Cốt truyện theo thời gian tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 81 - 85)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.1. Cốt truyện theo thời gian tuyến tính

Có thể thấy kiểu cốt truyện truyền thống - miêu tả sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính, đây là kiểu phổ biến, chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Mang âm hưởng của cốt truyện dân gian, kiểu cốt truyện này thường tổ chức các sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính với những xung đột và thường kết thúc có hậu. Có thể nói đây là kiểu cốt truyện truyền thống gặp ở các tác giả nữ văn xuôi dân tộc thiểu số quen thuộc như: Vi Thị Kim Bình, Đoàn Ngọc Minh, Kim Nhất, Hlinh Niê…và cả Bùi Thị Như Lan nữa.

Cốt truyện theo thời gian tuyến tính triển khai truyê ̣n theo trình tự biên niên, sự kiê ̣n nào xảy ra trước kể trước, sự kiê ̣n nào xảy ra sau kể sau. Trong

các tâ ̣p truyê ̣n ngắn của nhà văn Như Lan kiểu cốt truyện này chiếm tỷ lệ không cao, có một số tác phẩm cụ thể triển khai theo kiểu này như: Phố trên

nú i, Tiếng kèn nối dài mùa trăng và Mùa mắc mật.

Trong truyện Phố trên nú i đươ ̣c tác giả kể la ̣i với mô ̣t trình tự hợp lí và

không gian mở , nhà văn miêu tả sự đổi thay của bản làng sau khi tiến hành nông thôn mớ i. Sự đổi thay đầu tiên khi ở bản xuất hiê ̣n hang phật hàng ngày có rất nhiều người đổ xô về đây để bái la ̣y, cầu may, chính điều đó làm cho bản “tấp nâ ̣p”: “Vù ng đất Nà Lài trở lên huyên náo. Người ta kéo đến nườm nượp,

người đội mâm cúng, người xách đồ lễ, hương khói nghi ngút xuốt ngày”; cũng từ ngày “bản tấp nâ ̣p” cuô ̣c sống người dân nơi đây cũng thay đổi: “Người dân

Nà Lài cũng tất bật, xôn xao với viê ̣c đẽo gọt làm tranh, đục tượng”. Sự thay

đổi đó đến với người dân rất nhanh, khiến cho cán bô ̣ xã (như Chứ) lo lắng, bởi ẩn chứa đằng sau đó là rất nhiều vấn đề, làng bản xuất hiê ̣n nhiều ông bà thầy bói làm cho những tê ̣ na ̣n như mê tín di ̣ doan xuất hiê ̣n ngày càng nhiều ở đây. Sự xuất hiê ̣n ngôi đền mới và sự đổi mới của làng bản đã khiến nơi đây trở thành điểm “du lịch văn hóa”. Nhưng sau đó, cùng với viê ̣c xây dựng khu du lịch, loa ̣i bỏ đền thờ cúng bái, mê tín di ̣ đoan thì bản la ̣i được đổi mới theo Chương trình nông thôn mới, đường mở rô ̣ng trải nhựa thẳng tắp, nhiều ngôi nhà mo ̣c lên… Sự thay đổi của làng bản đươ ̣c nhà văn miêu tả rất cu ̣ thể và theo trình tự trước sau: Ngày xưa những ô ruô ̣ng trồ ng lúa, trồng ngô khoai giờ đươ ̣c dựng lên thành những ngôi nhà, ngày ngày hàng hóa đổ về đây rất nhiều. Do phát triển mạnh nên mo ̣i người ở dưới xuôi và các tỉnh khác đổ xô về đây buôn bán làm ăn. Nhà văn say sưa miêu tả sự đổi thay nhanh chóng qua từng ngày của bản Nà Lài cho ta thấy cuô ̣c sống của người dân nơi đây đang đươ ̣c cải thiện cả về vật chất và tinh thần với sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ dân làng trong việc đấu tranh chống cái cũ, cái lạc hậu, sự lợi dụng lòng tin của nhân dân (của một số kẻ phản động) về tín ngưỡng tôn giáo ở mảnh đất xa xôi này.

Nhân vật Mỵ Phua trong truyê ̣n Tiếng kèn nối dài mù a trăng đươ ̣c nhà

văn kể tỉ mỉ, để cho người đọc có thể thấy được nỗi khổ của cô luôn được báo trước. Điều đó được bắt đầu khi cô từ chối tiếng kèn tỏ tình của chàng trai đứng ngoài rào đá để về làm vơ ̣ A Vừ. Cô là mô ̣t cô gái xinh đe ̣p đươ ̣c nhiều người thương, nhưng cô đã rất khổ tâm khi không lấy được người mình yêu. Rồi đến ngày cưới hoa bjoó c tháy nhuộm tím đất trời báo hiê ̣u điềm không bình thường: “Người già trong bản bảo lâu lắm rồi hoa Bjoóc tháy mới nở nhiều như thế. Đây không biết là điềm lành hay điềm dữ”[21,tr12]. Rồ i sáng sớm hôm cưới lại

có bầy chim Noô ̣c Éc chao đảo kêu những tiếng kêu nhức nhối khiến mo ̣i người nghĩ có điềm dữ. Rồi chuyê ̣n dữ ấy cũng đã đến khi trong ngày cưới của cô khi không có mặt chú rể. Về đến nhà trai, cô mới biết ngày cưới cũng là ngày tang của chồ ng cô. Mỵ Phua đau đớn như có thể chết đi được. Rồ i những chuỗi ngày về sau, cuô ̣c số ng của cô từng ngày diễn ra cô đơn nặng nề, vô nghĩa. Giữa lúc đó tiếng kèn cất lên như cảm thông, như an ủi cô. Tác giả tỏ ra rất tinh tế và khéo léo khi sắp xếp các sự viê ̣c và tình tiết làm cho câu chuyê ̣n lôi cuố n hấp dẫn ngườ i đọc. Nhà văn như đưa người đo ̣c vào chính hoàn cảnh củ a nhân vâ ̣t để cảm thông, chia sẻ với tình cảm và số phâ ̣n của nhân vâ ̣t.

