Bùi Thị Như Lan nữ nhà văn quân đội miền núi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 30 - 36)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2.2. Bùi Thị Như Lan nữ nhà văn quân đội miền núi

Nhà văn nữ dân tộc Tày - Bùi Thị Như Lan là mô ̣t nhà văn quân đội (Quân khu Việt Bắc). Vì thế, chị hay viết về đề tài cuộc sống con người miền núi phía Bắc, và nhất là những số phận, cảnh ngộ của những người phụ nữ (có chồng tham gia quân đội) và những người lính DTTS trong đời sống quân ngũ và cuộc sống đời thường. Là một nhà văn nữ còn khá trẻ, khỏe, Bùi Thị Như Lan đã đi và lăn lộn trên khắp mọi miền thuộc biên giới phía Bắc. Với niềm đam mê nghiệp văn chương, chị đã viết đều, viết đa dạng các thể loại và chủ đề, nhưng viết nhiều hơn và thành công hơn cả là thể loại truyện ngắn. Chính ở thể loại này chị đã gặt hái được nhiều thành công, được đánh giá cao và đạt được nhiều Giải thưởng từ Trung ương đến địa phương.

Năm 1999, với truyê ̣n ngắn đầu tay Bố ơi được in trang tro ̣ng trong Ta ̣p chí Văn nghệ quân đô ̣i, bước đầu cái tên Bùi Thị Như Lan đã xuất hiện và in dấu trong lòng đô ̣c giả. Thành công đầu tiên ấy đã thôi thúc chị dấn thân sâu hơn vào con đường văn chương đầy vất vả, nhọc nhằn nhưng cũng đầy ý nghĩa. Nhà văn Như Lan say sưa, miệt mài với sự nghiệp văn chương của mình nên chị đã có một số lượng tác phẩm đáng nể trọng. Chă ̣ng đường gần 20 năm cầm bú t - nhà văn đã cho ra đời một số tác phẩm cụ thể như sau:

+ Tiếng chim kỷ giàng,Tập truyê ̣n, Nhà xuất bản Quân đô ̣i, 2004

+ Mù a hoa mắc mật, Tập truyện, Nhà xuất bản Thanh niên, 2005

+ Hoa mía,Tập truyê ̣n , Nhà xuất bản Thanh niên, 2006

+ Lờ i sli bay cao, Tập truyện, Nhà xuất bản Quân đô ̣i, 2007 + Bồng bềnh sương núi, Tập truyện, Nhà xuất bản Dân tộc 2009 + Cọn nước đôi, Tập truyện, Nhà xuất bản Quân đội 2012

+ Mùa hoa Bjoóc phạ, Tập truyện, Nhà xuất bản Kim đồng 2013 + Tiếng kè n pílè, Tập truyê ̣n, Nhà xuất bản Quân đội năm 2015

+ Tập ký : Những con đường lặng im sau tiếng súng (2016) Các tác phẩm của chị đã đa ̣t đươ ̣c nhiều Giải thưởng như:

- Giả i Ba, Truyện ngắn Bố ơi! Cuộc thi viết truyê ̣n ngắn trong đời bộ đội của Tổng cu ̣c Chính tri ̣ (1999).

- Giả i Ba (Không có giải Nhất), truyê ̣n ngắn Nú i đợi,(Cuộc thi viết truyện ngắn, Ta ̣p chí Văn nghệ Quân đô ̣i (2001-2002).

- Giả i Nhì, truyện ngắn Gió hoang, (cuộc thi sáng tác truyê ̣n ngắn và bú t kí, Ta ̣p chí văn hóa các dân tô ̣c (2004)).

- Giả i C, Tập truyê ̣n Hoa mía, (Hội Văn ho ̣c nghê ̣ thuâ ̣t các dân tô ̣c thiểu số Việt Nam (2006)).

- Giả i A, Tập truyê ̣n ngắn Tiếng chim kỷ giàng,(Tổng kết 5 năm truyện ngắn Thá i Nguyên (2007)).

- Giải Ba truyện ngắnMùa hoa Bjoóc phạ,(cuộc thi viết truyện ngắn,

bút ký do Hội Nhà văn phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức,(Năm 2013)….

- Trong tập truyện Tiếng kèn pílè có mô ̣t số truyê ̣n đươ ̣c phát trên đài phát thanh Việt Nam như: Lờ i sli trôi trong trăng, Bạn toồng… Ngoài ra chị còn một số tác phẩm được in trên Ta ̣p chí văn nghệ Quân đô ̣i (như: Gió thổi qua rừ ng, Tiếng kèn pílè…) và in trên Báo văn nghệ Công an (như: Hắn, Lá bùa đỏ…).

