Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 63 - 68)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Như đã biết, con người là trung tâm của đời sống và cũng là trung tâm phản ánh của văn học. Tuy nhiên, nhân vật văn học không phải là sự sao chép nguyên si hình ảnh con người có thật ngoài đời mà đó là kết quả của sự chắt lọc, khái quát để tạo nên những hình tượng nghệ thuật đủ sức chuyển tải tư tưởng tình cảm, quan niệm nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn. Nhà văn bao giờ cũng là con đẻ của nền văn hóa một dân tộc nên cách thức xây dựng nhân vật của anh ta cũng chịu sự chi phối từ những quan niệm thẩm mỹ của cộng đồng. Nghĩa là có thể thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác phẩm văn học mà nhận diện nét riêng trong bản sắc văn hóa của một dân tộc; đồng thời cũng thông qua đó mà nhận diện nét riêng trong phong cách nghệ thuật một nhà văn.

Nhân vật trong văn xuôi dân tộc thiểu số là những con người của miền núi. Họ có thể là người nông dân, người cán bộ, người trí thức; là phụ nữ, trẻ em, là người nông dân, là anh bộ đội…nhưng đều sinh ra, lớn lên, gắn bó với một nền tảng văn hóa mang đặc trưng vùng miền nhất định. Đây chính là cơ sở quan trọng cho việc dựng người, dựng cảnh của nhà văn. Trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số, các nhân vật hầu như đều mang những nét đặc trưng mang đậm bản sắc con người và văn hóa miền núi.

3.1.1.Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật qua yếu tố ngoại hình

Ấn tượng nhân vật thường đến với người đọc trước tiên là hình thức bên ngoài. Các nhà văn thường lựa chọn việc khắc họa nhân vật qua yếu tố ngoại hình như một thủ pháp quen thuộc và quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật.

Thiên nhiên, núi rừng, cỏ cây, hoa lá…vừa là môi trường sống tự nhiên của người miền núi, vừa là vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, tươi tốt, tràn đầy sức

sống, sức mạnh… thường được các nhà văn ví với vẻ đẹp của con người. Nói một cách khác, vẻ đẹp của thiên nhiên miền núi được coi như một chuẩn mực thẩm mỹ - để khi miêu tả vẻ đẹp của con người. Các nhà văn, nhà thơ DTTS thường lấy vẻ đẹp đó để làm tiêu chuẩn, làm đối tượng thẩm mỹ để ví von, so sánh với vẻ đẹp của con người(cả về hình thức lẫn nội tâm nhân vật). Và đây cũng là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của hầu hết các nhà văn DTTS, thường được vận dụng trong cách miêu tả, trong cách khắc họa tính cách nhân vật của họ.

Qua khảo sát các sáng tác củ a nhà văn Bùi Thị Như Lan, chúng tôi nhận thấy: Hệ thống nhân vật trong tác phẩm của bà rất phong phú, đa dạng và khá phức tạp về thành phần xuất thân và tính cách. Các hình tượng nhân vật trong tác phẩm của nữ nhà văn DTTS này hiện lên một cách khá sinh động, vừa có tính cách riêng, vừa có tính điển hình nên tạo cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Những nhân vật đó như những điểm sáng bừng lên trên bức tranh hiê ̣n thực về vùng đất Việt Bắc xa xôi. Qua việc xây dựng hệ thống nhân vâ ̣t đó, nhà văn đã gửi gắm những thông điê ̣p đầy tính nhân văn tới đô ̣c giả, đồng thời cũng gử i gắm tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết với quê hương miền núi của mình.

