8. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Kiểu nhân vật theo mẫu hình tài tử giai nhân
3.1.1.1. Mẫu hình tài tử
Mẫu hình tài tử trong truyện Nôm bác học thường được xây dựng theo
mô típ: tài, sắc, tình, hiệp. Tài có nhiều thứ: tài học, tài khoa cử, tài kinh bang
tế thế… Nhưng cái tài làm nên phẩm chất tài tử chính là tài hoa,tài gắn liền
với tình: tài tình. Sắc là cái đẹp. Nó không phải là đặc quyền của người tài tử,
nhưng quả thực người tài tử rất ham thích cái đẹp, theo đuổi cái đẹp: cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong nghệ thuật, cái đẹp của con người. Người tài tử coi thường cái lợi, nhưng dùng cái đẹp để đối lập với lợi. Hiệp ở đây chính là tinh thần xả thân vì nghĩa.
Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Nôm cùng tên được Nguyễn Đình Chiểu là một trang nam tử tiêu biểu cho mẫu hình nhân vật tài tử. Trước hết Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa là một chàng trai văn võ song toàn.
Văn đà khởi phụng đằng giao Võ thêm ba lược sáu thao ai bì.
[Lục Vân Tiên, câu 14- 15] Cái tài của Lục Vân Tiên còn được thể hiện qua khả năng đối thơ khi gặp Kiều Nguyệt Nga.
Vân Tiên họa lại một bài trao ra
[Lục Vân Tiên, câu 230] Tài ứng thơ của Vân Tiên còn khiến cho những người đồng môn như: Trịnh Hâm, Bùi Kiệm lo ngại.
Khoa này Tiên ắt đầu công, Hâm dầu có đậu cũng không xong rồi.
[Truyện Lục Vân Tiên, câu 545 - 546] Nhân vật Lục Vân Tiên được miêu tả không chỉ giỏi văn mà còn giỏi võ
nhưng chàng lại “không được nhấn mạnh tài nghệ thuật” [66, tr. 636]. Đây là
điểm khác biệt giữa nhân vật tài tử do Nguyễn Đình Chiểu xây dựng và các nhân vật tài tử trong các truyện tài tử giai nhân khác.
Mẫu hình tài tử được xây dựng theo khuôn thức văn nhân có tài phú thơ ca trong văn học trung đại Việt Nam ngoài Lục Vân Tiên trong tác phẩm truyện cùng
tên còn có nhân vật Kim Trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nền phú hậu, bậc tài danh,
Văn chương nết đất, thông minh tính trời.
[Truyện Kiều, câu 149 - 150] Mẫu hình tài tử ngoài tiêu chí về tài còn phải thỏa mãn tiêu chí có diện mạo đẹp. Trong Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu khắc họa mẫu hình tài tử cũng theo quy tắc này.
Mày tằm, mắt phụng, môi son
Mười phân cốt cách, vuông tròn mười phân.
Chân dung Vân Tiên hiện lên như một tuyệt tác nghệ thuật. Đó là một cái đẹp mà không phải bất cứ nam nhân nào cũng có. Ngoài ra diện mạo Lục Vân Tiên còn được khắc họa mang dáng dấp của anh hùng lý tưởng với đầu
đội “kim khôi bằng vàng”, tay cầm “siêu bạc”, ngồi “ngựa ô”. Đó hoàn toàn
không phải nhân vật kẻ sĩ.
Vân Tiên đầu đội kim khôi Tay cầm siêu bạc mình ngồi ngựa ô
Còn trong Truyện Kiều nhà văn Nguyễn Du khắc họa Kim Trọng một
Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa
[Truyện Kiều, câu 151 - 152] Vẻ đẹp về sắc mạo của Kim Trọng mang dáng dấp của một văn nhân với sự hào hoa phong nhã.
Một đặc trưng không thể thiếu được của mẫu hình tài từ chính là “tình”. Tình, có nhiều loại tình: tình cha con, tình anh em, tình bè bạn, tình yêu nước, tình yêu kính quân vương… Nhưng tình làm nên phẩm chất của người tài tử
là: hữu tìnhvà ái tình. Hữu tình được hiểu là có nhiều tình cảm (đa tình), nhạy
cảm, ái tình không hẳn chỉ là “sự hôn nhân” mà có khi vượt ra khỏi “ngũ luân” của Nho gia.
