Người phụ nữ miền núi với vẻ đẹp khỏe mạnh, tự nhiên, rực rỡ, đậm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 37 - 46)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.1. Người phụ nữ miền núi với vẻ đẹp khỏe mạnh, tự nhiên, rực rỡ, đậm

chất dân tộc và miền núi.

Hình ảnh người phụ nữ miền núi trong tác phẩm của Bùi Thị Như Lan luôn được hiện lên với một vẻ đẹp mang đậm màu sắc dân tộc và miền núi - một vẻ đẹp khỏe mạnh, tự nhiên, rực rỡ, tươi mát, trong trẻo. Vẻ đẹp ấy làm rung động lòng người: “…. khuôn mặt tròn như trăng rằm, đôi mắt đen láy giấu

dưới hàng mi dày lua tua, ngờm ngợp, đến cái miệng đỏ tươi như màu quả mác lừ trên núi, mỗi khi cười để lại lúm đồng xu xoáy nước cuộn lại mọi điều bí mật..”[20,tr55-56]. Vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết đó lôi cuốn, làm say đắm bao chàng trai trẻ miền núi đến độ: “Vẻ đẹp đằm thắm của mé làm cho nhiều

thằng trai trong vùng phải ngẩn ngơ, thay hết ống sáo trúc này tới ống sáo trúc khác để thả lời yêu say đắm” [21,tr66]. Trong mắt các chàng trai miền núi, họ đẹp như: “con chim đẹp, nói giỏi, hát hay” [20,tr56]; vẻ đẹp ấy tỏa sáng giữa núi rừng, rực rỡ, đầy sức cuốn hút: “Cái đẹp thoát ra thầm kín từ lời nói, bước

đi, từ đôi mắt tròn đen thăm thẳm mặn mà. Ánh mắt tụi con trai xoáy sâu mãi vào cái cổ ba ngấn trắng ngần mầu hoa bật bông mà mơ tưởng đắm đuối”, “Trăng đêm dát bạc đổ tràn vào người chị. Đôi má chị chín đỏ, mồ hôi, nước mắt tong tả đầy vơi lòng cối..” [20,tr121]…

Bùi Thị Như Lan thường lấy vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng làm chuẩn mực so sánh với vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi, nên hình ảnh người phụ nữ ở đây được hiện ra với những gì bình dị nhất, nhưng cũng rực rỡ, tươi sáng nhất. Ví dụ như khi tác giả miêu tả vẻ đẹp của Dín: “Nước da Dín mịn màng

trắng như hoa mơ, hoa mận đến độ nở rộ, mỗi khi khóm lửa bên bếp, lửa cũng tí tách hờn ghen vì màu hồng trên đôi má Dín. Khi cười, Dín khoe hàm răng trắng đều như bắp nếp để lại trên má hai đồng xu duyên dáng mặn mà. Dín như con ong cần mẫn. Nương ngô, nương lúa nhà Dín, tay Dín làm cả thôi. Ngô xanh mướt mát, mập mạp rủ nhau trổ cờ, tung phấn chồi bắp mẹ, bắp con. Lúa nặng bông trĩu hạt từ gốc lên ngọn đến độ vàng óng chụm đầu vào nhau, lắc lư theo điệu nhảy của ngọn gió rừng, dắt tay nhau về bíu chặt xà ngang, xà dọc” [20.Tr166-167]; Hay khi miêu tả vẻ đẹp của người mẹ tuy rất vất vả, tảo

tần nhưng vẫn sáng lên vẻ đẹp tự nhiên, khỏe mạnh, cuốn hút đến lạ kì: “Mế

Ngần nổi tiếng là bông hoa đẹp trong vùng. Đôi mắt mế to đen, trong vắt như nước hồ Nặm Poọc. Mái tóc đen mượt óng ả, ôm lấy tấm lưng ong mềm mại. Khi gội đầu, tóc xõa ra, dài như dòng suối Lùng cuối bản” [17,tr49].

