Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần sơn hà sài gòn​ (Trang 32)

1.2.4.1. Nội dung và các quy định kế toán

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: - Kết quả hoạt động kinh doanh

- Kết quả hoạt động khác

Kết quả kinh doanh được xác định theo các bước như sau:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác

Chi phí thuế TNDN hiện hành = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế x Thuế suất thuế TNDN

Nguyên tắc hạch toán:

- Tài khoản phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.

- Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động.

- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.

1.2.4.2. Chứng từ kế toán sử dụng Phiếu chuyển khoản Phiếu chuyển khoản

1.2.4.3. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” Kết cấu và nội dung phản ánh

TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” - Giá vốn hàng bán;

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Chi phí tài chính; - Chi phí khác;

- Chi phí thuế TNDN;

- Lợi nhuận chưa phân phối (lãi).

- Doanh thu thuần;

- Doanh thu hoạt động tài chính; - Thu nhập khác;

- Lợi nhuận chưa phân phối (lỗ).

1.2.4.4. Sơ đồ hạch toán

TK 632 TK 911 TK 511, 512

Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần

TK 635 TK 515

Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

TK 641 TK 711

Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển thu nhập khác

TK 642 TK 8212

Kết chuyển chi phí Kết chuyển tài sản thuế quản lý doanh nghiệp TNDN hoãn lại

TK 811 TK 421

Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển lỗ TK 8211

Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành

TK 8212

Kết chuyển chi phí thuế TNDN hoãn lại

TK 421

Kết chuyển lợi nhuận sau thuế

1.3. Trình bày thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên báo cáo kế toán 1.3.1. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là số phát sinh bên Nợ của TK 511 trên sổ cái TK 511.

- Số liệu ghi vào chỉ tiêu Các khoản giảm trừ doanh thu là lũy kế số phát sinh bên Nợ của TK 511 đối ứng với bên Có TK 521 trong kỳ báo cáo.

- Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán lấy số phát sinh bên Có của TK 632 trên sổ cái TK 632. - Số liệu ghi vào chỉ tiêu Doanh thu hoạt động tài chính là lũy kế số phát sinh bên Nợ của TK 515 trên sổ cái TK 515

- Số liệu của chỉ tiêu Chi phí tài chính phản ánh lũy kế số phát sinh bên Có TK 635 đối ứng với bên Nợ TK 911.

- Chỉ tiêu Chi phí lãi vay phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào Sổ cái TK 635.

- Số liệu ghi vào chỉ tiêu Chi phí bán hàng là tổng cộng số phát sinh bên Có của TK 641 đối ứng với bên Nợ TK 911.

- Số liệu của chỉ tiêu Chi phí quản lý doanh nghiệp là tổng số phát sinh bên Có của TK 642 đối ứng với bên Nợ TK 911.

- Chỉ tiêu Thu nhập khác được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của TK 711 đối ứng với bên Có TK 911.

- Số liệu ghi vào chỉ tiêu Chi phí khác được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 811 đối ứng với bên Nợ TK 911.

1.3.2. Trình bày thông tin trên báo cáo quản trị

Báo cáo quản trị thường phục vụ cho nhà quản lý. Kế toán xác định kết quả kinh doanh lập các báo cáo quản trị để cung cấp cho nhà quản lý như: Báo cáo công nợ phải thu, Doanh thu bán hàng theo khách hàng, Báo cáo doanh thu bằng tiền, Báo cáo doanh thu bán chịu, Bảng tổng hợp chi phí theo từng khoản mục, Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn…

- Số liệu trình bày trên Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu sẽ dựa vào chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên Bảng báo cáo kết quả kinh doanh và sổ chi tiết công nợ của từng khách hàng để theo dõi cụ thể hơn.

- Báo cáo doanh thu bán chịu thể hiện số tiền chưa thu được của khách hàng để đôn đốc khách hàng thanh toán và lập dự phòng phải thu khó đòi.

- Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn thể hiện tình trạng số lượng nhập, xuất, tồn cuối kỳ và tồn đầu kỳ của từng mặt hàng. Số liệu trình bày trên báo cáo này được căn cứ vào bảng số liệu phản ánh tình hình nhập, xuất hàng ngày.

- Bảng tổng hợp chi phí phát sinh theo từng khoản mục được lấy số liệu từ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác trên bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm biết được chi phí có phù hợp hay không.

1.4. Các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán, luật kế toán phải tôn trọng và vận dụng

Khi làm kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, kế toán viên phải tuân thủ theo luật kế toán, chuẩn mực, nguyên tắc, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

- Luật kế toán 03 - Nguyên tắc kế toán:

Giá gốc: khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc mua tài sản cố định, hàng hóa… thì giá trị của chúng được xác định theo giá gốc chứ không theo giá trên thị trường tại thời điểm mua cộng với các chi phí có liên quan.

Nhất quán: các chính sách, phương pháp hạch toán mà doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng trong suốt quá trình hạch toán.

Thận trọng: số liệu kế toán liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau mà trong lĩnh vực kinh tế có nhiều trường hợp không thể lường trước được nên đòi hỏi kế toán phải thận trọng, có những phương án dự phòng khả năng xấu có thể xảy ra.

Phù hợp: mỗi khoản doanh thu tạo ra đều có những khoản chi phí liên quan, do đó khi xác định doanh thu đều phải có chi phí tạo ra doanh thu đó.

Dồn tích: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí được ghi nhận vào sổ kế toán tại thời điểm phát sinh không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi.

Liên tục: báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần.

Trọng yếu: thông tin được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng.

- Chuẩn mực kế toán 01: Chuẩn mực chung - Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác

- Chế độ: đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ áp dụng theo QĐ 48/2006/QĐ- BTC, những doanh nghiệp còn lại áp dụng theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC. Vào ngày 22/12, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC để thay thế cho QĐ 15/2006/BTC từ ngày 01/01/2015.

1.5. Ý nghĩa thông tin kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Tầm quan trọng của thông tin về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh đối với:

- Nhà quản lý doanh nghiệp: biết được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra biện pháp khắc phục và thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn ở kỳ tiếp theo.

- Chủ đầu tư: nắm bắt được tình hình kinh doanh của công ty nhằm biết được khả năng thu hồi nợ là cao hay thấp.

- Nhà nước: biết được tình hình nộp thuế của doanh nghiệp, tránh bị thất thoát Để đạt được các mục tiêu trên thì thông tin phải được cập nhật chính xác, kịp thời và đầy đủ.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HÀ SÀI GÒN NĂM 2013 - 2014

2.1. Giới thiệu chung về công ty 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty - Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Sơn Hà Sài Gòn - Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Sơn Hà Sài Gòn

- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: SON HA SAI GON JOINT STOCK COMPANY

- Tên công ty viết tắt: SON HA SAI GON JSC

- Địa chỉ trụ sở chính: 292/5 ấp Tam Đông 2, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: (+84-8) 37 10 01 01 Fax: (+84-8) 62 51 19 89 - Website: www.sonhasg.com.vn

- Email: sha@sonha.com.vn - Mã số thuế: 0307526635

- Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng (Viết bằng chữ: Tám mươi tỷ đồng) - Mã cổ phiếu: SHA

- Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất

- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cấu kiện kim loại, thùng bể chứa và dụng cụ chứa bằng kim loại.

Các mốc phát triển chính

Bảng 2.1. Các mốc phát triển chính của Công ty

Thời gian Sự kiện

Năm 2004

Thành lập Chi nhánh Công ty TNHH Cơ Kim khí Sơn Hà theo Giấy CNĐKKD số 4112015079 – Ngày 27/05/2004: Sở kế hoạch đầu tư TP. HCM. Vốn điều lệ 9 tỷ đồng.

04/03/2009 Chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Sơn Hà với vốn điều lệ 39 tỷ đồng.

15/12/2010 Chuyển thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên và nâng vốn điều lệ từ 39 tỷ lên 80 tỷ đồng; đổi tên thành Công ty TNHH Sơn Hà Sài Gòn.