Là nhà văn quân đội, Bùi Thị Như Lan cũng những quan điểm riêng, cách viết riêng để có được những tác phẩm mang nét riêng, độc đáo. Theo nhà văn thì vấn đề quan thiết nhất đối với các nhà văn và các cây bút đó chính là tư duy, là tài năng, sự tâm huyết và sự lựa cho ̣n đề tài. Tài năng của nhà văn là yếu tố hàng đầu để có tác phẩm hay. Đó là ha ̣t giống, nhưng để ha ̣t giống đó nảy mầm, ra hoa, kết trái, phải phu ̣ thuô ̣c vào mảnh đất gieo trồng. Mảnh đất ấy chính là cô ̣i nguồn văn hóa, là môi trường sáng tác của mỗi nhà văn, để rồi bằng vốn sống được tích lũy bằng tình cảm sâu sắc và cách tiếp câ ̣n và khai thác các đề tài miền núi tâm đắc

nhất. Có lối tư duy đầy sáng tạo thì nhà văn sẽ cho ra đời tác phẩm mang hơi thở, hương sắc và đặc trưng của cuô ̣c sống vùng miền với những con người cụ thể trong những hoàn cảnh sống cụ thể

Vớ i Bùi Thị Như Lan, cô ̣i nguồn và môi trường sống của chị chính là thiên nhiên núi rừng và cuộc sống của đồng bào các DTTS vùng cao Viê ̣t Bắc. Trong đó, tinh hoa văn hóa và nét đe ̣p truyền thống nằm trong ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc; là phong tu ̣c tâ ̣p quán và trong các tín ngưỡng dân gian, trong các lễ hội cổ truyền và trong vốn văn hóa văn nghê ̣ dân gian phong phú đặc sắc của các dân tộc vùng miền núi… Đó chính là nguồn sữa nuôi dưỡng sự đam mê, sự trưởng thành trong sự nghiệp văn chương của nhà văn.

Khi sáng tác điều mà nhà văn luôn phải quan tâm đó là việc phải bám sát sự đổi thay của cuộc sống ở miền núi, của con người vùng cao trong các giai đoạn lịch sử cụ thể, đặc biệt là trong thời kì Đổi Mới và hội nhâ ̣p quốc tế. Các sáng tác văn học nếu “bám rễ” vào cuộc sống mới thì mới nêu bật được cái hay, cái đe ̣p, những thành quả của khoa học kĩ thuật, mối giao thoa giữa các nền văn hóa trong cô ̣ng đồng và cả cái khiếm khuyết, cái mặt trái của cuộc sống hiê ̣n ta ̣i đang trên đà chuyển động, đổi mới và phát triển. Đó là nhiê ̣m vụ và trách nhiệm của người cầm bú t. Và khi tác phẩm đi sâu vào đời sống của đồng bào vùng cao, khám phá cái hay, cái đẹp, cái được, cái mất… trong sự đổi thay xã hội đối với từng số phận con người vùng cao - thì khi ấy mới có giá trị, mới có sự đóng góp vào việc giữ gìn phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, sức sống của dân tộc trong thời kỳ hiện đại và hội nhập.

Để phản ánh thực tra ̣ng cuộc sống và sự phát triển của thời đa ̣i, khi sáng tác Bùi Thị Như Lan đi sâu vào nhiều khía ca ̣nh, góc độ của cuộc sống, khai thác các hoàn cảnh, các thân phận của nhiều đối tượng con người khác nhau với các tính cách, phẩm chất khác nhau, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong thế giới nhân vật. Bên cạnh đó chị luôn chú ý đến cách miêu tả, cách xây dựng nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ mang đậm màu sắc dân tộc miền núi… nên tác phẩm của chị luôn có cái mới, cái lạ, bên cạnh cái quen, nên luôn có sức hấp dẫn đối với người đọc.

Đề tài xuyên suốt trong các sáng tác của chị số phận của những người dân miền núi thời kì sau chiến tranh và thời kì hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Vấn đề mà nhà văn thường đề cập là sự khó khăn, sự éo le trong cuộc sống, trong tình yêu, trong gia đình củ a con người sau chiến tranh. Ví dụ như các tác phẩm: Chiếc vò ng bạc hình đôi chim nộc phầy, Mù a hoa gắm, Bố ơi, Hoa mía, Gió hoang,… viết về các nội dung: những đôi trai gái miền núi yêu nhau, chưa lấy nhau thì phải chia tay nhau để người con trai ra chiến trường, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đến khi trở về thì có thể chỉ còn là: một cơ thể không lành lặn, hoặc là họ không thể trở về, hoă ̣c người yêu (vợ) lại đi lấy người khác…; hoặc có sự bất trắc, éo le trong cuộc sống thường ngày với sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự mê muội, mê tín của con người miền núi. Ví dụ như: Câu chuyện nhà Ké Pản đang sống rất hạnh phúc, nhưng do ha ̣n hán liên miên, do hủ tục và sự mê muội của người dân, người vợ xinh đẹp của Ké Pản bỗng trở thành na ̣n nhân, làm vâ ̣t tế thần, dẫn đến gia đình li tán; hoặc có sự éo le bởi sự yếu đuối, không vượt qua nổi thử thách của lòng người (do không thắng được dục vo ̣ng tầm thường mà người anh rể quan hê ̣ với em vợ) để rồi cuối cù ng gia đình đổ vỡ, tan nát như trong truyện “Hoa Mía”…

