8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của truyện Nôm bình dân
3.2.2.1. Từ thuần Việt
Nguyễn Đình Chiểu sáng tác truyện Lục Vân Tiên nhằm mục đích giáo
huấn, răn đời. Vì vậy, để có thể đến gần được hơn với quần chúng lao động
ông sử dụng trong tác phẩm của hệ thống từ thuần Việt như: thuyền, chìm, cá
nuốt, giữa dòng, hai tám, lao đao, đà, đục trong, mây trời, nên hư, nguồn cơn, chẳng phen, hai bảy, thang mây, dồi, đó, đăng, chớ nghi, …
Từ thuần Việt còn được ông thể hiện qua lớp từ xưng hô. Chẳng hạn qua lời Kiều Nguyệt Nga với Kim Liên ta dễ dàng nhận thấy mối quan hệ của hai người không đơn giản là chủ với tớ mà nó giống như của một người chị và một người em:
Thôi thôi em hỡi Kim Liên! Ðẩy xe cho chị qua miền Hà Khê.
Sử dụng lớp từ thuần Việt vào truyện Lục Vân Tiên không những làm cho tác phẩm tăng giá trị giáo dục đạo đức mà còn khiến người đọc có thể hiểu ngay những vấn đề tác giả muốn truyền tải.
3.2.2.2. Từ địa phương
Truyện Lục Vân Tiên là bước chuyển tiếp, chiếc cầu nối giữa văn chương
trung đại với văn học cận đại. Một trong những cái độc đáo, đặc sắc của LụcVân
Tiên cũng chính là cái chất phương ngôn Nam bộ thấm đẫm tác phẩm.
Trong Truyện Lục Vân Tiên tác giả đã sử dụng hàng loạt từ ngữ dân gian
trong lời ăn tiếng nói Nam Bộ và xứ Huế như: lướt dặm, nhắm kiểng, thưa
việc, trở việc, bôn chôn, bịn rịn, bĩ bàng, bậu, qua, mặt như sề thịt trâu, ê hề, tầm phào, vắng hoe, hỏi phăn, mưa tro, quày quả, đổ thừa, ni… Việc này nhằm tạo ra tính giao thoa của ngôn ngữ hai vùng miền, từ đó góp phần làm giàu thêm ngôn ngữ của dân tộc.
Truyện Lục Vân Tiên, ta thấy xuất hiện một lớp từ vựng mang dấu ấn
vùng miền Nam Bộ: heo/ lợn; bắp/ ngô; nhang/ hương; nhợ/ dây ; đui/ mù ;
hối/ giục ; kêu/ gọi ; quái/treo, chơn/chân
Người rằng: " Một gã con trai, "Ở đâu không biết lạc loài đến đây.
"Chơn tay mặt mũi tốt thay, "Đau chi nên nỗi nước nầy khá thương.
[Lục Vân Tiên, câu 917 - 920]
Sở dĩ có hiện tượng này tác phẩm Lục Vân Tiên, được truyền miệng trong
quần chúng nhân dân, cho nên có hiện tượng biến âm như thế có thể nghĩ là do người kể, người sao chép, người đọc đã theo cách phát âm phương ngữ.
Có thể nói nhân dân miền nam yêu thích Lục Vân Tiên không phải chỉ do
phương ngữ tao ra, nhưng phương ngữ vẫn có vai trò rất quan trọng. Phương ngữ miền Nam chính là một yếu tố trong giá trị hiện thực của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
3.2.2.3. Thi liệu văn học dân gian
Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm truyện Nôm bác học nhưng lại
được người bình dân yêu thích và lưu truyền. Điều đó được tạo nên chính vì Nguyễn Đình Chiểu đã biết vận dụng sáng tạo những thi liệu văn học dân gian vào sáng tác của mình.
Trong tác phẩm Lục Vân Tiên nhưng chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều
tứ thơ được khơi nguồn từ văn học dân gian như tục ngữ, thành ngữ, ca dao…
Tục ngữ, thành ngữ trong truyện Lục Vân Tiên đặc biệt hơn so với các
truyện Nôm khác là do nó mang đậm dấu ấn Nam Bộ. Hàng trăm câu thành
ngữ, tục ngữ dân gian như: vật đổi sao dời, màn trời chiếu đất, sớm còn tối
mất, phận bạc như vôi, tiền mất tật còn… đã hòa lẫn vào những câu thơ.
Việc trong trời đất biết chi, Sao dời vật đổi còn gì mà trông!