Cái tình ở Lục Vân Tiên xuất phát từ sự cảm động trước tấm lòng thuỷ chung đầy ân nghĩa của Kiều Nguyệt Nga đối với chàng và gia đình chàng. Bởi sau khi đánh xong toán cướp Vân Tiên hoàn toàn không tơ vương tới Nguyệt Nga. Chỉ sau này nghe cha kể lại tấm tình của Nguyệt Nga, chàng mới thảng thốt:
Vân Tiên nghe nói hỡi ôi! Chạnh lòng nghĩ lại một hồi giây lâu.
Đó là lần đầu tiên Vân Tiên có những xúc cảm về Kiều Nguyệt Nga “Đặng con đến đó đáp câu ân tình". Sau này, khi đã trở thành trạng nguyên và đánh tan giặc Ô Qua, trên đường trở về, tác giả đã để cho nhân vật của mình bị lạc trong rừng. Bước chân của kẻ lạc đường đã đưa Lục Vân Tiên gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Nhưng chàng không thể nhận ra người con gái năm xưa
được chàng cứu giúp mà chỉ “sinh nghi”. Khi nghe Kiều Nguyệt Nga giãi bày
sự tình, Vân Tiên mới biết nỗi Nguyệt Nga chung thuỷ chờ đợi mình, quỳ xuống tạ từ nàng và thổ lộ tình cảm.
Thưa rằng: "May gặp nàng đây, Xin đền ba lạy sẽ bày nguồn cơn.
Qua hành động “quỳ lạy Nguyệt Nga”, Nguyễn Đình Chiểu vẫn xây
dựng cái tình là chuyện tình nghĩa chứ không phải tình yêu. Tình yêu với Lục
Vân Tiên trước hết phải là chuyện ân nghĩa, vì nghĩa mà gắn bó.
Nguyễn Đình Chiểu xây dựng nhân vật Vân Tiên tuân theo mẫu hình anh hùng thánh nhân, mang cốt cách và phẩm chất trung thành với đạo đức Nho giáo, ít chú ý đến tính chất “tài tử”. Do vậy nhân vật được tác giả khắc họa tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc nam nữ thụ thụ bất thân. Khi đánh tan bọn cướp cứu Nguyệt Nga, con người ấy trở về với thái độ của một môn sinh đạo Khổng biết giữ lễ khi tiếp xúc với phụ nữ. Trong trận mạc chàng xông pha chủ động bao nhiêu thì với phụ nữ chàng lại dè dặt, giữ lễ bấy nhiêu. Khi Nguyệt Nga muốn xuống xe để đáp tạ ân nhân, Vân Tiên vội vã xua tay:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra, Nàng là phận gái, ta là phận trai
[Truyện Lục Vân Tiên, câu 145 - 146]
Sách Lễ Kí từng quan niệm nam nữ không được phép ngồi lẫn với
nhau, không được dùng chung lược, không được đón tay nhau. Lục Vân Tiên là nho sinh am hiểu sách thánh hiền, thông thuộc phép ứng xử, nhất tín điều
nam nữ thụ thụ bất thân.
Trái ngược với Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện
Kiều cái tình của mẫu hình tài tử mang tính chất của tình yêu đích thực, một
tình yêu bản năng, tình yêu không nằm trong lễ. Kim Trọng vốn là nho sinh xuất thân từ “cửa Khổng sân Trình” nhưng trong tình yêu có yếu tố nhục dục.
- Người quốc sắc kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
- Hoa hương càng thức càng nồng Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu
Sóng tình dường đã xiêu xiêu Xem trong âu yếm có phần lả lơi.
[Truyện Kiều, câu 497 - 500]
Bằng những từ hoa hương,nồng, đầu mày, cuối mắt, sóng tình, xiêu
xiêu, âu yếm, lả lơi Nguyễn Du đã nhấn mạnh cảm xúc sâu sắc trong tình yêu của Kim Trọng.
Trong truyện Lục Vân Tiên, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng
thành công hình tượng Vân Tiên một chàng trai trọng nghĩa, khi giúp người không màng sự đền đáp. Sau khi cứu Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp, được nàng tỏ ý đáp tạ ơn, chàng thẳng thắn từ chối.
Vân Tiên nghe nói liền cười: Làm ơn há dễ trông người trả ơn
[Lục Vân Tiên, câu 175 - 176]
Nếu so sánh nhân vật tài tử trong truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều
chúng ta dễ dàng nhận thấy Nguyễn Đình Chiểu có tiếp nhận ảnh hưởng của
tiểu thuyết tài tử giai nhân nói chung và Truyện Kiều nói riêng. Tuy nhiên,
các yếu tố hình thức của tài tử giai nhân trong tác phẩm có sự tiếp thu có trọn lọc. Lục Vân Tiên không chỉ giỏi văn mà còn giỏi cả võ, trong con người
chàng là sự kết hợp phẩm chất của hai nhân vật Kim Trọng và Từ Hải. Đó là
người anh hùng trọng nghĩa khinh tài là mẫu người cần cho vùng đất Nam Bộ.
