Mô thức tự sự của truyện Nôm bác học ở truyện Lục Vân Tiên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện lục vân tiên từ góc nhìn thể loại truyện nôm (trong so sánh với truyện kiều) (Trang 43 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Mô thức tự sự của truyện Nôm bác học ở truyện Lục Vân Tiên trong

so sánh với Truyện Kiều

2.1.2.1. Phần gặp gỡ

Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm thuộc thể loại truyện Nôm bác học, do

vậy ngay trong phần gặp gỡ kết cấu của tác phẩm đã tuân thủ đúng theo mô thức chung của loại truyện này, cụ thể là kiểu nhân vật tài tử giai nhân.

Trong kết cấu phần gặp gỡ của truyện Nôm bác học được xây dựng theo khuôn thức chung đó là cuộc gặp gỡ giữa tài tử với giai nhân. Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện thơ cùng tên quê ở huyện Đông Thành, chàng là người khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Còn Kiều Nguyệt Nga là con gái của tri phủ đại nhân nàng vốn là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Nguyệt Nga vâng lời cha nên đã đến phủ đường tính chuyện trăm năm. Trên đường đi nàng gặp toán cướp Phong Lai và được Lục Vân Tiên cứu. Mô típ gặp gỡ tài tử giai nhân cũng là

điểm tương đồng trong phần gặp gỡ giữa truyện Lục Vân TiênTruyện

Kiều. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng thành công cuộc gặp gỡ

giữa Thúy Kiều, một tuyệt thế giai nhân với tài cầm kì thi họa với chàng Kim Trọng một văn nhân hào hoa phong nhã .

Văn chương nết đất, thông minh tính trời. Phong tư tài mạo tót vời

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa

[Truyện Kiều, câu 149 - 152]

Trong phần gặp gỡ giữa tài tử giai nhân, Truyện Lục Vân Tiên và Truyện

Kiều cùng sử dụng về mô típ làm thơ.

Truyện Lục Vân Tiên sau khi đánh tan bọn cướp, Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga đã làm thơ đối đáp trực tiếp với nhau. Nguyệt Nga là người chủ động làm thơ trước.

Thiếp xin đưa một bài thơ giã từ

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 216] Trước tài thơ phú của Nguyệt Nga, Vân Tiên cũng đáp lại nàng bằng thơ.

Vân Tiên họa lại một bài trao ra. Xem thơ biết ý gần xa,

Mai hòa vận điểu, điểu hòa vận mai Có câu xúc cảnh hứng hoài Đường xa vòi vọi dặm dài vơi vơi.

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 230 - 235] Mô típ làm thơ không chỉ được Nguyễn Đình Chiểu sử dụng ở phần gặp gỡ

của truyện Lục Vân Tiên, trước đó trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã sử dụng. Ở

Truyện Kiều giữa các nhân vật không có đối đáp thơ trực tiếp mà mãi về sau, khi hai người đã trao tặng kỷ vật cho nhau, Thúy Kiều mới đề thơ vào tranh.

Trên yên bút giá thi đồng,

Đạm thanh một bức tranh tùng treo trên. Phong sương được vẻ thiên nhiên, Mặt khen nét bút càng nhìn càng tươi.

Sinh rằng: Phác họa vừa rồi, Phẩm đề xin một vài lời thêm hoa.

Tay tiên gió táp mưa sa,

Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu.

[Truyện Kiều, câu 397- 404]

Truyện Nôm bác học nói chung hay truyện Lục Vân Tiên, Truyện Kiều

nói riêng nội dung hướng tới khẳng định khát vọng tình yêu lứa đôi, sự chiến thắng của tình yêu tự do. Do vậy, nội dung đó được tập trung thể hiện ở sự kiện gặp gỡ. Nên trong phần gặp gỡ chúng ta thấy các tác giả tập trung thể hiện những hành động, xúc cảm các nhân vật. Kiều Nguyệt Nga đã thầm thương trộm nhớ Lục Vân Tiên ngay từ buổi đầu gặp gỡ:

Nỗi ân chưa trả nỗi tình lại vương. Nặng nề hai chữ uyên ương, Chuỗi sầu ai khéo vấn vương vào lòng.

Nguyện cùng Nguyệt lão hỡi ông! Trăm năm cho vẹn chữ tùng mới an.

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 240 - 244]

Còn trong Truyện Kiều, sau khi gặp Kiều trong hội Đạp Thanh, Kim

Trọng trở về ôm tương tư. Để có cơ hội gặp gỡ Kiều, Kim Trọng đã thuê một căn gác nhỏ sát bên cạnh vườn nhà nàng, suốt ngày ngồi bên cửa sổ ngóng trông bóng hình.

Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Du khắc họa khát vọng tình yêu mãnh

liệt của các nhân vật thông qua những hành động cụ thể. Trong Truyện Kiều,

Nguyễn Du đã thể hiện được hành động mạnh mẽ trong tình yêu thông qua việc Kim Trọng tìm đến gần nhà Kiều thuê trọ để có cơ hội gặp nàng, còn Thúy Kiều dám vượt qua các quy tắc khắt khe của xã hội phong kiến để vượt rào sang gặp chàng Kim. Dường như Nguyễn Du miêu tả khát vọng yêu của

hai người đều cháy bỏng ngang nhau. Nhưng trong truyện Lục Vân Tiên

người chủ động trong tình yêu lại là Kiều Nguyệt Nga. Sự chủ động của nàng cho ta thấy một sự tiến bộ vượt bậc trong quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu. Bởi trong xã hội phong kiến phụ nữ không được xem trọng, đặc biệt là họ bị chi phối bởi quan niệm tam tòng, hôn nhân là do sắp đặt. Để có một người phụ nữ dám chủ động trong tình yêu là một bước ngoặt lớn.

Như vậy, ở phần gặp gỡ trong truyện Lục Vân Tiên, tác giả Nguyễn Đình

Chiểu đã tuân thủ đúng kết cấu mô thức chung của truyện Nôm bác học.

Đồng thời, chúng ta nhận thấy ảnh hưởng từ Truyện Kiều của Nguyễn Du đối

với tác phẩm truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu thông qua mô típ

gặp gỡ của tài tử giai nhân. Không những vậy, chúng ta còn thấy những điểm khác biệt trong việc xây dựng mô thức phần gặp gỡ của Nguyễn Đình Chiểu, qua đó thấy được tư tưởng tiến bộ của ông.

2.1.2.2. Tai biến

Ở nhóm truyện Nôm bác học, sau sự kiện gặp gỡ dẫn đến lời thề nguyền,

gắn bó, đôi lứa yêu nhau phải xa nhau, truyện Lục Vân Tiên cũng được

Nguyễn Đình Chiểu xây dựng theo mô típ này.

Cứu được Nguyệt Nga, Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình, chàng về nhà thăm cha mẹ rồi cùng tiểu đồng lên đường đi thi. Sau đó, chàng ghé thăm gia đình Võ Công, người đã hứa gả con gái là Võ Thể Loan cho Vân Tiên. Đến gia đình họ Võ, Vân Tiên gặp Vương Tử Trực. Từ đây, chàng có thêm người bạn đồng hành, tới kinh đô Vân Tiên gặp thêm Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Thấy Vân Tiên tài cao, Hâm, Kiệm sinh lòng đố kị, ghen ghét. Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi trở về quê chịu tang. Dọc đường về, Vân Tiên đau mắt nặng, rồi bị mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông. Nhờ giao long dìu đỡ đưa vào bãi, Vân Tiên được gia đình ông ngư cứu mạng. Sau đó chàng lại bị gia đình Võ Công lừa gạt nhưng được thần tiên cho thuốc chữa mắt. Sau đó, Vân Tiên may mắn gặp lại Hớn Minh và được chàng đón về dưỡng bệnh.

Còn về phần Kiều Nguyệt Nga, nàng cảm ân đức của Lục Vân Tiên nên tự nguyện gắn bó suốt đời, tự hoạ bức chân dung chàng và luôn giữ bên mình. Nghe tin Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Nhưng Thái sư đương triều hay tiếng nàng đẹp người đẹp nết nên đến hỏi nàng cho con trai. Việc không thành, hắn đem lòng thù oán nên đã tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua. Nguyệt Nga vì sợ lệnh vua, lo cho gia đình nên đã cầm lòng đồng ý. Thuyền đi tới biên giới, nàng mang theo bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đưa nàng dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nặc đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga phải trốn khỏi nhà họ Bùi, vào rừng nương tựa một bà lão dệt vải.

Như vậy sau phần gặp gỡ, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hàng loạt biến cố đối với hai nhân vật chính. Những biến cố này góp phần giúp nhân vật

khẳng định phẩm giá của mình. Truyện Lục Vân TiênTruyện Kiều, có sự

tương đồng về mô típ sau sự kiện gặp gỡ dẫn đến lời thề nguyền, gắn bó, đối lứa yêu nhau phải xa nhau. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại lựa chọn diễn biến phần lưu lạc theo những hướng riêng.

