Đặc điểm kết cấu theo mô thức truyện Nôm bình dâ nở truyện Lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện lục vân tiên từ góc nhìn thể loại truyện nôm (trong so sánh với truyện kiều) (Trang 32 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Đặc điểm kết cấu theo mô thức truyện Nôm bình dâ nở truyện Lục

Vân Tiên trong so sánh với Truyện Kiều

2.1.3.1. Cốt truyện

Truyện Nôm bình dân có cốt truyện “thường được viết dựa theo những

câu chuyện cổ dân gian Việt Nam, chứ không phải dựa theo những cốt truyện của Trung Quốc” [41, tr. 477 - 478]. Khi xét về cốt truyện của tác phẩm Lục Vân Tiên ngoài những phần giống cuộc đời thực của Nguyễn Đình Chiểu như từ thuở bé được học hành chu đáo, thi đậu tú tài, trên đường chuẩn bị đi thi kỳ thi tiếp thì mẹ mất nên đã bỏ thi trở về chịu tang mẹ, giữa đường vì quá thương khóc mẹ nên bị mù mắt, bị vị hôn thê bội ước thì trong tác phẩm ta thấy bóng dáng của truyện dân gian. Đầu tiên là môtip dũng sĩ cứu người đẹp, trong truyện cổ dân gian, Thạch Sanh đã giết đại bàng cứu Quỳnh Nga còn trong truyện của mình Nguyễn Đình Chiểu cũng sử dụng môtíp này qua hành động Lục Vân Tiên đánh bọn cướp Phong Lai cứu Nguyệt Nga. Ngoài

môtip dũng sĩ cứu người đẹp trong truyện Lục Vân Tiên còn sử dụng môtip

đánh thắng giặc vinh hiển. Trong truyện dân gian nhân vật chính sau khi chiến thắng những kẻ tiểu nhân, giặc ngoại xâm kéo đến chàng đánh thắng và

được nhường ngôi còn trong truyện Lục Vân Tiên, Vân Tiên sau khi thoát

nạn thi đỗ vinh hiển có công đánh thắng giặc nên được trọng thưởng. Như

vậy, truyện Lục Vân Tiên mang đặc điểm kết cấu theo mô thức truyện Nôm

bình dân khá rõ ràng còn Truyện Kiều của Nguyễn Du hoàn toàn không mang

đặc điểm của thể loại truyện này.

2.1.3.2. Nhân vật được miêu tả qua hành động

Nhân vật trong truyện Nôm bình dân “thường được miêu tả thông qua

hành động, chứ không phải thông qua miêu tả ngoại hình hay phân tích nội

tâm” [41, tr. 490]. Ảnh hưởng của truyện Nôm bình dân thể hiện trong truyện

Lục Vân Tiên Truyện Kiều được thể hiện khá rõ qua nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Trong truyện Lục Vân Tiên, các nhân vật thường được miêu tả qua

hành động “ngắn gọn, gợi nghệ thuật diễn xướng của tuồng hát bội”[66, tr.

638]. Trên đường đi thi, gặp bọn cướp Phong Lai hoành hành chàng xông vào đánh cướp để cứu dân. Đây là một việc nghĩa mà chàng không thể không làm với mục đích cao đẹp, xuất phát từ tấm lòng tự nguyện.

Vân Tiên ghé lại bên đàng Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 123 - 126] Lục Vân Tiên khi chứng kiến cảnh lũ cướp hoành hành, gây họa cho người dân với bản tính cương trực, căm ghét cái ác đã thôi thúc chàng hành động, và hành động của chàng chỉ diễn ra trong một cái chớp mắt, chàng không hề suy nghĩ, tính toán thiệt mất mà lập tức ra tay diệt trừ mối nguy hại bảo vệ người dân. Trong tình huống đánh bọn cướp Phong Lai chàng không kịp chuẩn bị mà tiện tay bẻ luôn cành cây bên đường để làm vũ khí diệt trừ