3.1.1.1. Mẫu hình giai nhân
Truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều là hai tác phẩm đều có kiểu nhân
vật giai nhân. Trong truyện Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga là hình mẫu giai
nhân được Nguyễn Đình Chiểu dụng công xây dựng còn trong tác phẩm
Truyện Kiều của Nguyễn Du tác giả đã xây dựng thành công hai nhân vật đó là Thúy Kiều và Thúy Vân.
Nhân vật giai nhân trong mỗi truyện đều được xây dựng theo hình mẫu
chung đó là: tài, tình, mạo, thức. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có những nét
riêng trong việc xây dựng hình mẫu giai nhân.
Trong truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa Nguyệt
Nga là một giai nhân có tài. Cái tài trước tiên của Nguyệt Nga làm thơ.
Thơ ngâm dũ xuất dũ kì Cho hay tài gái kém gì tài trai.
Như vầy ai lại thua ai,
[Lục Vân Tiên, câu 227 - 230] Ngoài tài làm thơ thì Nguyệt Nga còn thể hiện cái tài của mình bằng việc tự họa chân dung của Vân Tiên.
Họa ra một bức tượng hình Vân Tiên.
[Lục Vân Tiên, câu 284]
Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều cũng khắc họa thành công nhân
vật giai nhân Thúy Kiều một cô gái đa tài.
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương lầu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
[Truyện Kiều, câu 29 - 33] Cái tài thơ ca của Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả khiến nhiều bậc văn nhân phải nể phục.
Tay tiên gió táp mưa sa
Khoảng trên dừng bút thảo vào bốn câu Khen tài nhả ngọc phun châu Nàng Ban Ả Tạ cũng đâu thế này
Khi Kiều đàn, tiếng đàn của nàng khiến Kim Trong phải nể phục:
Trong như tiếng hạc bay qua Đục như nước suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
[Truyện Kiều, câu 481 - 484] So về tài thì Nguyễn Du xây dựng Thúy Kiều là một cô gái đa tài hơn so với Nguyễn Đình Chiểu xây dựng nhân vật Nguyệt Nga. Cách xây dựng cái tài của nhân vật giai nhân bị chi phối bởi mục đích sáng tác. Bởi Nguyễn Du xây dựng Thúy Kiều theo mẫu hình “tài nữ” nên ông thiên về nhấn mạnh con người nghệ sĩ của nàng. Còn Nguyễn Đình Chiểu xây dựng nhân vật Nguyệt Nga thuộc loại phụ nữ “tiết hạnh”.
Một vẻ đẹp không thể thiếu được của mẫu hình giai nhân đó là tình. Tình là tình cảm, tình yêu. Giai nhân sống chung tình hết lòng vì tình yêu. Tình yêu của giai nhân không phải là sự sắp đặt của cha mẹ mà để có được tình yêu họ chủ động, đấu tranh giành lấy.
Mẫu hình nhân vật giai nhân được Nguyễn Đình Chiểu xây dựng qua nhân vật Kiều Nguyệt Nga là một người chủ động trong tình yêu. Nhưng tình
yêu đến với nàng “rụt rè, bình tĩnh chứ không ào ạt: xúc động vì nghĩa hơn là
tài mạo” [66, tr. 636]. Bởi Kiều Nguyệt Nga chỉ gặp Lục Vân Tiên một lần duy nhất mà ôm nỗi nhớ thương da diết. Hình bóng chàng họ Lục khắc sâu vào tâm khảm đến nỗi nàng họa bức hình chàng mang theo bên mình cho vơi nỗi nhớ và cũng để nhớ mãi thâm ân cứu mạng. Đến khi hay tin Lục Vân Tiên đã chết, nàng thề:
Trăm năm thề chẳng lòng phàm, Sông Ngân đưa bạn cầu Lam rước người
Thân con còn đứng giữa trời, Xin thờ bức tượng trọn đời thời thôi
Trong xã hội phong kiến phận nữ nhi phải giữ chữ tiết hạnh, tại gia tòng phụ xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử là lẽ thường nhưng đó chỉ dành cho những người được cưới hỏi hoặc ít nhất cũng có đính ước đàng hoàng, còn Nguyệt Nga gắn bó với Vân Tiên là do chính nàng tự nguyện. Lúc này tình yêu ở Nguyệt Nga đã biến thành nghĩa.