Việc miêu tả ngoa ̣i hình của nhân vật để khắc họa tính cách, phẩm chất bên trong của nhân vật có thể nói là khá quan trọng đối với các cây bút văn xuôi nói chung. Nhà văn Bùi Thị Như Lan là một nhà văn cũng rất chú ý đến việc miêu tả ngoại hình các nhân vật của mình, từ đó khắc họa tính cách, phẩm chất nhân vật một cách rõ nét. Một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình của nhà văn Bùi Thị Như Lan là việc nhà văn rất hay sử dụng biện pháp so sánh, ví von vẻ đẹp của con người với vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng (vẻ đẹp của cỏ, cây, hoa lá, sông suối, cùng các loài vật đáng yêu, gần gũi), đặc biệt là khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ DTTS. Ví dụ như: Nhân vật cô gái trẻ trong tác phẩm Trôi trong mây gió – tác giả đã mô tả vẻ đẹp rực rỡ, khỏe mạnh, tươi tắn, trong trẻo: “Cá i dáng thon thả thắt đáy lưng ong,

khuôn mặt trắng hồng như nhuộm phấn hoa, cũng đôi mắt đen láy, trong trẻo, nhìn ai cũng như cười” [21,tr54]; hay “Cơ thể tròn đầy trinh nguyên của Xúa ướt đẫm sương nhưng lại tỏa ra hơi nóng hầm hập mang theo hương thơm thoang thoảng của hoa rừng”[21,tr30]… Hoặc nhân vâ ̣t Dín trong truyê ̣n Sau lờ i hát Sli có vẻ đe ̣p rực rỡ, tươi tắn…mang nét đe ̣p tiêu biểu của mô ̣t thiếu nữ vù ng cao: “Nước da mi ̣n màng trắng như hoa mơ, hoa mận đến độ nở rộ, mỗi

khi nhó m lửa bên bếp , lửa cũng tí tách hờn ghen vì màu hồng trên má Dín. Khi cười Dín khéo hàm răng trắng đều như bắp nếp để lại trên má hai đồng xu duyên dá ng, mặn mà”[17,tr6]. Vẻ đe ̣p của Dín luôn được tác giả so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên miền núi (hoa mơ, hoa mận, bắp nếp…). Ta nhận thấy cách miêu tả này của nhà văn Như Lan có sự ảnh hưởng, sự kế thừa trong văn học dân gian – giống như cách miêu tả của nhà văn Vi Hồng (nhà văn bậc thầy của Như Lan) khi viết về vẻ đẹp của các cô gái Tày xinh đẹp của núi rừng Việt Bắc, cụ thể như: “Mặt nàng đẹp như bông hoa đào trong nắng, mái tóc bồng

bềnh như mây trôi”, “cánh tay mềm như con suối”, “cặp môi đỏ au như bi chuối rừng”, “Đôi mắt trong sáng như mắt chim Nục Phầy”, “Lung linh như chim họa mi”...Hoặc người con gái đẹp “như một con công đẹp, như một bông hoa lớn thần tiên trăm hương trăm sắc trong các truyện cổ người Tày... như một nàng tiên giáng thế để cứu kẻ khốn khổ”, hoặc một người con gái khác cũng đẹp như: “một nàng tiên rực rỡ, như một đóa hoa tiên hoa thánh nơi vách

đá, bốn mùa tắm gội giữa mây trời” [34,tr206 -207]. Hay như cách miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Nguyên của Hlinh Niê: “chiếc miềng dù bạc hết

đường chỉ màu, vẫn khoe tấm thân căng đầy sức sinh sôi của đất của ngàn, tràn ra nơi cặp mắt long lanh, đôi má ửng hồng và làn da mịn màng như trái chín. Miệng tươi, hàng răng bắp non, ánh mắt như có lửa...”; “Lần đầu tiên Yang thích ngắm cô bé Hnhoan. Cô có bắp chân chắc nịch, đôi cánh tay tròn trĩnh như tre lồ ô, khuôn mặt xinh tươi như con trăng giữa tháng”; Hoặc:“Người con gái có đôi mắt đen thật ướt , cặp vú nở như con ngựa giống

quý ông thường cưỡi mỗi khi đi thăm đất đai, đôi chân dài khỏe, cặp mông tròn như trái bí. Da cô ấy mát rượi trong làn nước Ea Sieerr...” [34,tr207]

