Về nguồn gốc và phân loại truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện lục vân tiên từ góc nhìn thể loại truyện nôm (trong so sánh với truyện kiều) (Trang 25 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Về nguồn gốc và phân loại truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều

2.1.1.1. Nguồn gốc truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều

Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu,

được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỉ XIX. Bản chữ Nôm được khắc in năm 1864. Tác phẩm bằng chữ quốc ngữ được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những sáng tác có vị trí cao của văn học miền Nam. Xoay quanh nguồn gốc tác phẩm hiện có hai luồng ý kiến trái chiều. Sự chưa thống nhất này xuất phát từ

câu thơ mở đầu tác giả viết “Trước đèn xem chuyện Tây minh”. Hai chữ “Tây

minh” khiến cho các nhà nghiên cứu đưa ra những quan điểm khác nhau về

nguồn gốc của truyện. Trong đó quan điểm thứ nhất cho rằng truyện được

Nguyễn Đình Chiểu sáng tác dựa trên một cốt truyện có sẵn. Tiêu biểu cho

quan điểm này là nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm. Trong bài viết Lục Vân

Tiên của Nguyễn Đình Chiểu ông cho rằng: “Nhân đọc một cuốn tiểu thuyết nhan là “Tây minh” thấy vai chính trong truyện là Lục Vân Tiên gặp cảnh ngộ thảm thương tựa thân thế mình, bèn theo đấy mà thảo ra bản truyện

Nôm” [dẫn theo 67, tr.359]. Tuy đưa ra nhận định đó, nhưng trong bài viết,

Dương Quảng Hàm chưa đưa ra được cuốn tiểu thuyết có tên Tây minh của

Trung Quốc. Nếu theo quan điểm này thì xét về nguồn gốc truyện Lục Vân

TiênTruyện Kiều có sự tương đồng. Truyện Kiều của Nguyễn Du có tên là

Ðoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột). Tác phẩm không phải do Nguyễn Du hoàn toàn hư cấu mà tác giả đã dựa vào một tác phẩm của

văn học cổ Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện của tác giả có biệt hiệu

Trái ngược với quan điểm truyện Lục Vân Tiên được sáng tác dựa trên cốt truyện có sẵn thì nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác phẩm do Nguyễn Đình Chiểu hư cấu. Tiêu biểu cho quan điểm này là nhà nghiên cứu Trần

Nghĩa. Trong Thử bàn về nguồn gốc truyện Lục Vân Tiên ông đã đưa ra

những lập luận khoa học để giải thích nguyên nhân và trình bày nguồn gốc

của chữ “Tây minh” mà Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng. Tác giả viết: “Tây

minh trước hết không phải là một “cuốn truyện” hay một cuốn “tiểu thuyết”. Tây minh rõ ràng là một cuốn sách thuộc phạm trù đạo đức, triết học” [dẫn

theo 67, tr. 363]. Năm 1978, Nguyễn Thạch Giang viết Nguyễn Đình Chiểu -

Thân thế và sự nghiệp đã chỉ ra Tây minh là một thiên trong cuốn Tính lý tiết

yếu của Trương Tái. Trong Tây minh, Trường Tái bàn về đạo lý, đặc biệt

nhắc đến “đồng bào”. Trương Tái quan niệm rằng, đồng bào là những người

sinh ra trong cùng một bọc nên phải yêu thương nhau, con người phải hiếu thảo với cha mẹ, thuận hòa với anh em, bà con làng xóm. Với việc chỉ ra

nguồn gốc và nội dung của Tây minh, Nguyễn Thạch Giang viết: “Tư tưởng

về “đồng bào” đó của Trương Tái rất phù hợp với tư tưởng nhân nghĩa truyền thống của dân gắn với đức tính truyền thống của Gia Định mà Nguyễn Đình Chiểu hấp thu được. Cho nên khi sáng tác Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã thấm thía về tình nghĩa đối với dân, đối với đồng bào. Do đó mà tác giả Lục Vân Tiên khi mở đầu tập thơ của mình đã lấy Tây minh làm chuẩn mực triết lý - đạo đức” [dẫn theo 67, tr.51]. Tác giả còn khẳng định: “Ngoài Lục Vân Tiên ra, triết lý Tây minh còn ảnh hưởng đến Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca và toàn bộ thơ, văn tế của ông” [dẫn theo 67, tr.51]. Theo chúng tôi, những tư liêụ và lập luâṇ của Trần Nghĩa và Nguyễn Thạch Giang là những căn cứ đủ thuyết phục để khẳng điṇh Lục Vân Tiên là tác phẩm do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác.

Như vậy khi xét về nguồn gốc truyện Lục Vân TiênTruyện Kiều,

Nguyễn Du dựa một tác phẩm của Trung Quốc để sáng tác đến truyện Lục Vân Tiên đã có ý kiến cho rằng đây là tác phẩm do Nguyễn Đình Chiểu tự sáng tác.

