8. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Kiểu nhân vật theo mẫu hình truyện Nôm bình dân
Nhân vật trong truyện Nôm bình dân cũng như truyện Nôm bác học đều được xây dựng theo những hình mẫu. Trong truyện Nôm bình dân nhân vật nam như: Thạch Sanh, Tống Trân, Phạm Công, Phạm Tải, Châu Tuấn, Lý Công… thường là người chịu cảnh mồ côi cha hoặc cả cha lẫn mẹ. Họ đều là những học trò nghèo phải đi ăn xin hoặc dắt mẹ đi ăn xin nhưng vẫn nuôi chí
học hành. Truyện Lục Vân Tiên tuy là truyện Nôm bác học những có ảnh
được thể hiện ở ngay nhân vật Lục Vân Tiên. Chàng là học trò xuất thân trong một gia đình thường dân.
Có người ở quận Đông Thành, Tu nhân tích đức sớm sanh con hiền.
Đặt tên là Lục Vân Tiên,
(Lục Vân Tiên câu 8-10) Tuy vậy, chàng vẫn nuôi chí học hành.
Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành. Theo thầy nấu sử xôi kinh,
Tháng ngày bao quản sân Trình lao đao. Văn đà khởi phụng đằng giao, Võ thêm ba lược sáu thao ai bì.
[Lục Vân Tiên câu 10 -15] Nhân vật Lục Vân Tiên cũng như nhiều nhân vật trọng truyện Nôm bình dân sau nhiều biến cố đều tiếp tục đi thi và được hưởng công danh vinh hiển. Lục Vân Tiên đã đỗ trạng nguyên.
Kinh sư ngàn dặm một đường thẳng ra. Vân Tiên dự trúng khôi khoa Đương trong nhâm tý thiệt là năm nay.
[Lục Vân Tiên, câu 1740 -1743] Nhân vật nam hiển vinh và được bổ chức quan cũng là điểm tương
đồng giữa truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều. Qua đây ta thấy rằng Nguyễn
Đình Chiểu khi sáng tác truyện Lục Vân Tiên không chỉ ảnh hưởng các truyện
Nôm bình dân mà còn có sự ảnh hưởng từ Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Ảnh hưởng kiểu nhân vật theo mẫu hình truyện Nôm bình dân trong
truyện Lục Vân Tiên không chỉ dừng lại ở gia thế và kết cục của nhân vật mà
ngay trong cách xây dựng tính cách nhân vật cũng có nhiều điểm tương đồng. Trong tình yêu, các nhân vật nam là những người thủy chung son sắt. Lục
Vân Tiên khi đánh thắng giặc về triều tâu hết sự tình để giải oan cho Nguyệt Nga sau đó hai người được sum vầy và hưởng hạnh phúc.
Tấm lòng thủy chung trong tình yêu cũng là nét tương đồng giữa truyện