[Lục Vân Tiên, câu 579 - 580]
Nào hay nước chảy hoa trôi, Nào hay phận bạc như vôi thế này
[Lục Vân Tiên, câu 629 - 630]
Hoặc có thể thấy trong tác phẩm Lục Vân Tiên những mảnh rời của tục
ngữ như Chùa rách Phật vàng, nước có nguồn cây có cội, sống sao thác vậy,
trọng nghĩa khinh tài, chuông chẳng đánh sao kêu, đèn chẳng khêu sao rạng, vạch lá tìm sâu… Cho dù tác giả sử dụng nguyên vẹn hay những mảnh rời thì nội dung diễn đạt của câu thơ không mất đi.
Mục đích Nguyễn Đình Chiểu sáng tác truyện Lục Vân Tiên là để giáo
huấn, răn đe nên đối tượng mà tác giả hướng là những con người bình dân lao động, những người theo học đạo đức thánh hiền. Do vậy, ông thường vận dụng những câu thành ngữ, tục ngữ ngắn gọn mà có nội dung sâu xa.
Nghệ thuật vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác cũng là điểm tương đồng giữa Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Du.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng tài tình những câu tục ngữ qua đó thể hiện được những kinh nghiệm sống muôn thuở:
Ở đây tai vách mạch rừng, Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi
Kẻo khi sấm sét bất kỳ, Con ong cái kiến kêu gì được oan.
[Truyện Kiều, câu 1755 -1758] Nếu như tục ngữ, thành ngữ giúp truyện thơ Nôm bác học thể hiện một cách đặc sắc nội dung tư tưởng giàu tính triết lý của tác phẩm, thì ca dao, dân ca lại giúp các nhà thơ một cách đắc lực khi thể hiện nội dung trữ tình phong phú của nó.
Cái tài của Nguyễn Đình Chiểu chính là ở cách vận dụng thể loại văn học dân gian này. Có lúc ông sử dụng nguyên bản một câu ca dao, dân ca làm cho lời thơ thêm duyên dáng, nhuần nhị, ngọt ngào. Cũng giống như người dân lao động, ông đã sử dụng ca dao để thể hiện những điều mà bản thân
muốn nói trong tác phẩm. Khi đọc Lục Vân Tiên, ta sẽ bị ngỡ ngàng và khó
khăn khi có lúc không phân định được đâu là lời thơ của tác giả với ca dao. Chẳng hạn như trọng đoạn Võ Thể Loan ngày tiễn Vân Tiên tỏ ra hết sức bịn rịn, đã mượn một câu ca dao nhắn chàng:
Xin đừng tham đó bỏ đăng Chơi lê quên lựu, chơi trăng quên đèn
[Lục Vân Tiên, câu 412 - 413] Ngoài sử dụng sáng tạo những câu ca dao, tác giả còn đem vào tác phẩm
của mình một hệ thống những câu hát dân ca. Trong truyện Lục Vân Tiên câu
“Ví dầu còn nhớ tích xưa” nghe giống như những câu hát ru quen thuộc trong dân gian mà bà và mẹ thường cất lên khi dỗ cho con ngủ.
Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắc lẻo, ghập ghềnh khó đi
Việc vận dụng ca dao, dân ca vào sáng tác không chỉ đem lại hiệu quả
cao ở tác phẩm truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu mà trước đó
Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều. Ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều có rất
nhiều câu mang bóng dáng của ca dao như vậy
Còn non, còn nước, còn trời Còn về, còn nhớ đến ngày hôm nay.
(Truyện Kiều)
Còn non, còn nước, còn trời Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
(Ca dao)
Ngoài ra, ảnh hưởng của diễn xướng dân gian trong truyện Lục Vân Tiên
đậm nhất, và rất dễ nhận ra thể hiện rõ rệt nhất ở cách phân truyện ra làm sáu lớp minh bạch.
Truyện nàng sau hãy còn lâu Truyện chàng xin nối thứ đầu chép ra.
[Lục Vân Tiên, câu 287 - 288] Cách sắp đặt cốt truyện thành từng khối rõ ràng, việc kết thúc từng đoạn nhanh gọn đã làm cho người nghe khỏi phải chờ đợi, nội dung tác phẩm cũng dễ nắm bắt.
Việc vận dụng thi liệu văn học dân gian vào tác phẩm truyện Lục Vân
Tiên tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã khiến cho tác phẩm đến được gần hơn với
quần chúng nhân dân.
3.2.2.4. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị
Truyện Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nhằm mục đích
để kể nhiều hơn là để đọc. Do vậy, từ ngữ không mấy trau chuốt, hầu như không có những vế câu đăng đối chỉn chu. Ngôn ngữ đối thoại rất sống động, rất tự nhiên.