2.1.1.2. Phân loại truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất trong việc phân loại

truyện Nôm. Do vậy để phân loại truyện Lục Vân TiênTruyện Kiều chúng

tôi căn cứ vào các tiêu chí sau:

Tiêu chí thứ nhất: dựa vào thể thơ dùng để sáng tác. Hai tác phẩm Lục Vân TiênTruyện Kiều cùng được sáng tác theo thể thơ lục bát. Đây là một thể thơ truyền thống của dân tộc.

Tiêu chí thứ hai: dựa vào tác giả sáng tác. Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên nếu xét theo tiêu chí này thì hai tác phẩm đều do hai văn nhân sáng tác.

Truyện Kiều do Nguyễn Du còn truyện Lục Vân Tiên là do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác. Do vậy hai tác phẩm được phân loại là truyện thơ Nôm bác học.

Tiêu chí thứ ba: dựa vào nguồn gốc trực tiếp của đề tài truyện Nôm. Dựa

theo tiêu chí này thì Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên không nằm chung

nhóm. Bởi Truyện Kiều được sáng tác dựa vào tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài

Nhân của Trung Quốc còn Lục Vân Tiên hoàn toàn sáng tác dựa vào thực tế

Việt Nam.

2.1.2. Đặc điểm kết cấu theo mô thức truyện Nôm bác học ở truyện Lục Vân Tiên trong so sánh với Truyện Kiều

2.1.2.1. Cốt truyện

Theo đánh giá của Nguyễn Lộc, truyện Nôm bác học “Hầu hết là loại

truyện được viết dựa theo những cốt truyện trong văn học cổ Trung Quốc, cá biệt mới có truyện được nhà thơ hư cấu sáng tác” [41, tr. 476]. Như vậy đặc điểm nổi bật nhất của cốt truyện Nôm bác học chính là việc vay mượn cốt

tác dựa trên tác phẩm văn học cổ Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện

của Thanh Tâm Tài Nhân.

Theo Dương Quảng Hàm trong bài viết Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình

Chiểu cho rằng: “Nhân đọc một cuốn tiểu thuyết nhan là “Tây minh” thấy vai chính trong truyện là Lục Vân Tiên gặp cảnh ngộ thảm thương tựa thân thế mình, bèn theo đấy mà thảo ra bản truyện Nôm” [dẫn theo 67, tr. 359]. Như

vậy, theo nhận định của tác giả thì truyện Lục Vân Tiên có cốt truyện thuộc

loại truyện Nôm bác học. Tuy nhiên nguồn gốc chính xác truyện Tây minh

cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Bởi theo Hoàng Ngọc

Phách, Lê Trí Viễn, Vũ Đình Liên “Truyện Tây minh thì đến nay vẫn chưa

biết là có hay không vì những bảng kê tác phẩm trong các văn học sử Trung Quốc không thấy đâu nói đến” [dẫn theo 67, tr. 362]. Còn theo Trần Nghĩa “Thực ra ở Trung Quốc không phải không có cuốn Tây minh nào. Có đấy! Lật sách Từ Hải tìm hai chữ “Tây minh” chúng ta sẽ thấy ngay chú thích: Tây minh là một cuốn sách do một người đời Tống tên là Trương Tái soạn [dẫn theo 67, tr.362].

Như vậy xét về cốt truyện trên tiêu chí vay mượn thì Truyện Kiều của

Nguyễn Du mang dấu ấn của truyện Nôm bác học rõ nét hơn so với truyện

Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Bởi hiện nay các nhà nghiên cứu đã xác định được chính xác tác phẩm mà Nguyễn Du mượn cốt truyện để viết

Truyện Kiều. Còn với truyện Lục Vân Tiên hiện các nghiên cứu về việc Nguyễn Đình Chiểu mượn cốt truyện chỉ mang tính chất phỏng đoán.

Cốt truyện trong truyện Nôm bác học ngoài việc được xác định dựa trên

tiêu chí vay mượn còn căn cứ vào tiêu chí “truyện được nhà thơ hư cấu sáng

tác” [41, tr.476]. Nếu xét tiêu chí này, ta thấy rằng truyện Lục Vân Tiên thể

hiện rõ đặc điểm của thể loại truyện Nôm này. Bởi theo Trần Nho Thìn, “Truyện thơ Lục Vân Tiên có nhiều dấu hiệu của một thiên tự truyện. Điểm này có nhiều nhà nghiên cứu đã lưu ý. Ông và Lục Vân Tiên đều vì từng khóc thương mẹ mất mà mù mắt; cả hai đều bị vị hôn thê bội ước” [66, tr. 637].

Mặc dù không đồng nhất cùng một tiêu chí, Truyện Kiều có cốt truyện

vay mượn còn truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm mang tính chất tự truyện được

nhà văn hư cấu nhưng cả hai tác phẩm đều thỏa mãn những tiêu chí cơ bản của mô thức truyện Nôm bác học.

2.1.2.2. Nội dung

Nội dung truyện Nôm bác học “có nhiều mặt phong phú, tiến bộ đồng

thời ghi lại dấu vết đậm nét những mâu thuẫn và hạn chế trong thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả, vốn là những người thuộc tầng lớp trên” [41,

tr 477]. Nếu xét trên tiêu chí này thì Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện

đặc điểm của truyện Nôm bác học đậm nét hơn so với truyện Lục Vân Tiên.

