Người phụ nữ DTTS trước khó khăn, thách thức của cuộc sống thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 46 - 57)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.2. Người phụ nữ DTTS trước khó khăn, thách thức của cuộc sống thờ

kỳ hiện đại và hội nhập

Trong cuộc sống thời kì hiện đại, với bao điều kiện thuận lợi cùng những thách thức, khắc nghiệt đối với người phụ nữ DTTS. Cũng như những người phụ nữ Việt Nam khác, họ phải đương đầu với mọi khó khăn, thách thức, mọi sự khắc nghiệt của xã hội với cơ chế thị trường hiện hữu trong cuộc sống. Tác giả Bùi Thị Như Lan thấu hiểu điều đó, và chị đã hướng ngòi bút của mình vào việc khắc họa hình tượng người phụ nữ DTTS trong thời kì hiện đại và hội nhập với bao sự phức tạp, bao thách thức khó khăn đối với họ.

Đó là hình tượng người phụ nữ thời kỳ hiện đại với những bi kịch trong cuộc sống nhưng luôn tự vượt mình với sức chịu đựng và sự vươn lên mạnh mẽ. Chúng ta có thể thấy trong tác phẩm Hoa Mía - là truyện ngắn viết về

những mối quan hệ gia đình ở một vùng dân tộc ít người. Hoa Mía có cốt

truyện khá đơn giản, nhân vật luôn có sự dằn vặt, giằng xé trong tâm hồn với bao sự phức tạp, sự bất ngờ trong cuộc sống hôm nay. Câu chuyện xảy ra tại một vùng dân cư ở thung lũng Nặm Thàng, canh tác chủ yếu là trồng mía. Seo Mây (chị gái) đã có chồng là Sùng Chứ; Seo Mỷ (em gái) là một người từ nhỏ đã bị tật nguyền. Cả ba người chung sống trong một mái nhà; thời chống Mỹ, Sùng Chứ đi bộ đội, đến tận ngày phục viên anh mới cùng Seo Mây sinh đứa con trai đầu lòng là Sùng Choóng. Lúc này Seo Mỷ đã bước vào tuổi dậy thì, lớn vổng lên. Tuy kẻ xấu trong bản gọi cô là “Mỷ gù” nhưng bù lại, cô có

“khuôn mặt rực rỡ”, cô chính là “bông hoa dại bị bỏ quên trong lũng núi”. Cũng giống như bao cô gái khác, Seo Mỷ đầy khao khát yêu thương, nhưng trớ trêu thay Seo Mỷ lại phải lòng chính người anh rể, mối tình đơn phương ấy cứ quằn quại, quẫy đạp trong lòng Seo Mỷ không yên. Cô hết mực yêu thương anh chị, nhưng cũng ghen thầm với chị gái. Sùng Chứ là một người chồng, một người anh rể tốt nhưng cũng khó “nín lòng” trước “tấm thân trinh nữ rạo rực” của cô em vợ. Thế rồi một lần, anh và Seo Mỷ đã mắc tội với Seo Mây. Thật éo le, cảnh tượng ấy lại vô tình diễn ra trước mắt Seo Mây. Những dằn vặt, khổ đau, ân hận từ nhiều phía đã bao phủ lên mái nhà vốn yên tĩnh. Rồi, do quá sức chịu đựng, Seo Mây đã chạy ào vào khe núi và không may bị rắn đá chúa cắn chết. Trước khi tắt thở, cô trăng trối với chồng hãy gắng nuôi con và phải đối xử tốt với Seo Mỷ. Seo Mỷ vì quá thương chị và quá ăn năn với nỗi lầm đã bỏ nhà đi biệt. Hơn chục năm trôi qua Sùng Chứ sống trong cô đơn và sám hối. Ông không dám và cũng không muốn đi tìm Seo Mỷ. Ngôi nhà chìm trong nỗi buồn u uẩn, không lối thoát. Sùng Choóng lớn dần hơn, trở thành một thanh niên trai tráng, đang chờ ngày nhập ngũ. Anh bảo với bố phải đi tìm dì Seo Mỷ về sống ở ngôi nhà này mới hợp lẽ đời. Câu nói của Sùng Choóng như đánh thức trái tim đang ngủ yên của người cha. Sùng Chứ giật mình hiểu ra, ông dự định một ngày đi tìm Seo Mỷ. Ngày giỗ chị, Seo Mỷ vẫn lén trở về vườn mía của nhà để thắt dây đeo tang cho mía theo tục lệ của bản. Câu chuyện được khép lại bằng cảnh một đôi chim sẻ ríu ran trong vườn mía…..