Lối miêu tả ngoại hình nhân vật như vậy rất phù hợp với cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt của người miền núi. Cũng qua cách miêu tả ấy, người đọc nhận thấy: Vẻ đẹp của các cô gái miền núi: khỏe mạnh, hồn nhiên, khéo léo, đảm đang, tràn đầy sinh lực sống, sinh lực yêu và khả năng làm vợ, làm mẹ… Trong tác phẩm Chiếc kèn lá nối dài mùa trăng – nhà văn Bùi Thị Như Lan đã nhấn mạnh rất rõ vẻ đẹp “phồn thực” đó của người phụ nữ miền núi: “Tiếng

kèn làm cho cơ thể tròn căng của tôi nhức nhối, rạo rực, bồn chồn và bừng trỗi dậy bản năng khao khát, bản năng ham muốn được dâng hiến, được cho và được nhận. Bầu ngực tôi căng cứng, hổn hển sau làn váy mỏng. Người tôi nóng hầm hập như muốn bốc lửa”[21,tr19]…

Bên cạnh việc miêu tả ngoại hình với vẻ đẹp tự nhiên của những người phụ nữ miền núi, tác giả Bùi Thị Như Lan cũng đã chú ý khắc họa vẻ ngoại hình bị khiếm khuyết ( vì nhiều lý do) của các nhân vật là người miền núi. Cũng vẫn cách ví von, so sánh với thiên nhiên, cảnh sắc, con vật…ở miền núi, nhưng ở đây tác giả lại nhấn mạnh đến yếu tố ngược lại của nó. Ví dụ như: hình ảnh người bố thương binh trong tác phẩm Bồng bềnh sương núi: “Mặt ông đỏ

dừ, bỗng nhợt nhạt, chuyển sang màu tím tái…Chẩu thoảng thốt nhận ra ông nội với nét mặt đang cau có, giận dữ. Mắt ông quắc lên như ngàn con đuốc chạy vào. Cánh tay chắc nịch của ông cầm con dao sáng loáng, chĩa về người đàn bà trẻ…”; “Người phình to, tóc rụng hết…lọc cọc đôi nạng gỗ vừa đi vừa nghỉ” [17,tr31-32] – với mục đích nhấn mạnh đến trạng thái tinh thần và tình

cảm không bình thường của họ.

Tác giả Bùi Thị Như Lan đã cho chúng ta thấy mỗi một nhân vật của đều mang những nét ngoại hình riêng. Đó là vẻ đe ̣p của mỗi người lính trong truyê ̣n

Bộ ba xe pháo mã vớ i những đặc điểm và tính cách khác nhau, nhưng ho ̣ cùng chung một vẻ đe ̣p - đó là tình đồng đô ̣i, tình đoàn kết và sự hài hước dí dỏm