Sở hữu vẻ đẹp hình thức bên ngoài đến độ “bếp lửa cũng tí tách hờn ghen, nhưng đáng quý hơn là: Ở họ còn có những vẻ đẹp bên trong đầy hấp dẫn, đó là: Vẻ đẹp của đôi bàn tay khéo léo, của sự chăm chỉ, kiên trì của những người phụ nữ vùng cao, những người dệt nên những bộ váy áo, những tấm chăn, chiếc khăn, chiếc địu đẹp rực rỡ…: “Ở miền núi quê tôi, đàn bà con

gái được đo sự khéo tay bằng mền chăn ấm, những bộ quần áo váy sặc sỡ hay tấm vải mịn màng đi chợ thị trấn Khau Luổng. Mẹ tôi còn khéo tay hơn những người đàn bà khác trong bản. Mẹ lên rừng tìm lá cây, nhuộm sợi nhiều màu đựng đầy các quẩy tấu. Mẹ dệt con hươu, con nai, con chim noộc só uống nước suối Nặm Só, mẹ dệt con gấu ngồi trên cây tìm mật ong, mẹ dệt hình ông mặt trời, hình chị mặt trăng đậu trên ngọn núi Phia Sao và cả hình người cưỡi ngựa đi săn ở trong rừng...” [17,tr119].

Người phụ nữ miền núi được miêu tả với vẻ đẹp của đức tính cần cù, chịu khó, của đôi bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ cao. Ngoài những công việc nương, rẫy, gia đình, làng bản ra thì người phụ nữ còn rất khéo léo dệt vải để làm chăn, làm váy, áo… Họ lên rừng tìm lá, nhuộm sợi, dệt vải, thêu hoa… để có được những mảnh vải sặc sỡ và bền màu cho gia đình và cho bản thân. Qua việc miêu tả vẻ đẹp trong sáng và hồn hậu, đáng yêu ấy của họ nhà văn đã thể hiện được tình yêu, lòng tự hào của một người con gái miền núi – lúc nào cũng gửi trọn tình cảm của mình về quê hương, về cộng đồng DTTS của mình.

Nhà văn còn chú ý khắc họa về vẻ đẹp của giọng hát, của điệu ru, của tiếng kèn lá… ngọt ngào, thánh thót như chim rừng của họ khiến cho con người và cả thiên nhiên cũng ngây ngất: “Seo Mây như con chim công đẹp cả bộ lông

lẫn tiếng hót. Cái miệng Seo Mây hút hồn ông hết mùa mía này đến mùa mía khác” [20,tr73-74]; “đầu gối, bàn tay chị trầy trật, rớm máu là lúc tiếng khèn lá, tiếng hát giao duyên gọi bạn từ bên kia bờ suối thong thả cất lên. Khuôn mặt chị tôi thoắt ửng hồng ngời ngợi như được dệt bằng luồng sáng huyền ảo. Giây lát ấy, tôi ngỡ tưởng chị là nàng tiên núi vừa bước ra từ thế giới cổ tích chị kể đêm đêm... Chị tôi kể nhiều chuyện lắm, giọng chị ấm áp vời vợi”[20,tr107 – 108].

Qua cách miêu tả vẻ đẹp bên ngoài cũng như vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ miền núi, ta thấy rõ khả năng quan sát, nghệ thuật miêu tả cùng với lối ví von, so sánh đậm chất dân tộc và miền núi của tác giả Như Lan. Chính những kinh nghiệm sống và sự trải nghiệm từ thực tiễn vô cùng phong phú và phức tạp đã khiến cho chị có được những trang văn đầy cảm xúc và có ý nghĩa hiện thực sâu sắc, đa chiều – thong qua việc miêu tả hình ảnh những người phụ nữ dân tộc thiểu số với những số phận, hoàn cảnh khác nhau này.