Trong Truyện Kiều, Kim Trọng phải xa Thúy Kiều vì về quê hộ tang

chú, ngoài ra Kim Trọng không gặp trắc trở, gian truân, tai biến nào. Còn với Thúy Kiều, Nguyễn Du đã để nhân vật nữ chính trải qua rất nhiều thăng trầm suốt mười lăm năm lưu lạc. Bắt đầu từ khi gia đình Kiều gặp tai biến, bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em của Thúy Kiều bị bắt, bị tra tấn dã man. Bọn sai nha, lũ đầu trâu mặt ngựa ập đến đập phá nhà cửa tan hoang, cướp bóc tài sản, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để cứu cha và em. Mã Giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri. Kiều biết mình bị đẩy vào lầu xanh bèn rút dao tự vẫn nhưng không chết. Nàng được ma Đạm Tiên báo mộng là phải đến sông Tiền Đường sau này mới hết kiếp đoạn trường. Mụ Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích, mụ thuê Sở Khanh đánh lừa Kiều, đưa nàng đi trốn. Kiều bị Tú Bà giăng bẫy, mắc lừa Sở Khanh. Thúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời ô nhục. Tại lầu xanh, Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có. Thúc Sinh chuộc Kiều ra lầu xanh và lấy Kiều làm vợ lẽ. Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh lập mưu bắt cóc Thúy Kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen. Kiều bỏ trốn, nương tựa cửa chùa Giác Duyên... Kiều lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai. Từ Hải, khách biên đình tìm đến gặp Kiều. Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cưới nàng làm vợ. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết chết. Hắn bắt Kiều hầu rượu đánh đàn trong bữa tiệc quan và ép gả Kiều cho viên thổ quan. Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Giác Duyên đã cứu sống Kiều và đưa nàng nương nhờ cửa Phật.

Như vậy, Nguyễn Du đã kể cuộc đời Thúy Kiều trải qua hai giai đoạn: xuất thân trong gia đình gia giáo rồi rơi vào nhà chứa, thân phận của kỹ nữ ả đào. Cuộc đời Thúy Kiều là một thứ thuốc thử cho quan niệm nhân đạo của tác giả và người đọc trước một phụ nữ chốn thanh lâu. Nguyễn Du đã dám lên tiếng bênh vực, cảm thông cho số phận của nàng trong khi đó còn không ít nhà nho phê phán, đả kích. Trong khi đó, nhân vật Nguyệt Nga không gây ra tranh luận giữa các nhà nho vì đó là mẫu phụ nữ lý tưởng.

Thông qua phần lưu lạc trong tác phẩm truyện Lục Vân TiênTruyện

Kiều chúng ta đều thấy hai tác giả đã tạo ra những biến cố nhằm thử thách số

phận các nhân vật. Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu đã tạo ra hai hệ thống nhân vật thiện và ác để cản trở cũng như phò giúp cho nhân vật chính. Nhân

vật thuộc phe ác trong truyện Lục Vân Tiên, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, cha con

nhà họ Võ… còn Truyện Kiều có Mã Giám Sinh,Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn

Hiến,… Hệ thống nhân vật thiện thì nổi bật có: Hớn Minh, Ngư ông, Phật Bà

Quan Âm…trong truyện Lục Vân Tiên hay Thúc Sinh, Giác Duyên, Từ

Hải,… trong Truyện Kiều.

Sự tương đồng trong phần gia biến, lưu lạc giữa truyện Lục Vân Tiên

Truyện Kiều cho thấy sự tiếp thu và phát huy kết cấu của truyện Nôm bác học của Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu.

Trong phần lưu lạc của truyện Lục Vân Tiên so sánh với Truyện Kiều,

chúng ta thấy tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã đồng thời tạo ra những biến cố cho hai nhân vật, trong đó chú trọng nhân vật nam, còn Nguyễn Du chú trọng hơn tới những biến cố của nhân vật nữ chính. Sở dĩ Nguyễn Du chọn nhân vật Thúy Kiều với cuộc phiêu lưu qua các nhà chứa là đã đi theo một quan niệm đạo đức - thẩm mỹ chống Nho giáo, chống xã hội nam quyền, thách thức Nho

giáo khác hẳn Lục Vân Tiên. Thúy Kiều bị đẩy vào nhà chứa, thực chất làm

đĩ, điều mà một số nhà nho đến mãi đầu thế kỷ XX như Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Tản Đà vẫn không chấp nhận, còn Nguyễn Du khẳng định nàng

lấy hiếu làm trinh. Còn Lục Vân Tiên lại ca ngợi những hành động mà thử thách khó khăn lại càng sáng rõ hơn các phẩm chất đạo đức phù hợp với quan niệm trung hiếu, tiết hạnh.