Khác với hai truyê ̣n trên, ở truyê ̣n Mù a mắc mâ ̣t nhà văn lại tâ ̣p trung miêu tả tỉ mỉ cuô ̣c sống của hai chi ̣ em Ngải và Páo, ngay từ nhỏ hai chi ̣ em đã phải mồ côi cha me ̣. Mă ̣c dù chi ̣ Ngải không phải là con đẻ của bố me ̣ nhưng khi bố mẹ mất chi ̣ vẫn chăm lo cho gia đình đă ̣c biê ̣t là nuôi đứa em nhỏ. Khi bố mẹ mất, Páo còn rất nhỏ, chi ̣ đã dành hết tuổi thanh xuân của mình để nuôi em khôn lớ n. Câu chuyê ̣n này đươ ̣c nhà văn kể rất chi tiết và tỉ mỉ về nhưng nỗi khổ và sự hi sinh của chi ̣ Ngải dành cho Páo: “Chị Ngải vẫn nhẫn nại bòlổm ngổm cho tôi hò , tôi hét, tôi nhảy choi choi lên lưng gày ướt dượt mồ hôi của chị. Đầu gối, bàn tay chi ̣ trầy trật, rớm máu”[17,tr64]. Sự hi sinh của chi ̣ còn

đươ ̣c miêu tả qua cuô ̣c sống hàng ngày của hai chi ̣ em nghèo khổ, cơm không có ăn, áo không có mặc, người chi ̣ đã dành những miếng ăn ngon nhất cho em,

mong sao cho em khỏ e ma ̣nh, lớn nhanh: “Thì ra những tháng năm qua chi ̣ ăn ngô, ăn sắn, khi đói, lúc no để chắt chiu dành phần cho tôi tất cả”[17,tr71]. Chi ̣ dành cho em những gì tốt đe ̣p để nhâ ̣n la ̣i về mình những sự buồn tủi héo hon. Qua cách kể của nhà văn cho người đo ̣c thấy đươ ̣c sự tần tảo và tấm lòng yêu thương của người con gái miền núi dành cho người mà ho ̣ thương yêu. Xây dựng cốt truyện tuyến tính với kết thúc có hậu như vậy, một mặt nhà văn giúp cho người đọc dễ nắm bắt cốt truyện, dễ hình dung ra nhân vật, có thái độ yêu, ghét rõ ràng, nhưng mặt khác lại khiến cho nhân vật trở nên giản đơn về tính cách.

Giống với Bùi Thị Như Lan, nhà văn Hà Thị Cẩm Anh (Mường) cũng thường để lại ấn tượng nơi độc giả của mình với những kết thúc có hậu đậm màu cổ tích. Trong sáng tác của mình, tác giả tập trung khắc họa nhiều nhân vật có số phận thiệt thòi, bất hạnh, tật nguyền… cuộc đời của các nhân vật này thường rất chật vật, khổ sở(Những đứa trẻ mồ côi, gốc gội xù xì…). Nhưng cuối cùng, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự trợ giúp của cộng đồng xã hội, hoặc may mắn mà họ đã có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tràn đầy hi vọng . Người ta không thể quên được hình ảnh một cô gái tật nguyền, có khuôn mặt xấu xí, biến dạng nhưng cô đã may mắn được một người đàn ông tốt bụng, hào hiệp, thương yêu, nâng đỡ và lấy làm vợ… trong tác phẩm của nhà văn dân tộc Mường này.

Hoặc trường hợp nhà văn Vi Thị Kim Bình cũng như vậy, những câu chuyện mà nhà văn Kim Bình viết như mô ̣t thước phim kể về những câu chuyện, những số phâ ̣n, cuô ̣c sống của con người miền núi (chủ yếu ở Lạng Sơn). Những câu chuyê ̣n đó như được tái hiê ̣n rõ hơn khi tác giả sắp xếp theo một trình tự nhất đi ̣nh làm cho người đọc cuốn hút theo tình tiết câu chuyê ̣n.

Như vậy, lựa chọn cách xây dựng cốt truyện theo lối truyền thống là điểm gặp gỡ của hầu hết các cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam. Tuy còn những hạn chế nhất định nhưng cách xây dựng cốt truyện như vậy đã cho

người đọc thấy được phần nào tư duy nghệ thuật hướng về truyền thống của các nhà văn người dân tộc thiểu số. Qua các tác phẩm của họ - nổi bật lên bức chân dung về thân phận, về tâm hồn của con người miền núi. Sâu xa hơn là ý nghĩa nhân đạo, nhân sinh cao đẹp mà các tác giả đã gửi gắm vào trong từng câu chuyện kể của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 81 - 85)