Nhà văn Bùi Thi ̣ Như Lan là một nhà văn nữ rất hay viết về các nhân vật là người phụ nữ miền núi với các số phận khác nhau. Hàng loạt các nhân vật, với bao số phận, thân phận với các hoàn cảnh khác nhau được hiện lên trong các tác phẩm của chị. Các nhân vật phụ nữ miền núi với những tính cách khác nhau, những số phận khác nhau, nhưng ở họ luôn toát lên vẻ đẹp tự nhiên, một vẻ đẹp hồn hậu, khỏe khoắn, luôn khát khao một cuộc sống bình yên, hạnh phúc và luôn sẵn sàng hi sinh hết mình vì những người thân yêu của mình, nhưng cũng sẵn sàng “xù lông như những con nhím” khi bị dồn đẩy vào bước đường cùng của cuộc sống. Đây cũng chính là một phát hiện, một đóng góp đáng trân trọng của Bùi Thị Như Lan qua các sáng tác của mình.

Ngòi bút của nhà văn Bùi Thị Như Lan đã phác thảo nên bức tranh sinh đô ̣ng về con người cùng với những nét văn hóa trong cuộc sống của các cộng

đồng dân tộc ở vùng núi phía Bắc. Ở đó có những vỉa tầng văn hóa được hun đúc qua nhiều thế hê ̣ với những phong tục tập quán đa dạng, phong phú và đặc sắc của các tộc người miền núi; với những lối sống, nếp sống văn hóa miền núi đươ ̣c ẩn chứa trong những nếp nhà sàn ven núi, trong các hoạt động cộng đồng DTTS, trong cách ứng xử của đồng bào với thiên nhiên, rừng núi quê hương.

Với những sáng tạo không ngừng, với những trang viết thấm đẫm tình người miền núi, thấm đẫm lòng tự hào về con người và quê hương miền núi, cùng những trăn trở, băn khoăn, đau đớn, xót xa của một người đã từng gắn bó máu thịt với cuộc sống và con người miền núi trong thời kì hiện đại hóa và hội nhập - nhà văn Bùi Thị Như Lan để có những tác phẩm chân thực, cảm động lòng người – chị đã khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ các nhà văn nữ DTTS nói riêng, trong đội ngũ các nhà văn DTTS nói chung. Chị xứng đáng nhận được sự trân trọng và lòng yêu mến của bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc vùng trung du miền núi phía Bắc; và xứng đáng được đánh giá là một cây bút nữ DTTS có những đóng góp trong văn học DTTS thời kì Đổi Mới ở miền núi hôm nay.

TIỂU KẾT

Bức tranh miền núi và cuộc sống của đồng bào dân tộc qua ngòi bút của các nhà văn DTTS đang ngày càng chiếm được ưu thế hơn bao giờ hết. Nếu như trước năm 1945 văn xuôi của các tác giả người DTTS hầu như chưa xuất hiện, thì từ sau năm 1945 văn xuôi ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn cả về số lượng và chất lượng. Vấn đề được hướng đến ở đây đó là những khó khăn, sự nghèo đói của người dân vùng cao…

Điều đáng quan tâm hơn cả chính là về đội ngũ nhà văn DTTS; hơn 30 năm của công cuộc Đổi mới, đội ngũ nhà văn đã được trẻ hóa và chất lượng cầm bút cũng đạt ở trình độ cao. Nếu như trước chủ yếu là những cây bút nam

DTTS thì cho tới thời kì này xuất hiện rất nhiều các cây bút nữ; họ đều là những cây bút tiêu biểu của văn học DTTS. Trong đội ngũ nhà văn nữ đó nổi lên nhà văn trẻ Bùi Thị Như Lan – chị là nhà văn quân đội, lăn lộn trên khắp mọi miền thuộc biên giới phía Bắc. Với niềm say mê và lòng nhiệt huyết chị đã cho ra đời 8 tập truyện ngắn và 1 tập bút kí; chủ yếu đều viết về con người và cuộc sống miền núi. Đó là bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về nét văn hóa trong cuộc sống của người DTTS.

Chính sự say mê đó đã khiến Bùi Thị Như Lan có được những tập truyện ngắn đặc sắc và cảm động đến độc giả đến vậy. Chị xứng đáng là một cây bút văn xuôi DTTS trẻ với nhiều đóng góp cho nền văn học nói chung và văn xuôi DTTS nói riêng.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 30 - 36)