Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần sơn hà sài gòn​ (Trang 42)

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013 - 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng) CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ % tăng, giảm so với năm 2013 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 344.091 444.334 29,13%

Giá vốn hàng bán 297.786 383.639 28,83%

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 46.305 60.695 31,08%

Doanh thu hoạt động tài chính 2.281 58 (97,46%)

Chi phí bán hàng 24.788 30.648 23,64%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.432 12.464 9,03%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.471 13.462 80,19%

Lợi nhuận khác 51 (243) (572,15%)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7.523 13.219 75,72%

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 5.522 10.168 84,14% Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hà Sài Gòn

Nhận xét:

- Tổng doanh thu thuần về bán hàng năm 2014 tăng so với năm 2013 do công ty đã thực hiện tốt chính sách bán hàng đồng thời độ phủ trên thị trường khá cao nên sản phẩm của công ty được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn.

- Chi phí bán hàng tăng do biến phí bán hàng tăng theo doanh thu. Đồng thời để quảng bá thương hiệu công ty lắp đặt các biển hiệu quảng cáo tại các điểm bán, sân bay Tân Sơn Nhất.

- Chi phí quản lý tăng do công ty mở thêm chi nhánh, các khoản đầu tư máy móc, thiết bị, dụng cụ tăng.

- Doanh thu hoạt động tài chính giảm do trong kỳ công ty không cho vay các khoản vay ngắn hạn.

- Do các nguyên nhân trên nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 43,09% so với năm 2013.

- Lợi nhuận khác giảm do trong kỳ công ty có thanh lý một số tài sản cố định. 2.1.2. Khái quát tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty Cổ phần Sơn Hà Sài Gòn Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Kế toán trưởng: là người tổ chức và điều hành công tác kế toán trong công ty; tham mưu, đề xuất ý kiến cho TGĐ về tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty; kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thu chi, hồ sơ thanh toán, đề nghị tạm ứng; kiểm tra việc kê khai và nộp thuế đúng quy định của Nhà nước.

- Kế toán tổng hợp: theo dõi và lập báo cáo TSCĐ; kiểm tra số liệu, lập chứng từ kết chuyển chi phí, giá vốn, doanh thu để phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh;

Kế toán trưởng Kế toán công nợ Kế toán kho Kế toán chi phí và giá thành Thủ quỹ - Kế toán ngân hàng Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương – thanh toán

kiểm tra số liệu trước khi tập hợp vào sổ cái, cuối tháng đưa vào bảng Cân đối số phát sinh.

- Kế toán chi phí và giá thành: cung cấp thông tin về giá thành cho các bộ phận liên quan; xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm; lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Kế toán kho: phản ánh chính xác, kịp thời, kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm; tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời trị giá nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác nhau; kiểm kê các kho và lập báo cáo hàng tháng.

- Thủ quỹ - Kế toán ngân hàng: chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý và thực hiện công việc thu, chi tiền mặt của Công ty. Đồng thời, theo dõi các khoản tiền khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản, báo cáo và có kế hoạch thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản cho nhà cung cấp. Kiểm tra tỷ giá thực tế hàng ngày để quy đổi và hạch toán.

- Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ, đối chiếu, xác nhận công nợ của từng khách hàng; thanh toán công nợ với khách hàng qua các hình thức khác nhau như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…; hạch toán đầy đủ chính xác nghiệp vụ về công nợ, lập báo cáo về tình hình công nợ đúng quy định.

- Kế toán tiền lương – thanh toán: ghi chép, phản ánh số liệu về số lao động, thời gian lao động, kết quả lao động, trích lương và các khoản trích lương vào các đối tượng; lập báo cáo lao động và tiền lương; thanh toán các khoản tiền cho nhà cung cấp.

2.1.2.2. Vận dụng nguyên tắc kế toán Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài chính.

Một số chính sách kế toán công ty áp dụng

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND).

- Hàng tồn kho:

 Giá trị hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng

- Cơ sở lập Báo cáo tài chính tổng hợp: Báo cáo tài chính tổng hợp được lập trên cơ sở kế toán dồn tích (trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền). Các đơn vị trực thuộc hình thành bộ máy kế toán riêng, hạch toán phụ thuộc. Báo cáo tài chính tổng hợp của toàn công ty được lập trên cơ sở tổng hợp Báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc. Doanh thu và số dư giữa các đơn vị trực thuộc được loại trừ khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định cũng như không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi.