Bởi Truyện Kiều phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Đồng thời tác phẩm cũng tố cáo sức mạnh của đồng tiền đã băng hoại số phận những con người đặc biệt là người phụ nữ. Gia đình Thúy

Kiều đang sống bình yên, chỉ vì một lời “vu oan giá hoạ” của thằng bán tơ mà

tai hoạ ập xuống. Sau cái cớ ấy, bọn sai nha được lũ quan lại dung túng, bảo hộ, giật dây nên đã đến cướp phá, đánh đập gia đình Kiều. Kẻ cầm đầu lũ vô

lại ấy đã tuyên bố: “Có ba trăm lạng, việc này mới xong”. Sức mạnh của đồng

tiền khi nó nằm trong tay kẻ xấu thật kinh khủng, đồng tiền đã thành một thế lực vạn năng chi phối mọi hoạt động, làm băng hoại lương tâm, nhân phẩm của con người.

Còn truyện Lục Vân Tiên cũng hướng tới vạch trần cái ác, cái xấu trong

xã hội gian ác, bất công, tráo trở, bội bạc, phản phúc như cha con Võ Công, những kẻ bất nghĩa, bất nhân như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, bọn người làm ăn bất lương chuyên nghề lừa bịp như bọn thầy bói, thầy pháp, bọn lang băm… Nhưng vấn đề phán ánh xã hội trong tác phẩm lại không được đề cao bởi mục

đích Nguyễn Đình Chiểu sáng tác tác phẩm là để “muốn nêu lên những tấm

2.1.2.3. Nhân vật sử dụng nhiều ngôn ngữ đối thoại và độc thoại

Một điểm khác biệt lớn giữa truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình

dân đó chính là việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Bởi “trong

truyện Nôm bình dân, nhân vật đối thoại ít hơn so với truyện Nôm bác học, còn độc thoại thì dường như rất hiếm “[41, tr. 491]. Khi xét trên tiêu chí này

thì truyện Lục Vân TiênTruyện Kiều thể hiện khá rõ đặc điểm của truyện

Nôm bác học.

Đối thoại là một hình thức tồn tại của nhân vật và của tác phẩm. Nó có

nhiều dạng thức tồn tại khác nhau. Trong truyện Lục Vân Tiên Truyện Kiều

có khi đối thoại biểu hiện dưới dạng trực tiếp thông qua hệ thống câu hỏi:

Hỏi: "Ai than khóc ở trong xe nầy?" Thưa rằng: "Tôi thiệt người ngay,

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 139 - 140]

Rằng: Sao nói lạ lùng thay! Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra?

[Truyện Kiều, câu 1320- 1321] Ngôn ngữ đối thoại ngoài biểu hiện dưới dạng trực tiếp còn được biểu hiện gián tiếp thông qua lời của tác giả kể chuyện, thuật lại hành động phát

ngôn của nhân các nhân vật

Công rằng: "Ngãi tế mới sang, Muốn lo việc nước hãy toan việc nhà".

Tiên rằng: "Nhờ lượng nhạc gia, Đại khoa dầu đặng tiểu khoa lo gì".

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 355 - 358] -Vân rằng: Chị cũng nực cười,

Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa. Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ?(…)

Quan rằng: Chị nói hay sao, Một lời là một vận vào khó nghe - Kiều rằng: những đấng tài hoa Thác là thể phách, còn là tinh anh (…)

Đặc điểm kết cấu của truyện Nôm bác học trong Truyện Kiều và truyện

Lục Vân Tiên còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại. Độc

thoại là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân, trực tiếp phản ánh quá

trình tâm lý bên trong, kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.

Nguyệt Nga than thở: "Tình ôi là tình! Nghĩ mình mà ngán cho mình,

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 239 - 240]

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng. Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.

[Truyện Kiều, câu 1039 - 1043]

Truyện Lục Vân Tiên chủ yếu dùng để kể nên thiên về miêu tả hành động

trực tiếp của nhân vật, bởi vậy ngôn ngữ độc thoại của nhân vật không nhiều như Truyện Kiều. Trong Truyện Kiều riêng nhân vật Thuý Kiều có 17 lần độc thoại, Kim Trọng 7 lần, Thúc Sinh 2 lần, Hoạn Thư 2 lần… Ngôn ngữ độc

thoại trong Truyện Kiều chủ yếu biểu hiện những xung đột, mâu thuẫn trong

thế giới nội tâm nhân vật, khắc hoạ sâu sắc hơn tính cách nhân vật. Thuý Kiều là nhân vật luôn cảm xúc, luôn trầm tư, đó là con người cảm nghĩ. Bảy lần Kiều nhớ nhà là bảy lần nàng ngồi độc thoại. Khi đi chơi xuân về đêm ngủ nàng nhớ và nghĩ đến Đạm Tiên, đến Kim Trọng cho thấy sự nhạy cảm, đa cảm của tâm hồn Kiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện lục vân tiên từ góc nhìn thể loại truyện nôm (trong so sánh với truyện kiều) (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)