cái ác “Bẻ cây làm gậy nhằm đằng xông vô”. Nhân nghĩa trong hành động mà

lời nói của chàng cũng thể hiện được tính cách cương trực, thẳng thắn của

chàng “Kêu rằng bớ đảng hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Trong

tác phẩm Lục Vân Tiên không chỉ có chàng họ Lục được miêu tả thông qua

hành động mà còn có nhiều nhân vật khác. Trong đó phải kể đến Hớn Minh,

một trang nam tử hán gặp tên quan huyện Đặng Sinh “gặp con gái tốt cưỡng

gian không nghì” tức thì nổi giận hành động:

Tôi bèn nổi giận một khi Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò.

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 1161 - 1162]

Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hành động của nhân vật trong truyện Lục

động cơ tâm lý khi hành động. Những điểm này cho thấy hành động của các nhân vật trong tác phẩm rất giống với kịch tuồng. Qua nghệ thuật xây dựng hành động của nhân vật, rõ ràng Nguyễn Đình Chiểu chịu ảnh hưởng của nghệ thuật trình diễn ở vùng đất phương Nam trong sáng tác là khá đậm nét.

Hành động của nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên không chỉ chịu ảnh

hưởng kịch tuồng mà nó còn bị chi phối sâu sắc bởi giáo dục Nho giáo. Trong lần đầu gặp mặt, sau khi đánh tan bọn cướp Nguyệt Nga định xuống xe để tạ ơn cứu mạng nhưng Vân Tiên đã vội cản lại.

Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái ta là phận trai.

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 145 - 146] Qua hành động trên, có thể khẳng định Vân Tiên ảnh hưởng khá đậm nét giáo dục của lễ, quy định quan hệ nam nữ thụ thụ bất thân.

Trong truyện Lục Vân Tiên ảnh hưởng của Nho giáo ngoài thể hiện qua

hành động còn được thể hiện qua phát ngôn:

Nhớ câu kiến ngãi bất vi. Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 179 - 180] Vân Tiên tự khẳng định hành động cứu Nguyệt Nga là hành động vì

nghĩa, bởi sách thánh hiền từng dạy “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” (Thấy việc

nghĩa không làm thì không phải người anh hùng - Luận ngữ, thiên Vi chính). Ngoài nhân vật Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực cũng được miêu tả thông qua hành động của một người đọc sách thánh hiền thông qua hành động phản kháng khi gia đình Võ Công định gả con gái cho.

Tới đây thời ở lại đây,

Cùng con gái lão sum vầy thất gia. Phòng khi hôm sớm vào ra,

Trực rằng: "Ngòi bút dĩa nghiên. Anh em xưa có thề nguyền cùng nhau.

Vợ Tiên là Trực chị dâu, Chị dâu em bạn dám đâu lỗi nghì.

Chẳng hay người học sách chi, Nói sao những tiếng dị kì khó nghe?

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 1223 - 1232]

Nói sao chẳng biết hổ thầm, Người ta há phải là cầm thú sao?

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 1239 - 1240] Nguyệt Nga tuy là phận nữ nhi nhưng cũng được Nguyễn Đình chiểu miêu tả thông qua những hành động vì nghĩa. Gặp Vân Tiên trong hoàn cảnh éo le, trước một chàng trai khôi ngô tuấn tú, anh hùng trượng nghĩa thì nàng không tránh được việc nảy sinh tình cảm. Nhưng vì xuất thân trong gia đình gia giáo, nàng đã nhanh chóng chuyển cảm xúc sang bổn phận và trách nhiệm.

Vân Tiên từ giã phản hồi,

Nguyệt Nga than thở: "Tình ôi là tình! Nghĩ mình mà ngán cho mình, Nỗi ân chưa trả nỗi tình lại vương.

Nặng nề hai chữ uyên ương, Chuỗi sầu ai khéo vấn vương vào lòng.