2.1.2.3. Hệ thống thông tin kế toán tại công ty

Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy với sự hỗ trợ của phần mềm Effect dựa trên hình thức “Chứng từ ghi sổ”.

Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy

Hàng ngày, kế toán sẽ tập hợp chứng từ phát sinh để kiểm tra và nhập vào phần mềm kế toán theo bảng biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm. Các thông tin sẽ tự động cập nhật vào sổ kế toán. Cuối kỳ, kế toán sẽ kiểm tra lại lần cuối và khóa sổ. Sổ chi tiết và sổ tổng hợp sẽ được in ra giấy và đóng thành quyển theo đúng quy định.

2.1.3. Phương hướng phát triển của công ty, thuận lợi, khó khăn 2.1.3.1. Phương hướng phát triển của công ty 2.1.3.1. Phương hướng phát triển của công ty

Chiến lược phát triển trung và dài hạn của công ty: trở thành một trong những công ty sản xuất và kinh doanh hàng đầu ở miền Nam đối với các sản phẩm: Bồn inox, Chậu rửa inox, Máy nước nóng năng lượng mặt trời, Bồn nhựa và Ống inox.

Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty: công ty xác định mục tiêu phát triển kinh doanh phải đi đôi với bảo vệ môi trường, là một tổ chức có trách nhiệm xã hội, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

2.1.3.2. Thuận lợi

- Là một đơn vị của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà nên Công ty nhận được hỗ trợ rất lớn từ phía Quốc tế Sơn Hà, cùng với sự phấn đấu của toàn thể lãnh đạo và tập thể cán bộ, công nhân viên nên kết quả kinh doanh của công ty ngày càng khả quan, thu nhập của người lao động được cải thiện, điều kiện sản xuất được nâng cao.

- Sơn Hà Sài Gòn đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bồn nước tại Việt Nam.

- Lực lượng lao động đã được chuyên môn hóa, trình độ nghiệp vụ, tay nghề ngày càng được nâng cao, cùng với năng lực máy móc thiết bị hoàn chỉnh, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng và phát triển.

- Thương hiệu của Công ty đã được khẳng định trên thị trường. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Sản phẩm của Công ty được phân phối trên phạm vi từ Miền Trung đến Nam Bộ thông qua hơn 650 nhà phân phối và hơn 3.500 nhà đại lý/điểm bán.

2.1.3.3. Khó khăn

- Đặc thù của ngành sản xuất các sản phẩm inox là các doanh nghiệp gia nhập ngành dễ dàng. Trong những năm gần đây, Công ty gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ mới, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bán hàng cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Việt Nam áp dụng thuế chống phá giá đối với nguyên liệu sản xuất các sản phẩm thép không gỉ gây ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào của công ty.

- Đối thủ cạnh tranh chính của Sơn Hà Sài Gòn hiện nay là Đại Thành và Toàn Mỹ. Hiện nay, Công ty Đại Thành đang áp dụng chính sách giá thấp hơn Sơn Hà cho các loại

sản phẩm của mình nên ảnh hưởng rất lớn tới chính sách giá của Công ty Sơn Hà. Bên cạnh đó, Công ty Toàn Mỹ cũng là một doanh nghiệp lớn trong kĩnh vực sản xuất hàng inox gia dụng tại Việt Nam. Đồng thời, Toàn Mỹ thường xuyên đầu tư quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo, đài… do đó được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn.

2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sơn Hà Sài Gòn năm 2014 doanh tại Công ty Cổ phần Sơn Hà Sài Gòn năm 2014

2.2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công ty 2.2.1.1. Các sản phẩm sản xuất kinh doanh 2.2.1.1. Các sản phẩm sản xuất kinh doanh

Theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp Công Ty Cổ Phần, một số ngành, nghề kinh doanh của Công ty:

- Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại - Sản xuất các cấu kiện kim loại

- Lắp đặt hệ thống điện; lắp đặt hệ thống xây dựng khác - Sản xuất bao bì bằng gỗ

- Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

- Xây dựng công trình đường sắt, đường bộ, công ích - Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn

- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét 2.2.1.2. Thị trường và mạng lưới tiêu thụ

Sản phẩm của Công ty được phân phối trên phạm vi từ Miền Trung đến Nam Bộ thông qua hơn 650 nhà phân phối và hơn 3.500 nhà đại lý/ điểm bán. Hiện nay, công ty có các chi nhánh ở Tân Bình, Lâm Đồng, Bình Định, Gia Lai, Bình Dương, Đắk Nông, Cần Thơ, Vũng Tàu, Kiên Giang, Long Khánh. Bên cạnh đó, công ty còn có 3 địa điểm kinh doanh tại Thủ Đức, Bình Chánh và Quận 7.