Cuộc sống hòa bình đang trên đà hiện đại hóa, nhưng khi trở về làng bản, quê hương, người phụ nữ vẫn phải đối diện với bao khó khăn, thách thức. Ví dụ như nhân vật Thảo, sau khi ra trường, cô xung phong lên miền núi công tác, nhận điểm trường ở Pù Lay để dạy tụi trẻ, tuy nhiên điều kiện vật chất nơi đây còn quá nghèo nàn và thô sơ, khiến một cô gái trẻ như Thảo cảm thấy khó khăn: “Hôm sau, Thảo lên lớp, nhìn ba bề bốn bên bủa vây bằng núi, ngôi trường

ghế ghép bằng ván tạm bợ. Tụi trẻ đi học chưa ngồi nóng chỗ đã nhấp nhổm đòi về theo mẹ lên nương, chăn bò chăn dê. Những điều ấy làm Thảo bật khóc tức tưởi như đứa trẻ …”[19,tr96]. Tuy nhiên đó chỉ là cái cảm giác ban đầu khi

cô bắt đầu với công việc, người già trong làng đã khuyên cô: “ Rồi mọi chuyện

cũng đâu vào đấy. Tụi trẻ chăm học không đòi về nữa. Chúng nó nói với nhau cố học cái chữ để giữ cô giáo ở lại Pù Lay”. Để rồi khi dần quen với công việc cũng là lúc cô nảy nở tình yêu với Pàng - người lính trở về sau chiến tranh ấy đã phải lòng cô giáo bản có khuôn mặt “trái xoan với đôi mắt đen tròn ngơ ngác bước ra từ thế giới cổ tích”. Họ đến với nhau bằng một đám cưới của tất cả niềm vui của dân làng “Thầy cô giáo trong vùng đến đông lắm. Cả xã Pù Lay góp gạo, góp rượu, mang gà đến chia vui suốt hai ngày, một đêm. Vui quá đi thôi...”[19,tr96-97]

Nếu cuộc sống của Thảo cứ êm đềm như thế thì không có gì đáng nói nhưng trớ trêu thay khi chiến tranh xa rồi nó vẫn để lại di chứng trên cơ thể chồng cô. Pàng nhiễm thứ bột độc của giặc rải xuống khiến anh không thể có con. Anh biết điều đó và cảm thấy thương Thảo vô cùng, anh biết chứ, người phụ nữ nào trong cuộc đời khi lấy chồng cũng đều muốn sinh con bế bồng nâng niu, nhưng chính anh lại khiến cái khát khao thuần túy của người phụ nữ như Thảo không thành hiện thực. Thảo vẫn bên cạnh anh, hai người vẫn sống với nhau rất hạnh phúc và chờ đợi những đứa con. Sự chờ đợi của Thảo khiến Pàng xót xa : “Vợ anh từ cô gái đẹp, giờ héo như dọc dưa phơi nắng. Pàng xót xa

lắm. Càng nghĩ càng lo, càng thương Thảo. Nhìn Thảo lay lắt như cái bóng anh không chịu nổi. Mấy lần sinh nở không nghe được tiếng trẻ bi bô gọi bố mẹ, Thảo nghĩ nhiều, buồn tủi sinh bệnh thôi. Trong bụng không vui, ăn thứ gì cũng thấy nhạt, miệng đắng ngắt đến ứ lại rồi trôi không được”[19,tr97]. Dù không

bị thương nơi chiến trường, nhưng hậu quả của chiến tranh để lại còn đau xót hơn gấp bội. Có người phụ nữ nào mà không mong mỏi có con? Có người phụ nữ nào mà không chờ đợi đứa con đến với mình dù biết điều đó là không thể?.