Đọc tác phẩm của Bùi Thị Như Lan, ta nhận thấy: những nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của chị dù ở hoàn cảnh nào, dù có số phận khác nhau như thế nào... thì ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp đáng trân trọng và cảm động. Ví

dụ trong tác phẩm “Chiếc vòng bạc hình đôi chim Noộc Phầy”, do hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc nên bao đôi lứa yêu nhau, chưa kịp cưới xin đã phải xa nhau. Hoàn cảnh trớ trêu khi người con gái một mình sinh con, nuôi con, bên nhà nội thì không chấp nhận con dâu và không nhận cháu. Người mẹ trẻ bị dân làng cười chê, khinh rẻ. Người mẹ lúc này đã âm thầm chịu đựng, nén buồn đau, dành tất cả tình yêu cho đứa con nhỏ. Chị cô đơn, trống vắng, oan ức mà vẫn phải gánh vác mọi công việc của gia đình, của làng bản – nhưng vẫn không được đối xử công bằng, vẫn bị khinh bỉ: “Tôi nhận ra sự thiếu vắng đàn ông

ngay trong ngôi nhà của mình. Cái “lìn” đựng nước bị vỡ một miếng vẫn phải dùng vì không có ai thay, máng dẫn nước từ đầu nguồn về cây đỡ xiêu vẹo, tạm bợ. Cái chuồng ngựa xộc xệch tưởng chừng như một cơn gió chạy qua là đổ ụp xuống….Trong nhà đã khổ rồi, nhưng đối với người cùng họ hay người bản cái khổ mế tôi cõng trên lưng dường như nặng gấp trăm gấp ngàn lần. Những lúc có việc lớn họp họ, đàn bà con gái chỉ quanh quẩn lo bếp núc, bát đĩa, nước sôi, đàn ông bảo sao nghe thế, không thuận tai, không ưng cái bụng cũng không được tham gia. Tôi biết mế con tôi cái gì cũng phải chịu thua kém người trong họ, ngoài bản…”[20,tr8]. Rồi chính những khó khăn chất chồng đè nặng trên đôi vai nhỏ bé

của người phụ nữ đã khiến họ trở nên khắc khổ, già nua đi nhanh chóng: “Trên

khuôn mặt kín vết nhăn, mái tóc nhuộm màu đá vỡ”, “Đẽo gọt, mài mòn mế tôi đến nỗi còn ra bọc xương. Dấu vết khắc nghiệt của tuổi tác đè nặng lên người mế không nấn ná, không buông tha” [20,tr15].

Bùi Thị Như Lan đã biến mỗi một câu chuyện thành một bức tranh phác thảo chân dung về người phụ nữ với những hình hài và dáng dấp khác nhau. Những bức tranh nhiều mầu sẫm, tối khiến người đọc luôn xúc động, thương cảm: “Những ngày bố đi vắng cần cối gãy chỏng chơ nằm đấy. Mế không muốn

đi giã gạo nhờ, phiền lắm. Mế phải giã gạo bằng tay cả buổi mới được cối gạo. Chị Ngải ăn cơm là nuốt cả vị mồ hôi mặn mòi của mế. Nhà vắng đàn ông khổ thế, việc gì cũng đến tay mế”[20,tr110]…

Nhưng những người phụ nữ miền núi ấy không phải chỉ có những nỗi đau, những mất mát về sự thiếu vắng người đàn ông trong gia đình, về sự nhọc nhằn của những năm tháng vất vả mưu sinh, mà họ còn bị đầy đọa, bị trở thành nạn nhân của những hủ tục lạc hậu, tàn nhẫn. Trong truyện “Truyện nhà Ké

