vùng bán sơn địa Bắc Bộ hồi cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Trong bối cảnh Pháp xâm lược Việt Nam, đạo Phật bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa lan rộng, người dân quê trở về với đạo Mẫu, một tín ngưỡng cĩ từ ngàn đời. Mẫu thượng ngàn cịn là câu chuyện tình yêu của những người đàn bà

Việt trong khung cảnh một làng cổ. Đĩ là tình yêu vừa bao dung, vừa mãnh liệt của những người phụ nữ với bao cay đắng nhưng đầy chất phồn thực, bi hài, quyện với mộng mơ và sự hy sinh cao thượng. Mẫu thượng ngàn cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử về Hà Nội cuối thế kỷ XIX gắn với sự kiện thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, xây Nhà thờ lớn và cuộc giao chiến của nghĩa quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc với người Pháp… Cĩ thể nĩi, chọn Mẫu

thượng ngàn để bàn về một vấn đề của văn hĩa phong tục của người Việt

Nam, Nguyễn Xuân Khánh muốn bắt thể hiện một sự diễn giải của mình về lịch sử và văn hĩa. Ơng muốn đi sâu vào tận cùng sự hài hịa với thiên nhiên và với tín ngưỡng bản địa của con người Việt Nam, cội nguồn tâm tính Việt Nam, nhằm biểu hiện cho được cái sức mạnh tiềm tàng nhưng mãnh liệt của dân tộc. Từ cái nhìn về đạo Mẫu, với sự phổ biến của nĩ trong đời sống của nhân dân, lịch sử hiện lên trong hình dáng của dã sử, huyền sử, đặc biệt trong niềm vui, sự hân hoan, hồi hộp cùng những đau khổ của con người ở một vùng làng quê cụ thể, khác biệt hẳn so với cách nhìn của những tên thực dân, những kẻ mượn chiêu bài khai hĩa văn hĩa văn minh đến từ phương Tây nhằm đơ hộ đất nước ta. Trong Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã từ bỏ dịng sự kiện chính sử, hướng tới một lơgic lịch sử của những điều thường nhật, hướng tới một cách diễn giải cá nhân về quá khứ dân tộc. Đấy là những điểm độc đáo trong cách tiếp cận lịch sử của tác giả trong Mẫu thượng ngàn.

Với tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, người đọc cĩ dịp ngẫm nghĩ về những thân phận người Việt Nam, sẽ thấy các nhân vật đúng như trong lịch sử của giai đoạn này, với những hương lý, kỳ hào trong một làng, với những tâm tư của nghĩa quân chống đau khổ, phiêu bạt, ghen ghét, giận hờn, với những

ơng Tây đầy tâm trạng khi sống với những con người Việt thuần phác và “khĩ hiểu” một thời.

Mẫu thượng ngàn khơng chỉ là một câu chuyện về Mẫu, mà cịn là những

câu chuyện về tình yêu, về những người phụ nữ, và cả văn hĩa làng nữa. Câu chuyện về những người nơng dân nghèo, những người luơn cĩ ý thức giữ gìn những bản sắc dân tộc Việt.

Mẫu thượng ngàn chứng tỏ nội lực văn chương, tri thức, kiến văn và

cả tư chất của một nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Khánh. Thật đáng nể khi một cuốn tiểu thuyết như vậy được viết bởi tác giả đã gần bảy lăm tuổi. Qua cuốn tiểu thuyết này, tác giả Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa chứng tỏ bút lực mạnh mẽ, sâu sắc, trữ tình của mình, chứng tỏ sự am hiểu sâu sắc về một thời lịch sử, một phần nền văn hĩa Việt.

Năm 2011, khi đã gần 80 tuổi, Nguyễn Xuân Khánh lại cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, dày hơn 800 trang. Tác phẩm được khơi nguồn cảm hứng trong một lần nằm bệnh viện: “Khoảng năm 1976 - 1977, nghi bị ung thư, tơi vào điều trị ở Bệnh viện E. Nằm cùng phịng cĩ sư chùa Cả (Nam Định), sư lại cĩ chú tiểu theo chăm sĩc, chú tiểu nguyên là bộ đội, giải ngũ về, vào chùa. Suốt một tháng, tơi rỉ rả tâm sự với hai người. Rút tỉa từ câu chuyện đĩ cùng với câu chuyện của làng Cổ Nhuế (Từ Liêm - Hà Nội) quê tơi, từ những người thân của tơi như ơng bố vợ trong cải cách ruộng đất từng bị đi tù trên Tuyên Quang, nguyên mẫu sư ơng là người họ hàng làng Cổ Nhuế”. Tác phẩm viết về ảnh hưởng của văn hĩa Phật giáo trong đời sống người dân Bắc Bộ trong thế kỉ XX. Tác giả đã mượn tứ câu ca dao cổ: “Ba cơ đội gạo lên chùa, Một cơ yếm thắm bỏ bùa cho sư…” để viết cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Cuốn sách đã dẫn dắt độc giả vào cuộc phiêu lưu kì lạ, vượt qua quãng thời gian dài của cuộc kháng chiến

