Hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số trong truyện ngắn Bù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 36 - 37)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1. Hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số trong truyện ngắn Bù

Trong các sáng tác của Bùi Thị Như Lan xuất hiện nhiều loại nhân vật khác nhau, gồm các thành phần, các lứa tuổi khác nhau( người lớn, trẻ em, phụ nữ, nam giới, nông dân, bộ đội, người trí thức…), nhưng nhân vật phụ nữ luôn chiếm một tỷ lệ rất cao trong sáng tác của chị. Theo khảo sát của chúng tôi thì: Có đến 60/66 truyện (trong tổng số các truyện trong 8 tập Truyện ngắn của chị) viết về người phụ nữ với các lứa tuổi, với các thân phận khác nhau. Có thể khẳng định: Hình tượng người phụ nữ DTTS đã trở thành hình tượng nhân vật chính trong tất cả sáng tác của Bùi Thị Như Lan. Chị đã dồn nhiều tâm huyết, tình cảm, tài năng của mình để xây dựng hình tượng nhân vật này. Và cũng chính hình tượng nhân vật này đã thể hiện rất rõ tư tưởng nghệ thuật, cũng như tài năng văn chương và tình cảm của chị đối với người phụ nữ DTTS.

Khi viết về các nhân vật phụ nữ DTTS, nhà văn Bùi Thị Như Lan đã rất chú ý đến việc khắc họa, miêu tả vẻ đẹp ( bên ngoài cũng như bên trong) của họ - với sự quan sát sắc sảo, với tình cảm yêu quý, trân trọng và sự cảm thông sâu sắc. Có lẽ do chị cũng là một người phụ nữ miền núi, nên sự hiểu biết, sự nhìn nhận, sự miêu tả…những nhân vật này trong tác phẩm của chị trở nên sinh động, chân thật và cảm động. Qua ngòi bút của chị, hình tượng người phụ nữ DTTS được hiện lên với những vẻ đẹp, nét đẹp cụ thể, sinh động, chân thật, đáng quý. Vẻ đẹp đó trước hết được thể hiện ở việc miêu tả về ngoại hình và nội tâm của các nhân vật phụ nữ này.

2.1. Hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số trong truyện ngắn Bùi Thị Như Lan Lan

Các nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của Bùi Thị Như Lan xuất hiện một cách khá đậm đặc với những số phận khác nhau, với những hoàn cảnh khác nhau và chiếm một tỷ lệ rất cao (60/66 truyện). Họ là những người con gái

miền núi xinh đẹp, duyên dáng, hồn nhiên như những bông hoa rừng tươi mát; họ là những người phụ nữ khỏe mạnh, chịu thương, chịu khó, đảm đang công việc gia đình và công việc làng bản; họ là những người mẹ, người vợ tảo tần, đảm đang, chung thủy... Họ xuất thân từ những vùng nông thôn miền núi, những người phụ nữ chỉ biết đến làm ruộng, làm rẫy, quanh quẩn với nếp nhà sàn, với làng bản, núi rừng. Và phần lớn trong họ đều là những người có số phận kém may mắn. Nhưng điều đáng quý ở những người phụ nữ này là họ chưa bao giờ mất đi niềm tin vào cuộc sống. Họ đối mặt với lạc hậu, nghèo nàn, với những khó khăn đang giăng mắc trước mắt nhưng vẫn cố vươn lên và mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)