Nguyện cùng Nguyệt lão hỡi ông! Trăm năm cho vẹn chữ tùng mới an.

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 237 - 244] Miêu tả nhân vật qua hành động cũng là điểm tương đồng khá rõ nét

sau khi làm lễ “vấn danh”, được Mụ mối đưa vào “lầu trang”, lúc này bản chất hạ lưu trong con người hắn mới dần dần được bộc lộ.

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang. Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.

[Truyện Kiều, câu 630 - 631]

Chỉ bằng cử chỉ “ngồi tót”, Nguyễn Du đã phơi bày chân tướng vô học,

bản chất con buôn của Mã Giám Sinh. Đó là một cử chỉ vội vàng, khiếm nhã, không phù hợp với địa vị người đi hỏi vợ và không đúng với phẩm cách văn hóa của một giám sinh trường Quốc học.

Cũng cùng phường xấu xa, lừa lọc với Mã Giám Sinh còn có Sở Khanh.

Chỉ bằng hành động “lẻn” và cử chỉ “lẩm nhẩm gật đầu” Nguyễn Du đã lột

trần bộ mặt đáng ghê sợ của Sở Khanh khi đánh lừa Kiều:

Tường đông lay động bóng cành Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào

[Truyện Kiều, câu 1094 - 1095] Rồi khi nghe Kiều ân cần kể lể, hắn:

Lặng nghe lẩm nhẩm gật đầu Ta đây nào phải ai đâu mà rằng

[Truyện Kiều, câu 1100 - 1101]

Hành động “lẻn” và cử chỉ “lẩm nhẩm” của Sở Khanh được Nguyễn

Du sử dụng đã hàm ý chỉ một người không tử tế.

Miêu tả nhân vật bằng hành động, không chỉ Nguyễn Du vận dụng khi khắc họa phường buôn thịt bán người mà một viên quan đại thần như Hồ Tôn Hiến cũng được tác giả vận dụng thành công để làm bật lên bộ mặt lưu manh, xảo trá. Phụng chỉ quân vương đi dẹp loạn nhưng hắn không đấu với Từ Hải bằng tài năng mà lại dùng mưu mô thấp hèn để mua chuộc Thuý Kiều, lừa hại chết Từ Hải. Vô liêm sỉ hơn, sau khi Từ chết, hắn còn ép Kiều “hầu hạ dưới màn”, làm nhục Kiều:

Nghe càng đắm, ngắm càng say Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình

[Truyện Kiều, câu 2579 - 2580] Trước vẻ đẹp của Thuý Kiều, hành động “ngây” đã bộc lộ rõ một hình ảnh si mê, thấp hèn…

Không chỉ có các nhân vật phản diện mà đối với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du cũng lựa chọn cách miêu tả nhân vật qua hành động, cử chỉ để khắc hoạ tính cách. Trong tiết thanh minh, Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau đã nảy sinh tình cảm trong lòng.

Người quốc sắc kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

[Truyện Kiều, câu 2579 - 2580] Thúy Kiều, vì tình yêu, vì khao khát hạnh phúc, được tâm sự với người yêu nàng đã:

Cửa ngoài vội rủ rèm the,

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

[Truyện Kiều, câu 431 - 432]

Với cử chỉ “xăm xăm” bộc lộ rõ Kiều là con người dám vượt ra khỏi

những quy định khắt khe của lễ giáo phòng kiến để hành động theo sự mách bảo của trái tim mình.