2.1.2.3. Đoàn viên

Ở truyện Nôm, đoàn viên là sự kiện hoàn chỉnh số phận nhân vật chính. Do vậy, các tác phẩm đều kết thúc ở thời điểm nhân vật chính thoát khỏi gian nan. Sau những ngày lưu lạc, Lục Vân Tiên ở với Hớn Minh, được tiên cho thuốc, mắt lại sáng, liền trở về nhà thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm cha của Kiều Nguyệt Nga. Đến khoa thi, chàng đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Hớn Minh được tiến cử làm phó tướng. Đánh tan giặc, Vân Tiên một mình lạc trong rừng và gặp lại Nguyệt Nga. Chàng về triều tâu hết sự tình, kẻ gian ác bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sum vầy hạnh phúc.

Trong Truyện Kiều, Thuý Kiều gặp lại Kim Trọng sau mười lăm năm

lưu lạc. Câu chuyện thoạt nhìn thì kết thúc là có hậu, song thực ra, cuộc đời đau khổ của nàng Kiều vẫn còn tiếp tục và bước sang một trang khác. Trong không khí đầm ấm của bữa tiệc đoàn viên, Thuý Vân chủ động đứng lên nêu vấn đề:

Quả mai ba bảy đương vừa Đào non sớm liệu se tơ kịp thì

[Truyện Kiều, câu 3075 - 3076] Nàng muốn trao lại lương duyên vợ chồng cho Kiều. Ban đầu, Kiều một mực từ chối không sống như vợ chồng với Kim Trọng vì nghĩ mình không còn trinh tiết, dẫu cho chàng Kim tha thiết khẩn cầu nàng.

Chữ trinh đáng giá nghìn vàng, Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa.

Thiếp từ ngộ biến đến giờ. Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa.

Thuý Kiều đã kiên quyết gạt bỏ ý kiến của Thuý Vân:

Dứt lời nàng vội gạt đi, Sự muôn năm cũ kể chi bây giờ ?

Một lời tuy có ước xưa

Xét mình dãi gió dầm mưa đã nhiều. Nói càng hổ thẹn trăm chiều, Thà cho ngọn nước thuỷ triều chảy xuôi.

[Truyện Kiều, câu 3077 - 3082] Và nàng đã cắt nghĩa đầy đủ lý do chối từ:

Nàng rằng gia thất duyên hài, Xót lòng ân ái ai ai cũng lòng. Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng,

Hoa thơm phong nhị, trăng vòng tròn gương. Chữ trinh đáng giá nghìn vàng,

Đuốc hoa chẳng thẹn với cành mai xưa? Thiếp từ ngộ biến đến giờ,

Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa.

[Truyện Kiều, câu 3091 - 3098] Nhưng khi Kim Trọng nhắc lại lời thề năm xưa:

Dẫu rằng vật đổi sao dời Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh

[Truyện Kiều, câu 3087 - 3088] Đồng thời chàng Kim lập luận về tấm lòng hi sinh của Kiều:

Xưa nay trong đạo đàn bà, Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường,

Có khi biến có khi thường,

Có quyền nào phải một đường chấp kinh. Như nàng lấy hiếu làm trinh,

Bụi nào cho đục được mình ấy vay?

Kết hợp với lời thúc giục của hai ông bà Vương, Kiều đã phải nhận lời. Nhưng trong đêm động phòng, Kiều cho Kim Trọng biết nàng nhận làm vợ chàng vì tình xưa nghĩa cũ nhưng tấm thân nàng đã ô uế không thể ân ái vợ chồng với chàng.

Mặc dù cùng kết thúc khi các nhân vật thoát khỏi những gian truân trở

về đoàn tụ nhưng trong Truyện Kiều, Nguyễn Du xây dựng kết thúc phức tạp

hơn và gợi ra nhiều vấn đề khác còn truyện Lục Vân Tiên kết thúc có phần

đơn giản hơn và kết thúc mang tính đóng lại hoàn toàn. Kết cấu này mang đậm dáng dấp của truyện cổ dân gian, thế giới quan tuần hoàn.

Truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng theo mô thức chung của truyện Nôm bác học gồm gặp gỡ/ hội ngộ - tai biến - đoàn viên. Tuy nhiên với mỗi tác giả lại có những cách khai thác mô thức khác nhau. Nguyễn Đình Chiểu xây dựng mô thức tự sự của truyện

Lục Vân Tiên tuân thủ chính xác mô thức chung. Còn Truyện Kiều có nét của tiểu thuyết hiện thực phê phán chứ không đơn giản là theo mô hình hội ngộ - tai biến -

đoàn viên. Điều này có thể được lí giải bởi Truyện Kiều có nhiều chủ đề phức tạp

hơn còn Lục Vân Tiên chỉ có chủ đề “trung hiếu, tiết hạnh”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện lục vân tiên từ góc nhìn thể loại truyện nôm (trong so sánh với truyện kiều) (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)