Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần sơn hà sài gòn​ (Trang 38)

- Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Sơn Hà Sài Gòn

- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: SON HA SAI GON JOINT STOCK COMPANY

- Tên công ty viết tắt: SON HA SAI GON JSC

- Địa chỉ trụ sở chính: 292/5 ấp Tam Đông 2, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: (+84-8) 37 10 01 01 Fax: (+84-8) 62 51 19 89 - Website: www.sonhasg.com.vn

- Email: sha@sonha.com.vn - Mã số thuế: 0307526635

- Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng (Viết bằng chữ: Tám mươi tỷ đồng) - Mã cổ phiếu: SHA

- Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất

- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cấu kiện kim loại, thùng bể chứa và dụng cụ chứa bằng kim loại.

Các mốc phát triển chính

Bảng 2.1. Các mốc phát triển chính của Công ty

Thời gian Sự kiện

Năm 2004

Thành lập Chi nhánh Công ty TNHH Cơ Kim khí Sơn Hà theo Giấy CNĐKKD số 4112015079 – Ngày 27/05/2004: Sở kế hoạch đầu tư TP. HCM. Vốn điều lệ 9 tỷ đồng.

04/03/2009 Chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Sơn Hà với vốn điều lệ 39 tỷ đồng.

15/12/2010 Chuyển thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên và nâng vốn điều lệ từ 39 tỷ lên 80 tỷ đồng; đổi tên thành Công ty TNHH Sơn Hà Sài Gòn.

22/12/2010 Chuyển thành Công ty Cổ phần Sơn Hà Sài Gòn; với vốn điều lệ 80 tỷ đồng.

10/11/2011

Chuyển địa chỉ Công ty từ 210 Lô B, Chung Cư Sơn Kỳ, đường CC2, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. HCM về 292/5 ấp Tam Đông 2, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP. HCM.

28/12/2012 Công ty CP Sơn Hà Sài Gòn đã được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý của Công ty

Nguồn: Công ty CP Sơn Hà Sài Gòn Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

 Đại Hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị

Ban Tổng Giám đốc

Ban Kiểm soát

Khối Kinh doanh Khối Sản xuất

Ngành hàng Gia dụng Phân xưởng Sản xuất Phòng Hành chính – Nhân sự Khối hỗ trợ Phòng QA Phòng Cơ điện Ngành hàng Công nghiệp Phòng Kế toán – Tài chính Phòng Logistics

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của HĐQT và ban KS; thông qua mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật Doanh nghiệp và các quyền gắn liền với loại cổ phần đó;

- Quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển của Công ty và kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty;

- Bầu, bãi nhiệm và thay thế thành viên HĐQT, ban KS; phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm TGĐ; thông qua sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty.

 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ.

- Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua;

- Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh, BCTC, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của Công ty trình ĐHĐCĐ;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban TGĐ và các cán bộ quản lý Công ty.

 Ban Kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, cùng nhiệm kỳ với HĐQT. Ban KS hoạt động độc lập với HĐQT và Ban TGĐ. Ban KS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.

 Ban Tổng Giám đốc: TGĐ là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó TGĐ là người giúp cho TGĐ điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của TGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ về các nhiệm vụ được phân công.

 Ngành hàng gia dụng: có trách nhiệm quản lý và kinh doanh các sản phẩm trong ngành hàng gia dụng bao gồm: bồn nước (inox và nhựa), chậu rửa, máy nước nóng năng lượng mặt trời (thái dương năng).

 Ngành hàng công nghiệp: có trách nhiệm quản lý và kinh doanh các sản phẩm trong ngành hàng công nghiệp bao gồm các sản phẩm: ống thép inox trang trí, ống thép inox công nghiệp.

 Phòng QA

- Kiểm tra chất lượng NVL đầu vào, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn để đưa vào sản xuất; kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm trước khi xuất xưởng;

- Tham mưu cho Ban TGĐ về xu hướng phát triển các công nghệ mới liên quan đến sản phẩm của Công ty;

- Nghiên cứu, thiết kế và tiếp nhận các công nghệ mới, sản phẩm mới nhanh chóng đưa vào dây chuyền sản xuất thực tế, đảm bảo công việc đạt chất lượng, hiệu quả, chính xác.