Pản” người phụ nữ tên Hoa phải đi khỏi bản làng, bỏ chồng, bỏ con chạy trốn

bởi: “Và o năm ấy, đã sang tháng tư mà không có mưa, người già, trẻ con ốm

lay, ốm lắt. Trâu, bò , dê cứ lả đi rồi chết khát. Thế rồi xảy ra cháy rừng, cháy mất mấy ngà y, mấy đêm, khối ngùn ngụt phủ kín trời. Già bản tập trung các cụ lại họp bà n lập đàn cúng. Thầy mo cúng hết đêm, đén sáng bảo, các thần không nghe rồi! Trong bản có người không biết nói, không biế t nghe tiếng của cá c dòng họ, chỉ biết nói tiếng lạ! Thần rừng, Thần núi đòi phạt, mang người ấy đi tế thần. Người ấy là cái Hoa vợ Pản. Tục lê ̣ tế thần ở đây, ngoài một trâu, ba bò là m lễ, người làm vật tế bi ̣ trói lại, treo trên cột đá trên núi Phja Khao. Có làm thế thì người bản mới thoát nạn khô héo, các thần mới cho mưa, cho gió”[20,tr47-48]. Những tập tục lạc hậu, những quan niệm và việc làm tàn nhẫn

đầy tính mê tín, dị đoan của cộng đồng đã đẩy người phụ nữ vào cái chết, và khiến cho bao gia đình ly tán, tan nát trong chốc lát. Bên cạnh đó còn có bao nguyên nhân khác nữa đưa người phụ nữ vào cảnh khốn khổ như: lấy phải người chồng ích kỉ, vô tâm, từ chối trách nhiệm làm cha khiến cho người vợ một mình nuôi con... Nhưng có một điểm đáng quý là: hầu hết các nhân vật phụ nữ miền núi trong tác phẩm của Bùi Thị Như Lan đều cố gắng vượt lên tất cả những nỗi bất hạnh và bi kịch của cuộc đời mình, để vươn lên, để sống, để nuôi con, để làm tròn bổn phận người mẹ, người con dâu trong gia đình. Vẻ đẹp tinh thần của người phụ nữ được toát ra từ những việc làm ấy của họ.

Nhân vật Mai trong Tiếng chim kỉ giàng cũng đã lâm vào hoàn cảnh bi đát khi người chồng của mình “đi tìm niềm vui mới”, ruồng rẫy mẹ con cô, để mặc cô nuôi con trong vất vả, thiếu thốn; để mặc đứa con có cha mà không được hưởng tình cha. Ta nhận thấy: đâu đó trong từng trang viết nhà văn Như Lan cứ khắc khoải một nỗi đau, nỗi buồn, nỗi day dứt… khi viết về thân phận

người phụ nữ. Người phụ nữ, khi yêu (cũng như khi đã lập gia đình), ai cũng khao khát có được cái gọi là “hạnh phúc”, là “đủ đầy” – có chồng, có con - nhưng chẳng mấy khi họ được như ý. Trong tác phẩm chuyện nhà chị Ngai,

nhân vật Ngai bất hạnh khi đôi chân không như người bình thường, nên rất khó khăn trong chuyện lấy chồng: “Ngai bị ông trời lấy đi một phần chiều dài cái chân. Vì thế mỗi bước chân đi của Ngai giống như người đi học chữ đặt bút để dấu chấm dấu phẩy cạnh nhau. Người núi coi trọng cái chân lắm. Chân khỏe mớ i leo núi đi nương khỏe, làm được nhiều viê ̣c, chân yếu thì làm gì cũng khó. Tụi con trai không ai muốn hỏi Ngai làm vợ, chúng nó bảo Ngai ngồi một chỗ thì đe ̣p như bông hoa đang thì khoe sắc, còn lúc Ngai đi giống như cánh hoa đang tàn, chúng nó chỉ đứng từ xa ngắm, không muốn lấy làm vợ”[23,tr39-40]. Vì đôi chân không bình thường của Ngai nên dù khuôn mặt có đẹp như hoa rừng thì cũng không có người đàn ông nào dám lấy Ngai làm vợ. Nhưng tới khi có con thì chính người phụ nữ ấy đã dành hết tình cảm của mình cho đứa con: “nhiều đêm chị băn khoăn, trăn trở không nhắm nổi cái mắt để ngủ vì lo nghĩ

thương con...chị tự an ủi mình như thế để gắng gượng nuôi con trưởng thành”

[23,tr36]. Chị luôn lo sợ khi đứa con biết sự thật về cha của nó, với trăm ngàn câu hỏi: liệu người ta có đối xử tốt với nó hay không?, chính vì lẽ đó mà trái tim của người mẹ đã thổn thức bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên khi người con quyết tìm gặp người cha vô trách nhiệm kia.

