Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý công tác chuyển nhượng tặng cho quyền sử dụng đất huyện đoan hùng giai đoạn 2012 2017​ (Trang 34)

2. Mục tiêu của đề tài

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình thực hiện các quyền sử

dụng đất; tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số liệu về tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo báo cáo của UBND huyện Đoan Hùng và các phòng ban chuyên môn.

Thu thập số liệu tăng dân số của Đoan Hùng từ 2012 - 2017. Thu thập số liệu các khu dân cư quy hoạch trong huyện.

2.3.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Thu thập số liệu sơ cấp, điều tra nhanh những người chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất và những người nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

- Phương pháp điều tra ngẫu nhiên: Chọn giai đoạn 2014-2017 (Thực hiện luật đất

đai năm 2013).

- Phương pháp xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn: xây dựng dạng câu hỏi đóng kết hợp các câu hỏi hỗn hợp.

- Đối tượng điều tra, phỏng vấn: Tổng số phiếu điều tra 160 phiếu.

+ Nhóm 1: Cán bộ quản lý cấp huyện (05 phiếu đối với cán bộ phòng TNMT, 05 phiếu cho cán bộ VPĐKQSD đất huyện).

+ Nhóm 2: Cán bộ quản lý cấp xã (10 phiếu cho 10 xã có nhiều giao dịch chuyển quyền tặng cho: TT Đoan Hùng, xã Sóc Đăng, xã Tây Cốc, xã Ngọc Quan, xã Chân Mộng, xã Chi Đám, xã Tiêu Sơn, Xã Bằng Luân, Xã Quế Lâm, Xã Vân Du).

+ Nhóm 3: Nhân dân trên địa bàn 28 xã thị trấn (5 phiếu người dân/ 1 xã). Quy mô, cỡ mẫu: 20 phiếu cho cán bộ, 140 phiếu người dân (5 phiếu/xã).

2.3.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu

Tổng hợp tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất theo số liệu

đã đăng ký làm thủ tục với phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đoan Hùng.

Trên cơ sở điều tra thực tế, số liệu được tổng hợp theo từng đối tượng địa bàn 28 xã thị trấn từng nội dung chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất và từng năm để lập thành bảng.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng [24]

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đoan Hùng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, có Quốc Lộ 2 và Quốc Lộ

70 chạy qua, là nơi hợp lưu của hai con sông, sông Lô và sông Chảy; cách thành phố Việt Trì, thủ phủ của tỉnh 50km; cách thủ đô Hà Nội 140km, cách cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang và cửa khẩu Lào Cai khoảng 200 km. Toàn huyện có 27 xã và 01 thị trấn. Địa giới hành chính của huyện tiếp giáp các địa phương như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Nam giáp huyện Thanh Ba và huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

- Phía Đông giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây giáp huyện Hạ Hoà và huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ.

Tuy là một huyện miền núi với tổng diện tích tự nhiên là 30.285,23 ha, song Đoan Hùng có vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn và các huyện trong tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Huyện Đoan Hùng là huyện miền núi của tỉnh, nên địa hình tương đối phức tạp có hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia làm 2 dạng chính:

- Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi

đắp bởi sông Chảy và sông Lô, tập trung ở các xã ven sông, độ dốc thường dưới 30, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng độ dốc từ 3 - 50.

- Địa hình đồi núi: Đây là dạng địa hình đặc trưng ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Địa hình, địa mạo ở đây chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn từ 15 - 250 và trên 250;

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Đoan Hùng chịu ảnh hưởng của chếđộ khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu biển. Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thủy văn Phú Thọ thì khí hậu huyện được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,00C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 36,60C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 5,50C (tháng 1). Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau), tổng tích ôn đạt trên 8.5000C.

- Lượng mưa bình quân hàng năm 2.144,5 mm nhưng phân bố không đồng

đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 86% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 14% lượng mưa cả năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm.

- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.500 - 1.700 h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3.

- Độẩm không khí bình quân cả năm khoảng 84%, cao nhất là tháng 3,4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 đạt 78%. Độẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa.

+ Gió Đông bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ

2 - 4 m/s, đạt cấp 5 - cấp 6, thời tiết lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của con người.