Vợ chồng Thảo vẫn cố chờ đợi, chờ đợi hết năm này qua năm khác, đến độ héo hon cả người.

Ở một tác phẩm khác chúng ta thấy người phụ nữ ở vào thời bình cũng không có được hạnh phúc trọn vẹn, vì thiếu vắng đi người chồng, người cha trong gia đình. Hàng ngày chăm sóc con, kể chuyện cho con ngủ, nhưng lúc nào cũng vậy cứ kể chuyện xong thì đứa nào cũng rơm rớm nước mắt hỏi mẹ về bố: “- Mẹ ơi, bố đâu?”[19,tr64]. Chỉ một câu hỏi thôi cũng như cứa sâu vào lòng người phụ nữ có chồng hi sinh nơi chiến trận, nỗi đau mất mát vẫn chưa thể nào nguôi ngoai khi hàng ngày vẫn gián tiếp đảo lộn cuộc sống của mẹ con chị . Người mẹ sau những phút ngỡ ngàng, đã tĩnh tâm, bế con đến bên khung ảnh của bố mà nói với con: “- con chào bố đi, bố đấy, bố đang cười với con mà”[19,tr64]; đứa trẻ vẫn không chịu và vẫn khóc “- Ứ phải bố, bố phải nói cơ”[19,tr65]. Chỉ vài chi tiết nhỏ vậy thôi, nhưng cũng làm cho mỗi người

chúng ta lặng đi vì xúc động. Sự ngây thơ của con trẻ vô tình làm đau lòng người lớn, tuy nhiên chẳng ai trách cứ được sự ngây thơ của con trẻ; vì sự ngây thơ ấy được xuất phát từ tình yêu, sự nhớ thương mỏi mòn của tình phụ tử.

Viết về tình mẫu tử, nhưng ở một tác phẩm khác, Bùi Thị Như Lan lại đem đến cho mỗi người chúng ta những cảm xúc riêng, về người mẹ Sang - Mế. Mế Sang và bố Sang lấy nhau, nhưng do tục lệ của làng nên hai người chưa được ở cùng nhau: “ Phong tục ở vùng này, con gái lấy chồng, vẫn ở lại nhà

mình, lúc có con trai mới làm lễ rước con dâu và cháu nội. Chú rể sau lễ cưới phải về nhà mình, đến rằm tháng bẩy, đốt mã trước cửa mả tổ tiên, ông bà và tết cổ truyền đón xuân thì sang nhà gái, ở với vợ vài ngày, cứ thế cho đến lúc có con, vợ chồng mới được sống cùng nhau”[19,tr21]; nhưng đến ngày bố Sang

phải đi bộ đội, mà hai người vẫn chưa kịp gần nhau, bố Sang đành liều: “Cha

ghì chặt mế trong đam mê, khao khát, bừng bừng bốc lửa, hiến dâng trọn vẹn...Mế thiếp đi trong vòng tay yêu thương của cha, đến lúc cái mắt mở được ra thì trời sáng tự bao giờ, cha đi không đánh thức mế, cha sợ mế không đủ

nước mắt để chia tay người ra trận...[19,tr22]. Thế rồi mọi chuyện đau khổ bắt

đầu từ đây, cái bụng Mế to dần, người trong bản thì buông những lời cay độc to nhỏ, chê bai, khinh miệt, nhưng cô gái vẫn mạnh mẽ, đứng vững vàng một mình nuôi con, đợi ngày chồng trở về. Nhưng số phận lại không cho Mế cái hạnh phúc của ngày đoàn tụ, khi nghe tin chồng hi sinh nơi chiến trường, Mế đã nén nỗi đau để nuôi đứa con trưởng thành, nên người.