chống Pháp đến đầu hịa bình lập lại sau 1954. Hai chị em chú bé An, sau một trận càn dữ dội của giặc Pháp, cha mẹ đều chết, đã phải bỏ quê hương trốn chạy. Họ trơi dạt đến một ngơi chùa, được sư cụ dang tay cứu vớt. Số phận An được gắn với chùa Sọ và làng Sọ, quê hương mới của An. Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa được viết theo lối cổ điển, mang tính luận đề về ảnh hưởng của đạo Phật. Sống động và giàu sức thuyết phục, tiểu thuyết khắc họa sâu sắc nét đẹp của văn hĩa Phật giáo trong mạch nguồn văn hĩa dân tộc. Đội gạo lên chùa vẫn là câu chuyện về một làng quê, chỉ khác là được nhìn từ một ngơi chùa hằng gắn bĩ với số phận người nơng dân và văn hĩa làng. Nguyễn Xuân Khánh cho rằng, sứ mệnh của văn chương là phải nĩi được những tầng sâu ẩn ngầm của dân tộc chứ khơng phải chỉ là vấn đề của từng cá nhân.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã dành bốn năm miệt mài đọc, nghiền ngẫm hàng vạn trang sách về Phật giáo từ cổ chí kim, từ Đơng sang Tây. Bằng chính những trải nghiệm của một người ở tuổi “xưa nay hiếm”, ơng đã tái hiện và kiến giải lịch sử Phật giáo và lịch sử tu hành dịng đạo này ở Việt Nam, đặc biệt là sự biến đổi và hịa nhập của Phật giáo vào đời sống thế tục và tâm linh của Phật giáo trong dịng chảy văn hĩa Việt truyền thống. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng nhận xét: “Tác phẩm lơi cuốn người đọc bởi lối viết truyền thống, ngơn ngữ nhuần nhuyễn, lời văn đẹp và trau chuốt, cùng với vốn kiến thức lịch sử phong phú. Thơng qua các nhân vật với đời sống nội tâm đa dạng, tác giả cũng gửi gắm những triết lí nhân sinh về cuộc đời. Và cảm hứng tơn giáo là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Tác phẩm đã làm rõ vai trị của Phật giáo trong những khoảng thời gian khĩ khăn của hai cuộc chiến tranh. Đạo Phật giống như ngơi nhà cho những số phận đau thương, mất mát, nơi giúp đỡ họ vượt qua mọi nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống”.

Trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Xuân Khánh, Mẫu thượng ngàn

Đội gạo lên chùa cũng là hai tác phẩm sáng giá. Mẫu thượng ngàn nhận giải

thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội, năm 2006; Đội gạo lên chùa nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2010 - 2011.

Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa giới nghiên cứu văn học đã cĩ nhiều

nhận xét, đánh giá:

Trong bài Sức quyến rũ của Mẫu thượng ngàn, Vũ Hà nhận xét một cách khái quát về tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn: “Là cuốn tiểu thuyết về văn hĩa phong tục Việt Nam được thể hiện qua cuộc sống và những người dân ở một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” và “Mẫu Thượng

Ngàn cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử về Hà Nội cuối thế kỷ XIX” [23].

Trong bài Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội, 2006, Lưu Hà nhận xét

về thượng ngàn: “Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh vừa mới phát

hành đã nhanh chĩng gây được dư luận. Cuốn tiểu thuyết mang tính lịch sử, văn hĩa, phong tục cĩ vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Văn hĩa Việt, tín ngưỡng Việt và cuộc hịa nhập với văn minh phương Tây, đồng thời là sự phản kháng, được mơ tả sâu đậm và quyến rũ. Cuốn sách ra đời sau tiểu thuyết Hồ

Quý Ly (2001) chứng tỏ bút lực dồi dào của nhà tiểu thuyết Nguyễn Xuân

Khánh”, và “chọn chủ đề nơng thơn Việt, mà lại viết về văn hĩa làng, văn hĩa đạo Mẫu- thì quả đúng điển hình Việt Nam nhất. Sự kiện nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ở tuổi 75 vừa cho ra đời cuốn tiểu thuyết thứ 4 Mẫu thượng ngàn

càng chứng tỏ ơng là một tiểu thuyết gia am hiểu tường tận văn hĩa Việt”. Trong bài Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh:“về từ miền hoang tưởng”, tác giả Lê Thị Thanh Bình nhận xét: “Tiểu thuyết văn học trong độ mười năm năm lại đây nếu khơng cĩ Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn thì thành tựu của tiểu thuyết