+ Gió Đông nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, tốc độ gió trung bình

đạt cấp 2 đến cấp 3. Gió thổi từ vịnh vào đất liền mang theo nhiều hơi nước tạo nên không khí ẩm, mát mẻ.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Tài nguyên nước

*Tài nguyên đất

Đất của huyện Đoan Hùng được chia làm 2 nhóm chính sau:

- Nhóm đất đồng bằng - dộc ruộng chiếm 18,64% tổng diện tích tự nhiên (trong đó: Nhóm đất phù sa chiếm 6,64% tổng diện tích tự nhiên; Nhóm đất glây chiếm 6,56% tổng diện tích tự nhiên; nhóm đất xám, chiếm 5,42%). Phân bố trên tất cả các xã dọc theo hai bên sông Lô và sông Chảy. Đây là những thửa đất tương đối bằng phẳng nằm xen kẽ đồi núi thích hợp cho việc trồng lúa nước và các cây hoa màu ngắn ngày như: Lạc, ngô, đậu tương…

- Nhóm đất đồi núi chiếm 66,33% diện tích tự nhiên của huyện (trong

đó: nhóm đất xám chiếm khoảng 19.572,52 ha; nhóm đất tầng mỏng chiếm khoảng 1,90% diện tích tự nhiên). Nhóm đất này thích hợp cho việc trồng các cây lâm nghiệp, cây keo, cây bưởi, cây ăn quả lâu năm, cây chè...

* Tài nguyên khoáng sản

Huyện Đoan Hùng có một số loại khoáng sản có trữ lượng tương đối khá, là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất công nghiệp, xây dựng như: Fenspat, cao lanh, than bùn, cát, sỏi, đá xây dựng. Nhưng chủ yếu là cát, sỏi tập trung ở các xã ven Sông Chảy và Sông Lô là xã Chí Đám, Thị trấn Đoan Hùng, Sóc Đăng, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ, Hùng Long, Vụ Quang, Đông Khê, Quế Lâm, Nghinh Xuyên, Hùng Quan, Phương Trung, Phong Phú và Vân Du.

* Tài nguyên nhân văn

Đoan Hùng là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân Đoan Hùng đã tạo dựng được nhiều công trình văn

hóa có ý nghĩa lịch sử như đình Cả, chùa Chí Đám,… tượng đài Chiến thắng sông Lô. Các dân tộc trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng huyện giàu, đẹp, văn minh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Về kinh tế

Trong những năm qua, huyện đã có những bước phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, tình hình chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định. Một số chỉ tiêu kinh tếước tính năm 2017 đạt được như sau:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 6,0

2 Tổng giá trị sản xuất Tỷđồng 2.313,4

+ Nông lâm nghiệp, thủy sản Tỷđồng 935,9

+ Công nghiệp và TTCN Tỷđồng 636,0

+ Thương mại, dịch vụ Tỷđồng 741,5

3 Cơ cấu kinh tế % 100,00

+ Nông lâm nghiệp, thủy sản % 40,46

+ Công nghiệp và TTCN % 27,49

+ Thương mại, dịch vụ % 32,05

4 Tổng sản lượng lương thực Tấn 45.050,0 5 Bình quân lương thực/đầu người/năm Kg 411,492 6 Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh % 87,00 7 Tỷ lệ dân sốđô thị được cấp nước sạch % 98,00

8 Tỷ lệ che phủ rừng % 42,00

Bảng 3.2. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp

TT Cây trồng, vật nuôi Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017

1 Cây lúa Diện tích Ha 6.595,2 Năng suất Tạ/ha 54,4 Sản lượng Tấn 35.897,9 2 Cây ngô Diện tích Ha 1.648,9 Năng suất Tạ/ha 53,4 Sản lượng Tấn 8.799,3 3 Tổng diện tích chè Diện tích Ha 3.071,2 Chè cho sản phẩm Diện tích Ha 2.960 Năng suất Tấn/ha 14,0 Sản lượng Tấn 41.440 4 Cây bưởi Diện tích Ha 2.040,6 Năng suất Tạ/ha 60,64 Sản lượng Tấn 12.375 5 Tổng đàn trâu Con 6.656,0 6 Tổng đàn bò Con 3.361,0 7 Tổng đàn lợn Con 85.000,0 8 Tổng đàn gia cầm Nghìn Con 1.281,0 9 Nuôi trồng thủy sản Diện tích Ha 470,00 Sản lượng Tấn 2.634,5