Tác giả như đang nhỏ từng giọt nước mắt, nén từng nỗi đau, ghìm chặt lòng mình khi viết về số phận người phụ nữ ấy. Có những câu chuyện nhà văn viết, khiến người đọc như nghẹt thở vì xúc động, đó là câu chuyện của Mây. Mây có con với Dầm nhưng bố mẹ Dầm lại không nhận con dâu và cháu. Mây phải chịu bao điều tai tiếng nhưng vẫn làm mọi cách để bảo vệ đứa con của mình: “Nhiều hôm có việc phải đi ra ngoài, đôi mắt đen tròn có hàng mi dày

ngợp của tôi thường dán xuống vạt cỏ mày mạy ở mép đường để tránh cái nhìn của người bản. Mường trên, mường dưới, bản cao, bản thấp, mỗi khi có đám vui, đám buồn, mẹ con tôi có đến cũng chỉ dám đứng dưới gầm sàn, hay dưới chân thôi. Tôi không muốn thằng Sáng phải nghe những lời nói có gai mọc, tôi sợ con phải nhìn, phải chịu trăm ngàn ánh mắt lạnh lùng, giễu cợt và xoi mói...”[19,tr31]. Mây không quan tâm tới những lời cay độc khi nói về mình,

mà chỉ lo lắng cho con, sợ con nghe được những lời cay độc đó, sẽ bị tổn thương. Điều đó xuất phát từ tình mẫu tử thiêng liêng, vì thế Mây đã gạt bỏ những lời đàm tiếu, gạt bỏ những ánh mắt sắc lạnh của dân làng khi nhìn mẹ con Mây, để chăm lo cho con lớn khôn, trưởng thành. Chỉ có điều, đôi lần Mây vẫn nghĩ, đứa trẻ có tội tình gì đâu, nó chính là giọt máu của Dầm, là cháu của họ Hoàng, tại sao họ lại không nhận cháu?. Nghĩ vậy Mây thấy thương con hơn hết, con có cha mà vẫn phải mang họ ngoại. Đời thật bất công và trớ trêu với mẹ con Mây. Trái tim người phụ nữ càng xót xa hơn khi chính mẹ Dầm lại là người nói với Mây những lời cay độc: “ Mây à, mày mang lửa độc về đốt nhà tao đấy ư? Thằng Dầm nó đi xa lâu rồi, nó có ở nhà đâu mà đổ vạ cho nó?

Thôi! Khác làm khắc chịu, đừng mang tai vạ đến nhà tao”[19,tr32]. Mẹ Dầm

còn nghĩ như thế thì thử hỏi dân làng bản xóm trách sao họ được đây?; cuộc sống vất vả cứ thế trôi đi nhưng bản năng làm mẹ đã khiến cô trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Có thể đứng vững vượt qua mọi định kiến, dư luận là nhờ mẹ cô rất nhiều; chính bà đã ở bên, động viên và chưa một lời trách móc; bởi bà hiểu hơn ai hết nỗi khổ trong lòng của Mây: “Ngày ấy , người tôi gầy rộc đi và

xanh mướt. Nếu tôi không có mẹ chắc hẳn tôi đã ngã ngục vì đau khổ và tuyệt vọng. Mẹ tôi không một lời trách mắng tôi, tấm lòng bao dung độ lượng từng nếm trải mất mát của mẹ đã truyền cho tôi sinh khí, sức lực để tôi trụ vững trước cuộc đời nghiệt ngã. Mẹ bảo tôi đừng có mà ủ ê buồn khổ, phải cố mà ăn để đứa bé trong bụng nó khỏe, nó lớn lên mạnh mẽ như cây mọc trên đá, chờ ngày bố nó trở về...”[19,tr33].