trong cuộc sống của những người lính trẻ này. Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật “tôi” để miêu tả các đồng đô ̣i của mình - với con mắt của một người lính để khắc họa nên vẻ đẹp khỏe mạnh, hồ n nhiên, hóm hỉnh của những chàng lính trẻ. Nhân vâ ̣t Phong đươ ̣c miêu tả: là người “thá o vát, vui tính, nói chuyê ̣n có duyên. Da trắng như than đá , mối mọt không dám đục”, với đôi mắt láu cá, và được mê ̣nh danh là sát gái”. Còn Thòong thì: “ít nói, đôi chân cao ngổng cao ngồ ng của nó phải leo nhiều dốc lớn, dốc nhỏ lởm chởm đá nên chân to như chân ông hộ pháp. Nhát gái vô cùng, đi qua đám con gái, đỏ dựng mặt tựa quả gấc chín” [22,tr24]... Nhà văn chú ý miêu tả sự khác nhau về ngoại hình của mỗi nhân vật để thông qua đó cũng thể hiê ̣n tính cách khác nhau của mỗi nhân vật. Có một số nhân vật cũng đã được Bùi Thị Như Lan miêu tả ngoại hình đối lập với bản chất, phẩm chất bên trong của họ. Ví dụ như: nhân vật Ngai trong tác phẩm Chuyện nhà chị Ngai. Đó là vẻ ngoại hình xấu xí, đầy khiếm khuyết của chị Ngai: “Ngai bị ông trời lấy đi một phần chiều dài cái chân. Vì thế mà mỗi bướ c đi của Ngai giống như người đi học chữ đặt bút để chấm dấu phảy cạnh nhau” [21,tr87]. Ngoa ̣i hình của Ngai ta ̣o ấn tượng ma ̣nh, khắc sâu trong tâm trí người đo ̣c, nhưng ngoa ̣i hình ấy chỉ là nền để tô đâ ̣m, làm nổi bâ ̣t vẻ đe ̣p tâm hồ n Ngai. Ngai là con người nhân hâ ̣u, giầu yêu thương và luôn tận tâm giúp đỡ mọi người. Sinh ra Ngai đã bị thiê ̣t thòi như vâ ̣y, nên me ̣ Ngai đã cố gắng dậy con cách bốc thuố c (quanh nhà, trên núi). Ngai bốc thuốc rất mát tay, giúp cho nhiều ngườ i khỏi bê ̣nh. Ngai cũng đã nhiều khi quên cả việc nhà, quên cả bản thân để cứu người: “Trong một đêm Ngai nghe có tiếng người rên ở ngoà i, Ngai không ngần ngại bước tới trước mặt người đàn ông mặt mũi xanh như tàu lá đang dựa vào gốc cây dẻ thở khó nhọc,Ngai không chần chừ ngại ngần mình là đàn bà con gái yếu ớt, chi ̣ vực người đàn ông đứng dậy, dìu từng bước khó nhọc lên nhà, mải lo thuốc thang cứu người, mãi tới lúc chi ̣ Vần về Ngai mớ i nhớ là chưa làm gì để thắp hương me ̣” [21,tr88-89]…

Tó m la ̣i, với bút pháp nghê ̣ thuâ ̣t thay đổi linh hoa ̣t, vừa mang tính chất truyền thố ng, vừ a có tính hiê ̣n đa ̣i, nhà văn Như Lan đã khắc ho ̣a lên những bức

chân dung nhân vật với dáng vẻ ngoại hình khá rõ nét và sinh động. Qua việc miêu tả ngoa ̣i hình của tác giả, người ta có thể thấy được tính cách và phẩm chất củ a nhân vâ ̣t với vẻ đẹp chân chất, tự nhiên giống như vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng, cùng với những đức tính và phẩm chất tốt đẹp của họ. Bên cạnh đó, nhà văn đôi khi còn xây dựng nên những nhân vâ ̣t có ngoa ̣i hình xấu xí, khiếm khuyết nhưng ho ̣ la ̣i là những con người tốt bụng, thông minh, khéo léo và giàu lòng yêu thương, giàu đức hi sinh. Qua những hình ảnh đó, đô ̣c giả có dịp hiểu biết thêm về con người miền núi, có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện và chính xác hơn về ho ̣. Có thể thấy, trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nhà văn Bùi Thị Như Lan cũng có sự gặp gỡ với một số nhà văn dân tộc thiểu số khác, đó là việc: đã rất chú ý đến việc khắc họa ngoại hình nhân vật với nhiều dáng vẻ khác nhau và cũng rất hay sử dụng yếu tố thiên nhiên miền núi để so sánh với vẻ đẹp của con người, nhất là đối với các nhân vật là phụ nữ. Tuy nhiên, dưới góc nhìn và cách miêu tả của chị vẫn có những nét riêng, có sự sáng tạo riêng (như đã nêu trên). Đây cũng chính là một đặc điểm, một nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình của tác giả dân tộc Tày Bùi Thị Như Lan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)