 Phòng Cơ điện

- Tham mưu cho Ban TGĐ về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, điện, điện tử…;

- Quản lý duy tu, bảo dưỡng các dây chuyền máy móc, thiết bị, đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị cơ khí của công ty vận hành an toàn, hiệu quả.

 Phân xưởng sản xuất

- Tiếp nhận các đơn hàng từ Công ty, tổ chức điều hành sản xuất; tiếp nhận và quản lý các NVL phục vụ kế hoạch sản xuất của nhà máy;

- Tổ chức, quản lý phân công lao động, điều hành sản xuất; quản lý phân xưởng nhằm hoàn thành các kế hoạch được Ban TGĐ Công ty giao đúng kế hoạch, đúng số lượng, đảm bảo chất lượng; tổ chức quản lý kho hàng.

 Phòng Hành chính – Nhân sự

- Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển Công ty; phụ trách hệ thống tin học trong toàn Công ty;

- Quản lý hồ sơ lý lịch CBCNV toàn Công ty, giải quyết các thủ tục và chế độ tuyển dụng, thôi việc, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, hưu trí;

- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho CBCNV, bảo hộ lao động;

- Quản lý lao động, tiền lương CBCNV; quản lý công văn, sổ sách và con dấu.  Phòng Tài chính – Kế toán

- Quản lý công tác tài chính kế toán tại Công ty theo Luật kế toán và các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về lĩnh vực tài chính kế toán;

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán; nghiên cứu và đánh giá tình hình hoạt động của Công ty dựa trên các số liệu tài chính kế toán;

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản;

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Công ty.

 Phòng Logistics: có nhiệm vụ quản lý hệ thống kho hàng, vận chuyển hàng hóa, lắp đặt, bảo hành và chăm sóc khách hàng. Có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý mọi thông tin liên quan đến yêu cầu của khách hàng, tư vấn dịch vụ trực tiếp.

2.1.1.3. Chức năng kinh doanh của công ty

Công ty Cổ phần Sơn Hà Sài Gòn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm làm từ thép không gỉ với sản phẩm chính gồm: bồn nước inox, chậu rửa inox, thái dương năng, bồn nhựa.

2.1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 - 2014

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013 - 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng) CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ % tăng, giảm so với năm 2013 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 344.091 444.334 29,13%

Giá vốn hàng bán 297.786 383.639 28,83%

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 46.305 60.695 31,08%

Doanh thu hoạt động tài chính 2.281 58 (97,46%)

Chi phí bán hàng 24.788 30.648 23,64%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.432 12.464 9,03%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.471 13.462 80,19%

Lợi nhuận khác 51 (243) (572,15%)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7.523 13.219 75,72%

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 5.522 10.168 84,14% Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hà Sài Gòn

Nhận xét:

- Tổng doanh thu thuần về bán hàng năm 2014 tăng so với năm 2013 do công ty đã thực hiện tốt chính sách bán hàng đồng thời độ phủ trên thị trường khá cao nên sản phẩm của công ty được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn.

- Chi phí bán hàng tăng do biến phí bán hàng tăng theo doanh thu. Đồng thời để quảng bá thương hiệu công ty lắp đặt các biển hiệu quảng cáo tại các điểm bán, sân bay Tân Sơn Nhất.

- Chi phí quản lý tăng do công ty mở thêm chi nhánh, các khoản đầu tư máy móc, thiết bị, dụng cụ tăng.

- Doanh thu hoạt động tài chính giảm do trong kỳ công ty không cho vay các khoản vay ngắn hạn.

- Do các nguyên nhân trên nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 43,09% so với năm 2013.

- Lợi nhuận khác giảm do trong kỳ công ty có thanh lý một số tài sản cố định. 2.1.2. Khái quát tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty Cổ phần Sơn Hà Sài Gòn Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Kế toán trưởng: là người tổ chức và điều hành công tác kế toán trong công ty; tham mưu, đề xuất ý kiến cho TGĐ về tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty; kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thu chi, hồ sơ thanh toán, đề nghị tạm ứng; kiểm tra việc kê khai và nộp thuế đúng quy định của Nhà nước.