Thằng nào dám tới lẫy lừng ở đây Trước gây việc dữ tại mày
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng...
[Lục Vân Tiên, câu 128 -130] Kể cả nhưng nhân vật rất nho nhã như Lục Vân Tiên, ngôn ngữ sử dụng cũng rất bình dân.
Khoan khoan ngồi đó chớ ra, Nàng là phận gái, ta là phận trai.
[Lục Vân Tiên, câu 145 - 146]
Đối ngược với truyện Lục Vân Tiên, ngôn ngữ Truyện Kiều cầu kì, điêu
luyện, bác học. Khi miêu tả sự hào hoa phong nhã của Kim Trọng, Nguyễn Du sử dụng điển tích.
Khen tài nhả ngọc phun châu Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này.
[Truyện Kiều, câu 405 - 406]
Ngoài ra trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện là một bậc
thầy trong việc sử dụng cấu trúc tiểu đối chiếm trọn vẹn một dòng thơ.
Trai anh hùng / gái thuyền quên Hoa ghen thua thắm / liễu hờn kém xanh
Như vậy, qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm truyện Lục
Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện sử ảnh hưởng của truyện Nôm bình
dân rõ hơn so với tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài ra với hệ
thống “ngôn ngữ truyện Lục Vân Tiên mộc mạc, giản dị, đó là thứ ngôn ngữ
vừa để kể vừa làm tác động, và nghe kể là hiểu ngay tức khắc” [41, tr. 647] đã rất đắc dụng với mục đích sáng tác của tác giả.
Tiểu kết:
Nhân vật ở truyện Lục Vân Tiên được xây dựng theo mẫu hình tải tử
giai nhân, các nhân vật chính đều là những người tài sắc vẹn toàn. Đây cũng là điểm tương đồng lớn nhất trong nghệ thuật xây dựng nhân vật giữa truyện
Lục Vân Tiên và Truyện Kiều. Tuy nhiên trong truyện Lục Vân Tiên tác giả không nhấn mạnh vào con người với tài nghệ thuật mà nhấn mạnh vào con
người hành động vì chính nghĩa. Ngoài ra trong truyện Lục Vân Tiên chúng ta
còn thấy ảnh hưởng của truyện Nôm bình dân trong cách xây dựng nhân vật nam được giới thiệu trọn vẹn từ xuất thân đến những diễn biến chính trong cuộc đời.
Xét về nghệ thuật ngôn từ trong truyện Lục Vân Tiên ta thấy tác phẩm
là sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân. Ngôn ngữ truyện Nôm bác học thể hiện qua tác phẩm thông qua hệ từ Hán - Việt, điển tích điển cố, còn ngôn ngữ của truyện Nôm bình dân thể hiện qua việc tác giả sử dụng hệ thống từ phương ngữ, thi liệu văn học dân gian. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ kết hợp giữa ngôn ngữ trong truyện Nôm Bác học và truyện Nôm bình dân trong một tác phẩm là điểm tương đồng lớn của Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Du thể hiện qua hai tác phẩm
truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều. Qua điểm tương đồng này chúng ta
thấy được sự ảnh hưởng của Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều đối với
Nguyễn Đình Chiểu thông qua tác phẩm Lục Vân Tiên. Đồng thời thấy
được tài năng của Nguyễn Đình Chiểu trong việc làm phong phú cho thể loại thơ Nôm nước nhà.
KẾT LUẬN
Truyện thơ là một bộ phận văn học khá độc đáo và có giá trị của nền văn học Việt Nam. Mặc dù hiện nay chưa xác định chính xác được thời điểm xuất hiện của truyện thơ nhưng trong vốn truyện thơ dân tộc đã ghi nhận hai tác
phẩm nổi tiếng: Truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu. Vấn đề phần loại truyện thơ tuy vẫn chưa nhận được sự thống nhất của các nhà nghiên cứu nhưng dù phân loại theo tiêu chí nào các tác giả cũng đảm bảo được nội dung mà từng thể loại truyện Nôm đề cập.
Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một truyện Nôm bác
học gắn với những đặc điểm về cốt truyện có tính chất tự truyện kết hợp với hư cấu, nhân vật được miêu tả qua đối thoại và độc thoại. Tuy là một truyện
Nôm bác học nhưng truyện Lục Vân Tiên chịu chi phối khá nhiều về kết cấu
và mô thức tự sự của truyện Nôm bình dân. Xét về mô thức tự sự, truyện được xây dựng trên mô hình chính: gặp gỡ - tai biến/ lưu lạc - đoàn viên. Còn về kết cấu, truyện được xây dựng theo cốt truyện dân gian, thời gian tuyến tính, mạch truyện không liền mạch, nhân vật được miêu tả qua hành động, kết hợp với kết cấu của kịch đó là đặc điểm nổi bật nhất về kết cấu tự sự của
truyện Nôm bác học được thể hiện qua truyện Lục Vân Tiên.