Mặc dù nhân vật cùng được miêu tả qua hành động của nhân vật trong

truyện Lục Vân Tiên Truyện Kiều có sự khác nhau rõ rệt. Truyện Lục Vân

Tiên, Nguyễn Đình Chiểu chỉ đơn thuần miêu tả hành động nhưng trong

Truyện Kiều, hành động nhân vật thường được tác giả bình luận, tỏ thái độ và phân tích tâm lý nhân vật khi hành động. Trước hành động bán mình chuộc cha thì Nguyễn Du đã có đoạn thơ rất dài miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều khi trao lại duyên cho Thúy Vân. Thúy Kiều bắt đầu giãi bày nỗi lòng của mình bằng những câu thơ như dao cắt:

Giữa đường dứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

[Truyện Kiều, câu 725 - 730]

Trước khi hành động Thúy Kiều đã đắn đo bên tình bên nghĩa “Hiếu tình

khôn lẽ hai bề vẹn hai”. Nguyễn Du đã miêu tả khá sinh động những mâu thuẫn nội tâm của nhân vật.

Như vậy, bằng cách miêu tả nhân vật qua hành động, Nguyễn Đình

Chiểu và Nguyễn Du đã khiến cho nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên

Truyện Kiều hiện lên cụ thể, sinh động. Tuy nhiên hành động của các nhân vật trong hai tác phẩm bị chi phối bởi những yếu tố khác nhau. Trong truyện

Lục Vân Tiên các nhân vật được miêu tả qua hành động mang tính đạo lí, còn

hành động của các nhân vật trong Truyện Kiều mang tính hiện thực.

2.1.3.3. Nhân vật phân theo hai tuyến đối lập

Trong các truyện Nôm bình dân, khi sử dụng lối kết cấu tương phản, đối lập, cho dù truyện có số lượng nhân vật ít hay nhiều, thì tính cách cũng được phân chia thành các phe/ tuyến khác nhau: thiện - ác, chính - tà, tốt - xấu… Do vậy, “Tính cách của nhân vật trong truyện Nôm bình dân, nét nổi bật là tính chất đơn giản, một chiều bất biến” [41, tr.491]. Ở truyện thơ Nôm bình dân, tuyến thiện là những nhân vật xuất thân nghèo khổ, những người thấp cổ bé họng trong xã hội. Họ thuộc những người chính nghĩa mang đầy đủ những nét đẹp của con người như tài năng, ngay thẳng, đẹp người đẹp nết, hiếu nghĩa, hoặc vua sáng và quan chức thanh liêm... Tiêu biểu cho tuyến nhân vật chính diện trong truyện Nôm bình dân có thể kể đến các nhân vật: Phạm Công, Cúc Hoa,

Phạm Tải, Ngọc Hoa, Phương Hoa, Lão bà, Lý Công, Diêm Vương… Trong

truyện Lục Vân Tiên nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Hớn Minh,

Vương Tử Trực ... Truyện Kiều có nhân vật: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương

Quan, Kim Trọng, Từ Hải, sư Giác Duyên … cũng được xếp vào tuyến nhân vật này.

Tuy nhiên khác với truyện kể dân gian hay truyện Nôm bình dân, nhân

chính diện trong Lục Vân Tiên là sự kết hợp của lý tưởng đạo lý dân gian và lí

tưởng của nhà Nho. Do vậy, trong truyện còn có kiểu nhân vật mang màu sắc ẩn sĩ theo Nho giáo, rõ nhất là ở nhân vật ông Quán với lối sống lánh đời.

Dấn thân vào chốn an nhàn Thoát vòng danh lợi lánh đàng thị phi.

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 617 - 618] Đồng cảm với Vân Tiên khi biết chàng vừa mất người thân nên ông đã giúp đỡ vô tư, khảng khái.

Quán rằng: thương đấng anh hùng Đưa ba hườn thuốc để dành hộ thân.

[Truyện Lục Vân Tiên, câu 607 - 608] Tuyến ác là những con người nắm quyền kinh tế và chính trị thường là từ anh chị cả đến phú nông, vua quan. Họ thuộc những người phi nghĩa, mang đầy đủ những đặc tính xấu từ ngoại hình đến nhân cách: họ là kẻ ác thường mưu mô xảo trá, ỷ thế cậy quyền, coi thường kỷ cương, đạo lý, nhân nghĩa.