Có thể nói đây chính là những cuộc tình đầy trái ngang và éo le, mà nguyên nhân của sự éo le ấy chủ yếu là do chiến tranh, khi người con trai, con gái yêu nhau mà chưa kịp lấy nhau thì phải ra chiến trường đánh giặc. Khi trở về thì - họ hoặc trở thành thương binh hoặc vợ đã đi lấy chồng khác; hoặc người yêu đã bỏ đi nơi khác. Người phụ nữ đau đớn chờ đợi, rồi lại đau đớn, buồn tủi khi không thể làm mẹ vì di chứng chiến tranh từ phía người chồng. Còn có những câu chuyện chỉ vì phong tục tập quán, hủ tục lạc hậu, dẫn đến việc người vợ của ké Pản(chuyện nhà ké Pản) bỗng trở thành nạn nhân, làm vật tế thần, dẫn đến gia đình ly tán: “Người bản ùn ùn đến nhà Pản lôi Hoa đi.

Pản cắn môi bật máu vật vã gào lên “Phạ ơi” rồi ngất lịm. Thằng Mảy khóc ngằn ngặt trên tay chị dâu, nó luôn mồm gọi “mế ơi”....Khó nhọc lắm mới leo tới nơi Hoa bị trói. Cô kiệt sức lả đi trong vòng tay Pản. Anh Páy lấy mật ong trong ống bắng rót vào miệng Hoa, cô tỉnh dần rồi khóc nức nở. Pản ấn vào tay Hoa gói cơm “lèng” và ít tiền nói khó nhọc:

- Hoa à, em còn thương anh, thương con thì về xuôi ngay đi, đừng để người bản nhìn thấy.

Anh Páy ngậm ngùi:

- Cô Hoa à, nghe lời chú Pản mà đi đi!, già làng mà biết cứu cô thì cả nhà tôi bị tội chết đấy. Thằng Mảy nó phải được làm người...”[19,tr147-148].

Người phụ nữ trong sáng tác của Bùi Thị Như Lan luôn có những vẻ đẹp tinh thần cao quý của những người phụ nữ DTTS, rất đáng trân trọng, tự hào, nhưng đôi khi họ cũng rất đáng thương, bởi họ phải chịu nhiều thiệt thòi trong đời sống tình cảm, nhất là trong tình yêu, trong cuộc sống gia đình; bởi họ đôi khi quá nhẫn nhịn, quá hi sinh vì những người thân yêu của mình, nên có lúc bị lợi dụng, bị ruồng rẫy, coi thường từ phía chính những người thân yêu của họ (như người chồng bạc tình, như người con bạc nghĩa). Đây cũng là một hiện thực đáng suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ miền núi trong cuộc sống hôm nay.

Bùi Thị Như Lan hiểu và cảm thông sâu sắc từng hoàn cảnh của người phụ nữ miền núi, nên chị đã rất tâm huyết khi xây dựng về hình tượng người phụ nữ DTTS trong các tác phẩm của mình - với cả nét đẹp, sự trân trọng tự hào, nhưng cũng đầy sự trăn trở, sự cảm thương đối với nhiều số phận bất hạnh của người phụ nữ miền núi.

Chính vì thế mà những sáng tác của nhà văn Bùi Thị Như Lan có sức hấp dẫn riêng, bởi chị đã xây dựng được hình tượng người phụ nữ DTTS thời kỳ hiện đại không đơn giản một chiều, vừa có tính truyền thống, vừa có tính hiện đại, các nhân vật có cá tính, có đời sống nội tâm phong phú phức tạp, phản ánh chân thật hình tượng người phụ nữ DTTS của ngày hôm nay với những số phận khác nhau trong cuộc sống đa dạng, phức tạp của thời kì mới của đất nước.

2.2. Hình tượng người lính miền núi - nét riêng trong sáng tác của Bùi Thị Như Lan

Bên cạnh hình tượng nhân vật phụ nữ, trong các sáng tác của Bùi Thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)