Sự mạnh dạn và chủ động trong tình yêu của nhân vật giai nhân không
phải đến truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu mới có mà trước đó
Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều đã khắc họa thành công nhân vật
Thúy Kiều một giai nhân sống chung tình, chủ động đấu tranh giành lấy tình yêu. Sau khi gặp và yêu Kim Trọng, Thúy Kiều đã nguyện gắn bó trọn đời với chàng.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh minh hai miệng một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.
[Truyện Kiều, câu 449 - 452]
Đặc biệt trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng thành
công hình tượng một giai nhân chủ động tìm kiếm tình yêu.
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
[Truyện Kiều, câu 431 - 432] Mặc dù trải qua bao tủi hờn nhục nhã nhưng Kiều vẫn dành tấm lòng chung tình với Kim Trọng bằng một thứ trinh tiết rất riêng.
Chữ trinh còn một chút này Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan.
[Truyện Kiều, câu 3161 - 3162] Một tiêu chí không thể thiếu của mẫu hình giai nhân đó là mạo. Mạo là
không khắc họa chi tiết dung nhan của Nguyện Nga mà ông chọn cách mượn lời của một kẻ thường dân.
Con ai vóc ngọc mình vàng
Má đào mày liễu, dung nhan lạnh lùng.
[Lục Vân Tiên, câu 109 - 110] Hay qua lời đánh giá của của Thái Sư đương triều.
Nàng đà có sắc khuynh thành, Lại thêm rất bực tài tình hào hoa.
[Lục Vân Tiên, câu 1385 - 1386]
Còn trong Truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả kĩ lưỡng tài năng vẻ đẹp
của Thúy Kiều và Thúy Vân. Sự miêu tả này khiến mỗi nàng đều toát lên một vẻ đẹp riêng.
Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Thông minh vốn sẵn tư trời, Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần, Xuân xanh sấp xỉ tới tuần cập kê
[Truyện Kiều, câu 15 - 36] Một bước tiến trong nhận thức được Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu thể hiện thông qua việc xây dựng mẫu hình giai nhân, đó là xây dựng vẻ đẹp của người phụ nữ về lòng dũng cảm. Bởi trong quan niệm của lễ giáo phong kiến, phận nữ nhi phải giữ chữ tiết hạnh, tại gia tòng phụ xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử mới hợp lẽ thường. Đặc biệt trong tình yêu, phụ nữ buộc phải tuân theo sự sắp đặt của cha mẹ, phải có cưới hỏi hoặc ít nhất cũng có đính
ước đàng hoàng. Còn trong truyện Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga gắn bó với Vân
Tiên là do chính nàng tự nguyện. Hai người chỉ gặp nhau một lần duy nhất mà nàng ôm nỗi nhớ thương da diết. Hình bóng chàng họ Lục khắc sâu vào tâm khảm đến nỗi nàng họa bức hình chàng mang theo bên mình cho vơi nỗi nhớ và cũng để nhớ mãi thâm ân cứu mạng. Đến khi hay tin Lục Vân Tiên đã chết, nàng thề:
Trăm năm thề chẳng lòng phàm, Sông Ngân đưa bạn cầu Lam rước người
Thân con còn đứng giữa trời, Xin thờ bức tượng trọn đời thời thôi
[Lục Vân Tiên, câu 1360 - 1364] Qua hành động này cho thấy Nguyệt Nga là một cô gái chủ động trong tình yêu. Sự mạnh dạn và chủ động trong tình yêu của nhân vật giai nhân
không phải đến truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu mới có mà
nhân vật Thúy Kiều một giai nhân tự nguyện đến với Kim Trọng là do nể sắc, tài của nhau họ thề ước trăm năm gắn bó mà không hề có sự sắp đặt của cha mẹ.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương
[Truyện Kiều, câu 449 - 452] Qua nghệ thuật xây dựng nhân vật giai nhân, chúng ta thấy Nguyễn Đình Chiểu đã có sự tiếp thu hình mẫu giai nhân trong truyện thơ Nôm bác học nói chung và Truyện Kiều nói riêng. Sự tiếp thu này cho thấy mạch nguồn của truyện thơ Nôm bác học ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thi đàn dân tộc.
Nhân vật trong văn học nhà Nho thường là những con người sát thân
thành nhân (muốn có nhân đức thì có thể hy sinh tính mạng), xả sinh thủ