Điển hình cho tuyến nhân vật phản diện trong truyện Lục Vân Tiên có: Trịnh

Hâm, Bùi Kiệm, cha con nhà họ Võ, thái sư đương triều… Những nhân vật này hành động hoàn toàn trái ngược với đạo lý. Gia đình họ Võ có hôn ước với họ Lục, khi Vân Tiên khôi ngô tuấn tú, tài năng hơn người thì họ săn đón,

thậm chí còn lo sợ chàng “tham đó bỏ đăng”, “chơi lê quên lựu chơi trăng

ruồng rẫy, hãm hại chàng. Cha con Võ Thể Loan nhẫn tâm đem bỏ Vân Tiên bị mù vào hang tối. Còn Trịnh Hâm ganh ghét Vân Tiên hơn người nên đã lập mưu hãm hại bằng việc trói tiểu đồng hòng cho hổ ăn thịt, đẩy chàng xuống biển hòng giết người. Bùi Kiệm bất chấp mối thân tình với Vân Tiên mà ép

duyên Nguyệt Nga. Còn trong Truyện Kiều, điển hình cho nhân vật phản diện

có thể kể đến viên quan xấu xa như Hồ Tôn Hiến, bọn “buôn thịt bán người”

như: Tú Bà, Mã Giám Sinh ... Cách xây dựng nhân vật phân tuyến trong

truyện Lục Vân TiênTruyện Kiều là sự lí giải cho quy luật nhân quả.

Trong Truyện Kiều ngoài kết cấu nhân vật theo hai tuyến đối lập chính

diện - phản diện thì có thêm kiểu “nhân vật trung gian” khó phân tuyến như

Hoạn Thư, Thúc Sinh… Hoạn Thư thoạt nhìn có thể coi đây là nhân vật tiêu biểu cho sự tàn bạo độc ác, một con người có tính ghen tuông cay nghiệt… nhưng thật ra đó chỉ là lớp vỏ bề ngoài. Vượt qua tất cả, Hoạn Thư còn là một con người luôn biết cách giữ cho gia đình êm ấm, tránh điều tiếng, giữ gìn danh dự cho chồng, cho mình, trả thù thói đen bạc của chồng nhưng không đối xử cạn tàu ráo máng với tình địch mà còn có chút vị tha, trước hoàn cảnh bờ vực vẫn tỏ ra bình tĩnh, khôn ngoan để thoát chết…

Ngoài ra Thúy Kiều mặc dù là nhân vật chính diện nhưng vẫn có mặt hạn chế. Khi khuyên Từ Hải đầu hàng triều đình, Nguyễn Du đã phơi bày sự tham lam và chủ nghĩa cơ hội của nàng.

Nàng thời thật dạ tin người, Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu.

Nghĩ mình mặt nước cánh bèo, Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân.

Bằng nay chịu tiếng vương thần, Thênh thênh đường cái thanh vân hẹp gì!

Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương. Cũng ngôi mệnh phụ đường đường,

Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha. Trên vì nước dưới vì nhà, Một là đắc hiếu hai là đắc trung. Chẳng hơn chiếc bách giữa dòng,

E dè sóng vỗ hãi hùng cỏ hoa.

[Truyện Kiều, Câu 2473 - 2486]

Ở truyện Lục Vân Tiên, nhân vật được nhà thơ xây dựng theo quan niệm

ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Vì vậy, “nhân vật có tính cách nhất phiến được biểu hiện từ đầu đến cuối truyện không có sự thay đổi. Tốt thì tốt hẳn, xấu thì xấu hẳn, đã ác thì việc gì cũng ác, hoàn cảnh nào cũng ác, còn đẹp thì cái gì cũng đẹp, ở đâu cũng đẹp, hầu như không có sự biến chuyển. Trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện lục vân tiên từ góc nhìn thể loại truyện nôm (trong so sánh với truyện kiều) (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)