2.2.1.3. Khách hàng và chính sách bán hàng của công ty

Tùy theo quy mô và năng lực bán hàng của từng đại lý, Công ty sẽ nghiên cứu và cấp cho đại lý hạn mức trả chậm (tín dụng thương mại) nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đại lý bán sản phẩm của Sơn Hà Sài Gòn. Đồng thời, Công ty cũng phối hợp với các ngân hàng để cấp tín dụng cho các đại lý nhằm giảm bớt rủi ro thanh toán cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Bên cạnh đó, Sơn Hà Sài Gòn quy định các nhà phân phối sẽ chỉ được cấp phép bán duy nhất sản phẩm của Sơn Hà Sài Gòn và có vai trò độc quyền trong khu vực. Tại mỗi nhà phân phối, Sơn Hà Sài Gòn đều cử 1 đại diện bán hàng khu vực để hỗ trợ nhà phân phối phát triển mạng lưới đại lý trong khu vực, đồng thời người này cũng có vai trò giám sát hoạt động của nhà phân phối.

2.2.1.4. Phương thức bán hàng và thanh toán tại công ty

Phương thức bán hàng của công ty là bán hàng trực tiếp qua kho hoặc nhân viên của khách hàng sẽ đến kho công ty nhận hàng.

Quy trình bán hàng:

Bước 1: Khách hàng đặt hàng thông qua đại diện bán hàng của đại lý/ nhà phân phối. Bước 2: Nhân viên kinh doanh sẽ hỏi thủ kho số lượng hàng còn trong kho. Nếu đủ số lượng yêu cầu của khách hàng, thủ kho sẽ lập phiếu yêu cầu xuất hàng đồng thời báo kế toán số lượng thực xuất để xuất hóa đơn. Nếu trong kho không còn đủ hàng tồn thì nhân viên kinh doanh sẽ báo lại cho khách hàng và thuyết phục khách hàng sẽ giao số lượng còn thiếu vào đợt sau ngay khi có đủ số lượng.

Bước 3: Nhân viên kinh doanh sẽ dựa vào hóa đơn để thu tiền khách hàng. Khách hàng sẽ thanh toán trước cho công ty một ít bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Nếu nhân viên của khách hàng đến kho công ty nhận hàng sẽ được hỗ trợ phí tự vận chuyển tùy theo từng mặt hàng. Đến cuối tháng, kế toán công nợ sẽ gửi bảng chi tiết công nợ phải thu cho khách hàng và cùng đối chiếu để khách hàng trả số tiền còn thiếu.

2.2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sơn Hà Sài Gòn năm 2014 doanh tại Công ty Cổ phần Sơn Hà Sài Gòn năm 2014

2.2.2.1. Kế toán doanh thu và thu nhập khác Các khoản doanh thu và thu nhập: Các khoản doanh thu và thu nhập:

Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu cũng như quyền quản lý hàng hóa, thành phẩm đó được chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại.

Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi không còn những yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí kèm theo. Trường hợp dịch vụ được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì doanh thu được ghi nhận căn cứ vào tỷ lệ dịch vụ hoàn thành tại ngày kết thúc năm tài chính.

Doanh thu hoạt động tài chính: Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

Thu nhập khác: được ghi nhận khi phát sinh các khoản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài sản.

Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

Chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng doanh thu bán hàng của công ty trong kỳ bao gồm doanh thu bán hàng cho bên ngoài và doanh thu nội bộ.

Doanh thu hoạt động tài chính là tất cả các khoản tiền lãi trong kỳ bao gồm lãi tiền gửi và lãi cho vay. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của TK 515.

Số liệu ghi nhận vào chỉ tiêu Thu nhập khác là tổng số phát sinh bên Có của TK 711.

Trình bày thông tin trên báo cáo quản trị

Cách hai ngày, kế toán công nợ sẽ lập báo cáo doanh thu bán hàng theo từng khách hàng và gửi cho trưởng nhóm để theo dõi quá trình mua hàng và thanh toán của khách hàng, đồng thời đưa ra ý kiến để tránh tình trạng nợ quá hạn. Số liệu trong báo cáo được lấy từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Khi có yêu cầu của nhân viên kinh doanh, kế toán lập báo cáo chi tiết công nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần sơn hà sài gòn​ (Trang 42)