- Kế toán tổng hợp: theo dõi và lập báo cáo TSCĐ; kiểm tra số liệu, lập chứng từ kết chuyển chi phí, giá vốn, doanh thu để phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh;

Kế toán trưởng Kế toán công nợ Kế toán kho Kế toán chi phí và giá thành Thủ quỹ - Kế toán ngân hàng Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương – thanh toán

kiểm tra số liệu trước khi tập hợp vào sổ cái, cuối tháng đưa vào bảng Cân đối số phát sinh.

- Kế toán chi phí và giá thành: cung cấp thông tin về giá thành cho các bộ phận liên quan; xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm; lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Kế toán kho: phản ánh chính xác, kịp thời, kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm; tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời trị giá nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác nhau; kiểm kê các kho và lập báo cáo hàng tháng.

- Thủ quỹ - Kế toán ngân hàng: chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý và thực hiện công việc thu, chi tiền mặt của Công ty. Đồng thời, theo dõi các khoản tiền khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản, báo cáo và có kế hoạch thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản cho nhà cung cấp. Kiểm tra tỷ giá thực tế hàng ngày để quy đổi và hạch toán.

- Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ, đối chiếu, xác nhận công nợ của từng khách hàng; thanh toán công nợ với khách hàng qua các hình thức khác nhau như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…; hạch toán đầy đủ chính xác nghiệp vụ về công nợ, lập báo cáo về tình hình công nợ đúng quy định.

- Kế toán tiền lương – thanh toán: ghi chép, phản ánh số liệu về số lao động, thời gian lao động, kết quả lao động, trích lương và các khoản trích lương vào các đối tượng; lập báo cáo lao động và tiền lương; thanh toán các khoản tiền cho nhà cung cấp.

2.1.2.2. Vận dụng nguyên tắc kế toán Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài chính.

Một số chính sách kế toán công ty áp dụng

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND).

- Hàng tồn kho:

 Giá trị hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng

- Cơ sở lập Báo cáo tài chính tổng hợp: Báo cáo tài chính tổng hợp được lập trên cơ sở kế toán dồn tích (trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền). Các đơn vị trực thuộc hình thành bộ máy kế toán riêng, hạch toán phụ thuộc. Báo cáo tài chính tổng hợp của toàn công ty được lập trên cơ sở tổng hợp Báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc. Doanh thu và số dư giữa các đơn vị trực thuộc được loại trừ khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định cũng như không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi.

2.1.2.3. Hệ thống thông tin kế toán tại công ty

Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy với sự hỗ trợ của phần mềm Effect dựa trên hình thức “Chứng từ ghi sổ”.

Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy

Hàng ngày, kế toán sẽ tập hợp chứng từ phát sinh để kiểm tra và nhập vào phần mềm kế toán theo bảng biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm. Các thông tin sẽ tự động cập nhật vào sổ kế toán. Cuối kỳ, kế toán sẽ kiểm tra lại lần cuối và khóa sổ. Sổ chi tiết và sổ tổng hợp sẽ được in ra giấy và đóng thành quyển theo đúng quy định.

2.1.3. Phương hướng phát triển của công ty, thuận lợi, khó khăn 2.1.3.1. Phương hướng phát triển của công ty 2.1.3.1. Phương hướng phát triển của công ty

Chiến lược phát triển trung và dài hạn của công ty: trở thành một trong những công ty sản xuất và kinh doanh hàng đầu ở miền Nam đối với các sản phẩm: Bồn inox, Chậu rửa inox, Máy nước nóng năng lượng mặt trời, Bồn nhựa và Ống inox.

Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty: công ty xác định mục tiêu phát triển kinh doanh phải đi đôi với bảo vệ môi trường, là một tổ chức có trách nhiệm xã hội, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

2.1.3.2. Thuận lợi

- Là một đơn vị của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà nên Công ty nhận được hỗ trợ rất lớn từ phía Quốc tế Sơn Hà, cùng với sự phấn đấu của toàn thể lãnh đạo và tập thể cán bộ, công nhân viên nên kết quả kinh doanh của công ty ngày càng khả quan, thu nhập của người lao động được cải thiện, điều kiện sản xuất được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần sơn hà sài gòn​ (Trang 38)