Nhân vật ở truyện Lục Vân Tiên được xây dựng theo mẫu hình tài tử
giai nhân, các nhân vật chính đều là những người tài sắc vẹn toàn. Đây cũng là điểm tương đồng lớn nhất trong nghệ thuật xây dựng nhân vật giữa truyện
Lục Vân Tiên và Truyện Kiều. Ngoài ra trong truyện Lục Vân Tiên chúng ta còn thấy ảnh hưởng của truyện Nôm bình dân trong cách xây dựng nhân vật
nam chính có xuất thân bần hàn. Xét về nghệ thuật ngôn từ trong truyện Lục
Vân Tiên ta thấy tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân. Ngôn ngữ truyện Nôm bác học thể hiện qua tác phẩm thông qua hệ từ Hán - Việt, điển tích điển cố, còn ngôn ngữ của truyện Nôm bình dân thể hiện qua việc tác giả sử dụng hệ thống từ phương
ngữ, thi liệu văn học dân gian. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ kết hợp giữa ngôn ngữ trong truyện Nôm Bác học và truyện Nôm bình dân trong một tác phẩm là điểm tương đồng lớn của Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Du thể
hiện qua hai tác phẩm truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều. Qua điểm tương
đồng này chúng ta thấy được sự ảnh hưởng của Nguyễn Du và tác phẩm
Truyện Kiều đối với Nguyễn Đình Chiểu thông qua tác phẩm Lục Vân Tiên. Đồng thời thấy được tài năng của Nguyễn Đình Chiểu trong việc làm phong phú cho thể loại thơ Nôm nước nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường (1999), Từ điển văn học Việt
Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
2. Hoàng Giật Cầu (1972), “Lược khảo về hai tên sách “Truyện Tây Minh”
và “Truyện Tam Công”, Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và
lao động nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Huệ Chi (1972), “Con đường thơ của Nguyễn Đình Chiểu”,
Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Nguyễn Đình Chú (1972), “Từ lý tưởng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu
nước”, Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và lao động nghệ
thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Mai Cao Chương (1984), “Tìm hiểu quan điểm văn học của Nguyễn
Đình Chiểu và sự vận dụng quan điểm đó vào thực tiễn sáng tác của
ông”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học về Nguyễn Đình Chiểu, Sở văn hóa
thông tin và Hội văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre xuất bản.
6. Xuân Diệu (1963), Mấy cảm nghĩ về cụ Đồ Chiểu: Đâm mấy thằng gian
bút chẳng tà, Báo Thống nhất, (314).
7. Xuân Diệu (1972), Đọc lại thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Tác phẩm mới,
(20).
8. Võ Văn Dung (1974), “Nguyễn Đình Chiểu, chiến sĩ”, Nxb Trí Đăng
9. Văn Dương (1933), “Giá trị cuốn “Lục Vân Tiên” và cuốn “Kim Vân
Kiều” hơn kém nhau thế nào?, Tạp chí Văn học, (14).
10. Hà Minh Đức và Bùi Văn Nguyên (2006), Thơ ca Việt Nam hình thức và
thể loại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
11. Cao Huy Đỉnh (1972), “Đồ Chiểu với sự chuyển mình của văn hóa dân tộc”,
12. Phạm Văn Đồng (1963), “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn
nghệ của dân tộc”, Tạp chí văn học, (1). In lại trong Mấy vấn đề về cuộc
đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, (in lần 1) Nxb Khoa học, Hà Nội.
13. E. Hoeffel (1943), “Đức trung hiếu, tiết, nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu”
In lại trong Nguyễn Đình Chiểu về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục.
14. Bảo Định Giang (1963), “Một tấm gương yêu nước lớn, một nhà thơ
lớn”, Tuần báo Văn nghệ, (10). In lại trong Mấy vấn đề về cuộc đời và
thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Nxb Khoa học, Hà Nội.
15. Bảo Định Giang (1990), Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam
Bộ nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
16. Bảo Định Giang, Vũ Đình Liên, Nguyễn Sỹ Lâm (1963), Thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu, (in lần 1), Nxb Văn học.
17. Hà Huy Giáp (1972), “Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn yêu nước chống