Việt Nam thiếu đi biết bao nhiêu cái bản sắc sang trọng của bản sắc văn hĩa Việt thấm đẫm trong văn học Việt”,…

Mai Anh Tuấn, trong bài Tiểu thuyết như mộttham khảo Phật giáo (Đọc

Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, đăng trên Tạp chí Nhà văn, 2011)

viết: Đội gạo lên chùa là cuốn tiểu thuyết ngay từ tiêu đề, đã tiết lộ một dấu chỉ Phật giáo và vẫy gọi những cảm xúc cũng như tri thức tiếp nhận thuộc chốn cửa thiền, một khơng gian văn hĩa riêng biệt. Mai Anh Tuấn khẳng định: “Phật giáo trong Đội gạo lên chùa là Phật giáo làng quê ” và nhận thấy ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh là miêu tả cuộc đời các nhân vật gắn với việc sắp xếp các sự kiện lịch sử nổi bật của thế kỉ XX trong tương quan đối sánh với sự tồn tại của Phật giáo làng quê, để từ đĩ khẳng định “Phật giáo là một lối

sống tốt đẹp lành mạnh nhất” [68]. Đồn Ánh Dương trong bài “Nguyễn Xuân

Khánh và tiểu thuyết văn hĩa - lịch sử” cũng khẳng định Đội gạo lên chùa

sáng tác theo “mạch tự sự văn hố - lịch sử” [18]. Hồng Thị Huế cho rằng:

“Tác phẩm là mảnh đất màu mỡ cho sự tham dự, song chiếu của huyền thoại - lịch sử và sự nảy mầm các biểu tượng mang tâm thức Mẫu nương mình trong

vơ thức người nghệ sĩ” [29].

Trong tiểu luận Gừng già mới cay, đăng trên báo An ninh thế giới số 50, 3/ 2012, Hồi Nam đã đặt Đội gạo lên chùa trong bối cảnh của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại: “Thứ nhất, nĩ cho thấy rằng một lối viết đặc sệt cổ điển vẫn cĩ thể làm một tác phẩm hay. Vấn đề nằm ở nội lực văn hố và khả năng sáng tạo của người viết chứ khơng phải ở những thứ “isme” thời thượng nào đĩ. Thứ hai, một cách ngẫu nhiên, nĩ chỉ ra một mảng trống của văn học Việt Nam: tiểu thuyết phong tục - văn hố. Phong tục - văn hố cĩ thể là nhân vật chính chứ khơng chỉ là cái phơng nền hay nét điểm xuyết nào trong tác phẩm, tại sao

trong văn học Trung Quốc hiện đại minh chứng, và cũng chính là điều mà Nguyễn Xuân Khánh làm được qua tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, rồi bây giờ là tiểu thuyết Đội gạo lên chùa”.

Sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh gĩp phần hiện đại hĩa đổi mới tiểu thuyết Việt Nam bằng cách giã từ lối viết mơ phỏng, sao chép hiện thực cứng nhắc, đơn giản, đi sâu vào số phận đời tư nhân vật, đưa chất liệu văn hĩa nhân loại và dân tộc để làm giàu hiện thực, nhìn hiện thực bằng con mắt văn hĩa học

- cái đang cịn thiếu hiện nay. Những cách tân nghệ thuật trong sáng tác của ơng vừa mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân, vừa thể hiện xu hướng vận động của văn học thời đại. Các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh cĩ sự đổi mới nguyên tắc truyện kể theo xu hướng tiểu thuyết hĩa, đổi mới ngơn ngữ kết cấu, cấu trúc 3 lớp truyện kể (chung cuộc, khởi nguyên, sự chuyển dịch giữa

các giai đoạn, thời kì) tạo thành cuộc đối thoại giữa các lớp văn hĩa, các tư

tưởng giữa các nhân vật và trong từng nhân vật. Những hình thức xung đột: sử thi, tự sự, thế sự đều cĩ trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh và tạo ra một mã riêng, là sự đan xen giữa thực và ảo, là “đương đại đang tiếp diễn” trong các huyền thoại xa xưa (Lã Nguyên). Đĩ cũng là bước tiến bộ nghệ thuật quan trọng của văn xuơi Việt Nam sau năm 1975.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh từ góc nhìn lý huyết cổ mẫu (Trang 40 - 46)