8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ của truyện Nôm bác học
3.2.1.1. Từ Hán - Việt
Từ Hán - Việt là lớp từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ từ Hán - Việt ngày nay được ghi bằng ký tự La tinh.
Trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên, tác giả đã vận dụng một hệ thống từ Hán - Việt rất nhuần nhuyễn và mang lại hiệu quả cao. Trong đó có thể kể đến lớp từ xưng hô của vua, quan, mối quan hệ vợ chồng, thầy trò, bạn bè,
chủ tớ như: trẫm, nàng, chàng, thiếp, quân tử, bằng hữu, tiểu sanh, tôn sư…
Chính những từ này làm cho mối quan hệ của các nhân vật có vẻ trang trọng, đượm màu sắc phong kiến. Đồng thời qua hệ thống từ này chúng ta biết được xuất thân và nghề nghiệp từng con người trong tác phẩm. Ngoài ra, lớp từ xưng hô Nguyễn Đình Chiểu dùng những từ Hán - Việt còn muốn thể hiện
ngãi sâu, hoạn nạn, thác đà, bia danh...Khi nói lên quan điểm sống của đấng nam nhi trong xã hội, tác giả đã dùng:
Làm trai ơn nước nợ nhà Thảo cha ngay chúa mới là tài danh.
[Lục Vân Tiên, câu 1765 - 1766]
Không chỉ Nguyễn Đình Chiểu với tác phẩm truyện Lục Vân Tiên mà
Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng đã sử dụng thành công hệ thống từ Hán -
Việt góp phần làm nên sự thành công cho tác phẩm. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì tỉ lệ từ Hán Việt trong Truyện Kiều cũng không quá lớn, chỉ vào khoảng 35%, và đều được sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt, hiệu quả. Chẳng hạn để để chỉ cha mẹ thì tác giả thường dùng những từ thay thế như
hai thân, song thân, hai đường; người mối lái thì nhà băng, băng nhân…,
trăng thì có cung quảng, gương nga, bóng nga, chị Hằng…
Hệ thống từ Hán - Việt được sử dụng trong truyện Lục Vân Tiên không
chỉ cho thấy ảnh hưởng của Truyện Kiều mà còn chứng minh được sự tài năng
của Nguyễn Đình Chiểu trong việc vận dụng ngôn ngữ.
3.2.2.2. Điển cố
Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm điển hình của
Nguyễn Đình Chiểu trong việc sử dụng điển cố văn học. Các điển cố khi được sử dụng đều mang lại những giá trị thẩm mĩ cao, góp phần biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả. Có những điển cố mang ý nghĩa phê phán, nhưng cũng có những điển cố mang ý nghĩa ca ngợi. Nguyễn Đình Chiểu sử dụng điển cố cũng có nhiều sáng tạo riêng có những điển cố được tác giả dụng nguyên dạng nhưng cũng có những điển cố được ông biến hóa phù hợp với nội dung khi sử dụng.
Điển cố được sử dụng trong truyện Lục Vân Tiên được sử dụng đa phần
lấy từ những tích chuyện xưa bao gồm các sự vật, sự việc, nhân vật biểu trưng cho loại tính cách, phẩm chất, quyền năng hay hành vi. Những nhân vật này
có thực trong lịch sử hoặc hư cấu trong tác phẩm văn học hay là những địa danh (vùng đất, sông hồ, núi non, biển cả,...) gắn với một tích truyện hay tượng trưng cho một khái niệm, một tư tưởng, tình cảm nào đó...
Nghệ thuật sử dụng điển cố trong sáng tác cũng là điểm tương đồng lớn
trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều. Phần lớn điển cố trong
Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên được dùng trong lời đối thoại của nhân vật, đặc biệt là nhân vật cao quý, lí tưởng, tạo nên cách nói trang trọng, văn hóa cho nhân vật.
Trong đoạn Tử Trực mắng cha con Võ Thể Loan Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng khá nhiều điển cố:
Chị dâu em bạn dám đâu lỗi nghì. Chẳng hay người học sách chi, Nói sao những tiếng dị kì khó nghe?
Hay là học thói nước Tề, Vợ người tử Củ đưa về Hoàn Công
Hay là học thói Đường cung Vợ người Tiều Lạc sánh cùng Thế Dân?
Người nay nào phải nhà Tần, Bất Vi gả vợ Dị Nhân lấy lầm Nói sao chẳng biết hổ thầm,
[Lục Vân Tiên, câu 1230 - 1240] Trong đoạn này tác giả đã sử dụng điển cố khi nhắc tới các nhân vật
trong các tích truyện cổ của Trung Quốc như: Hoàn Công sai người nói với
vua Lỗ giết Tử Củ, chiếm vợ của em; Đường cung: cung vua Đường; Bất
Vi kén trong số vợ mình, một người tuyệt đẹp đã có mang, dâng cho Tử Sở
làm vợ. Thái tử Sở lên làm vua, tức Trang Tương vương. Ba năm sau chết, con Sở (thực chất là con Bất Vi) lên ngôi Tần vương (Tần Thủy Hoàng). Thông qua việc dùng điển cố trong lời mắng của Tử Trực với cha con Thể
Loan tác giả đã thể hiện được thái độ lên án bản chất xấu xa của cha con nhà họ Võ. Đồng thời khắc họa được phẩm chất anh hùng của Tử Trực.
Đỉnh cao trong việc sử đụng điển tích trong truyện Lục Vân Tiên phải kể
đến đoạn thương ghét của ông Quán:
Quán rằng: "Ghét việc tầm phào Ghét cay ghét đắng ghét vào tới tâm.
Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần. Ghét đời ngũ bá phân vân, Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quí phân băng Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
Thương là thương đức thánh nhân, Khi nơi Tống Vệ lúc Trần lúc Khuông.
Thương thầy Nhan tử dở dang, Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hớn mạt đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên lượng ngùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dưng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Trong khoảng 20 câu lục bát mà Nguyễn Đình chiểu đã nhắc tới khá nhiều điển cố. Điều này khẳng định tài năng của Nguyễn Đình Chiểu trong việc vận dụng linh hoạt điển cố vào sáng tác của mình.
Còn Truyện Kiều, điển cố được sử dụng trong lời đối thoại Kim Trọng với Kiều:
Thoa này bắt được hư không, Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?
[Truyện Kiều, câu 305 - 306 ] Kiều nói với Thúc Sinh
Lòng còn gửi áng mây Vàng. Họa vần xin hãy chịu chàng hôm nay.
[Truyện Kiều, câu 1319-1320] Việc sử dụng thành công điển cố, Nguyễn Đình Chiểu không chỉ khiến
cho tác phẩm truyện Lục Vân Tiên mang một tầng ý nghĩa thâm sâu mà còn
làm nổi bật đặc điểm của truyện Nôm bác học.