Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 80 - 81)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Để tạo nên một thế giới nhân vật khá đa dạng, có những nét đặc trưng riêng, để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc như vậy - nhà văn Bùi Thị Như Lan đã có những sự sáng tạo trong cách xây dựng nhân vật của mình. Ngoài nghệ thuật xây dựng nhân vật (đặc biệt là loại nhân vật người phụ nữ miền núi và người

lính miền núi), thì yếu tố góp phần làm nên thành công của truyện ngắn Bùi Thị Như Lan là nghệ thuật xây dựng cốt truyện.

Cốt truyện là hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch. Đó là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất cứ hình thức tự sự nào. Loại bỏ cốt truyện, văn bản tự sự lập tức chuyển thành dạng văn bản khác. Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất, cốt truyện là bộ xương của cơ thể tác phẩm văn xuôi - yếu tố không thể thiếu, là lõi diễn biến của truyện từ khởi đầu cho đến kết thúc, bao gồm toàn bộ các biến cố, sự kiện được nhà văn kể ra và là cái mà người đọc có thể đem kể lại.

Văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam – một bộ phận của văn xuôi Việt Nam hiện đại cũng có đủ ba kiểu cốt truyện đó là: Kiểu cốt truyện truyền thống thường miêu tả sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính, kết thúc có hậu; Kiểu cốt truyện hiện đại miêu tả gấp khúc, đảo lộn thời gian, nhảy cóc tự sự,

kết thúc bỏ ngỏ và kiểu cốt truyện hậu hiện đại là truyện lồng trong truyện,

cắt dán, xáo trộn….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn bùi thị như lan (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)