Vẻ đẹp tinh thần của người phụ nữ miền núi còn được thể hiện ở lòng thủy chung son sắt, ở tình cảm yêu bền, yêu chắc, yêu suốt đời “người thương” của mình. Thật cảm động trước việc làm của người mẹ ấy – qua con mắt của người con: “Biế t mấy mù a ngô đến, mùa ngô tàn là ngần ấy mùa mế bẻ bắp

non, chờ đợi cha tôi trở về. Mà không hẳn là như thế, mế đã làm cái viê ̣c bẻ bắp non mấy chục năm rồi. Cứ nhìn hai cái thạ đựng đầy bắp non héo quắt kia thì biết. Mỗi mùa bắp mế lựa một cái bắp non tròn tri ̣a, hạt đều tăm tắp, cho và o bếp nướng vàng, rồi lặng lẽ đặt lên bàn thờ, quỳ ở đó rất lâu miê ̣ng lẩm bẩm như trò truyê ̣n. Cái bắp ngô để trên bàn thờ mãi đến màu ngô non năm

sau khi trên mình nó phủ mầu xanh mế mới mang xuống, để vào chiếc thạ ở gó c bếp, rồi bẻ bắp non khác để lên bàn thờ. Mùa bắp này qua mùa bắp khác, đôi thạ đựng đầy bắp non khô hú t hơi bồ hóng đen óng như tóc người con gái, cao dần lên…… ”[19,tr11]; và khi biết tin chồng vẫn còn số ng: “ Mế đứ ng dậy từ lúc nào, bỏ bắp ngô nướng trên bàn thờ xuống, với tay lấy cây đàn tính so dây” [19,tr17]…

Bên cạnh hình ảnh người con gái, người vợ miền núi, Bùi Thị Như Lan còn đặc biệt quan tâm đến hình tượng người mẹ miền núi. Người mẹ ấy tảo tần, nuôi con, nuôi cháu; người mẹ ấy lam lũ, nhọc nhằn gánh tất cả những lo toan cơm áo trên đôi vai nhỏ của mình... Đó là hình ảnh Mế Ngần trong truyện

Trăng mọc trong thung lũng: “Ngày ngày dì ôm tôi đi khắp bản xin sữa các

bà, các mế nuôi con nhỏ. Nhưng các mế ít sữa lắm, cuộc sống lam lũ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không đủ sữa nuôi con, còn đâu cho tôi? Dì ngần nấu gạo chắt nước cơm đặc. Xuống hồ Nặm Poọc, lật hốc đá bắt cua giã quấy bột cho tôi ăn. Ông trời không thương dì, làm tôi đau ốm luôn. Dì thức thâu đêm, bồng tôi trên tay rong khắp nhà. Cái miệng tôi rỉ rả khóc….”[17,tr43]. Người mẹ ấy đã không quản khó khăn, gian khổ, đánh đổi cả tuổi trẻ của mình để chăm sóc, nuôi dưỡng những đứa con (dù là con đẻ hay con chồng): “ đứng ôm tôi ngủ, ngồi ôm tôi ngủ. Mỗi khi tôi khóc ré lên, dì nhoáng nhoàng giật mình mở đôi mắt đang trĩu lại vì thiếu ngủ, cái miệng à ơi ru hời. Nhiều lần mệt quá dì áp tôi lên bụng, nằm dài bên bếp lửa, thở hổn hển, như tiếng gió lùa qua vách phiên… Dì Ngần héo hắt để chị em tôi phổng phao, lớn lên trong vòng tay yêu thương của dì”. Cuộc sống của Dì chẳng dễ dàng gì, khi trên vai Dì còn hai đứa con nhỏ, đã vậy lại thiếu vắng đi bờ vai của người cha. Dì đã đảm đương tất cả, gánh vác phần việc của người mẹ, và đảm đương nỗi lo của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)