22/12/2010 Chuyển thành Công ty Cổ phần Sơn Hà Sài Gòn; với vốn điều lệ 80 tỷ đồng.

10/11/2011

Chuyển địa chỉ Công ty từ 210 Lô B, Chung Cư Sơn Kỳ, đường CC2, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. HCM về 292/5 ấp Tam Đông 2, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP. HCM.

28/12/2012 Công ty CP Sơn Hà Sài Gòn đã được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý của Công ty

Nguồn: Công ty CP Sơn Hà Sài Gòn Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

 Đại Hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị

Ban Tổng Giám đốc

Ban Kiểm soát

Khối Kinh doanh Khối Sản xuất

Ngành hàng Gia dụng Phân xưởng Sản xuất Phòng Hành chính – Nhân sự Khối hỗ trợ Phòng QA Phòng Cơ điện Ngành hàng Công nghiệp Phòng Kế toán – Tài chính Phòng Logistics

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của HĐQT và ban KS; thông qua mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật Doanh nghiệp và các quyền gắn liền với loại cổ phần đó;

- Quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển của Công ty và kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty;

- Bầu, bãi nhiệm và thay thế thành viên HĐQT, ban KS; phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm TGĐ; thông qua sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty.

 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ.

- Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua;

- Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh, BCTC, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của Công ty trình ĐHĐCĐ;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban TGĐ và các cán bộ quản lý Công ty.

 Ban Kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, cùng nhiệm kỳ với HĐQT. Ban KS hoạt động độc lập với HĐQT và Ban TGĐ. Ban KS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.

 Ban Tổng Giám đốc: TGĐ là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó TGĐ là người giúp cho TGĐ điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của TGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ về các nhiệm vụ được phân công.

 Ngành hàng gia dụng: có trách nhiệm quản lý và kinh doanh các sản phẩm trong ngành hàng gia dụng bao gồm: bồn nước (inox và nhựa), chậu rửa, máy nước nóng năng lượng mặt trời (thái dương năng).

 Ngành hàng công nghiệp: có trách nhiệm quản lý và kinh doanh các sản phẩm trong ngành hàng công nghiệp bao gồm các sản phẩm: ống thép inox trang trí, ống thép inox công nghiệp.

 Phòng QA

- Kiểm tra chất lượng NVL đầu vào, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn để đưa vào sản xuất; kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm trước khi xuất xưởng;

- Tham mưu cho Ban TGĐ về xu hướng phát triển các công nghệ mới liên quan đến sản phẩm của Công ty;

- Nghiên cứu, thiết kế và tiếp nhận các công nghệ mới, sản phẩm mới nhanh chóng đưa vào dây chuyền sản xuất thực tế, đảm bảo công việc đạt chất lượng, hiệu quả, chính xác.

 Phòng Cơ điện

- Tham mưu cho Ban TGĐ về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, điện, điện tử…;

- Quản lý duy tu, bảo dưỡng các dây chuyền máy móc, thiết bị, đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị cơ khí của công ty vận hành an toàn, hiệu quả.

 Phân xưởng sản xuất

- Tiếp nhận các đơn hàng từ Công ty, tổ chức điều hành sản xuất; tiếp nhận và quản lý các NVL phục vụ kế hoạch sản xuất của nhà máy;

- Tổ chức, quản lý phân công lao động, điều hành sản xuất; quản lý phân xưởng nhằm hoàn thành các kế hoạch được Ban TGĐ Công ty giao đúng kế hoạch, đúng số lượng, đảm bảo chất lượng; tổ chức quản lý kho hàng.

 Phòng Hành chính – Nhân sự

- Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển Công ty; phụ trách hệ thống tin học trong toàn Công ty;

- Quản lý hồ sơ lý lịch CBCNV toàn Công ty, giải quyết các thủ tục và chế độ tuyển dụng, thôi việc, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, hưu trí;

- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho CBCNV, bảo hộ lao động;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần sơn hà sài gòn​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)