(Nguồn: UBND huyện Đoan Hùng) a, Sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp của huyện tăng trưởng khá nhanh song việc áp dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật vẫn còn hạn chế, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, việc thực hiện khung lịch thời vụ, chế độ đầu tư thâm canh của người dân còn hạn chế, công tác bảo vệ thực vật chưa được chú trọng, một số hộ dân còn bỏ hoang ruộng không gieo cấy, tất cả điều này làm cho năng suất có tăng nhưng vẫn chưa đúng với tiền năng. Việc sản xuất lương thực chủ yếu là còn ở mức tự cung tự cấp và chưa theo hướng

sản xuất hàng hóa, quy mô còn nhỏ lẻ, chưa đa dạng về sản phẩm, sức cạnh tranh chưa cao, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi đã giúp cho cây Bưởi Sửu, Bưởi Bằng Luân sinh trưởng, phát triển mạnh, chất lượng tốt và có thương hiệu trên thị

trường. Với những ưu thếđặc biệt của giống bưởi trên địa bàn huyện sẽ là thế mạnh để

phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới huyện Đoan Hùng sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án đầu tư phát triển cây bưởi trên địa bàn huyện (đến năm 2017 diện tích trồng Bưởi của huyện Đoan Hùng là 2.040,6 ha).

b, Sản xuất lâm nghiệp.

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng, không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn. Diện tích đất rừng hầu hết

đã có chủ sử dụng. Tổng diện tích rừng trồng tập trung là 1.450 ha.(báo cáo)

c. Phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản.

Ngành chăn nuôi của huyện hiện nay đang phát triển với hình thức chăn nuôi tập trung, hình thành các trang trại lớn như trang trại Lợn, trang trại Gà ở xã Vụ Quang, xã Vân Du…đáp ứng nhu cầu sản phẩm đầu ra phù hợp với định hướng phát triển ngành của huyện.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản được duy trì, phát triển, nhất là nghề nuôi cá lồng trên sông Lô với các giống cá cho năng xuất, chất lượng tốt, có giá trị kinh tế

cao. Năm 2017 tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 470 ha, sản lượng thủy sản đạt 2.634,5 tấn, tăng 37,0% so với năm 2016.

d, Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

- Đoan Hùng là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, là cầu nối giữa Phú Thọ với Tuyên Quang và các tỉnh phía Bắc, trong những năm gần đây thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, huyện đã xây dựng nhiều dự án mời gọi các Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vềđầu tưđể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện như Cụm công nghiệp xã Sóc Đăng, xã Ngọc Quan, Làng nghề mộc xã Vân Du, riêng Cụm công nghiệp xã Sóc Đăng hiện nay có 03 Công ty

việc làm cho hàng nghìn lao động trên địa bàn, tạo đà cho huyện từng bước phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.

- Sản phẩm công nghiệp: Do đặc thù về vị trí địa lý, yếu tố tự nhiên và nguồn tài nguyên có sẵn của địa phương nên các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện là: Khai thác đá, khai thác cát sỏi, sản xuất gạch nung, chế biến gỗ...

- Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Các mặt hàng truyền thống được duy trì như làng nghề Mộc ở Vân Du. Sản xuất chế biến gỗ tiếp tục phát triển thành các doanh nghiệp quy mô hộ gia đình, sản phẩm chủ yếu là gỗ

xẻ thanh, ván bóc, đũa gỗ, làm mành...Sản xuất chế biến chè cơ bản ổn định.

- Kinh tế phát triển, thu nhập và mức sống của người dân đã được nâng cao. Nhờ sự phát triển này giúp cho tỷ trọng ngành xây dựng trong chuỗi giá trị sản xuất trên địa bàn luôn ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

e, Ngành thương mại, dịch vụ.

- Là huyện có Quốc lộ 2, Quốc lộ 70 chạy qua thuận lợi cho việc chu chuyển hàng hóa từ vùng Đồng bằng, trung du lên miền núi và ngược lại. Đã thúc đẩy hoạt

động thương mại - dịch vụ của huyện phát triển khá phong phú và đa dạng thu hút nhiều thành phần kinh tế. Một số tập đoàn bán lẻđã mở chi nhánh tại Đoan Hùng như

Siêu thị ALOHA, Điện máy xanh, Viễn thông A, Media smart, FPT; Các cảng trên sông trung chuyển hàng hoá được duy trì, hiệu quả; Hoạt động vận chuyển hành khách bằng Taxi tiếp tục được đầu tư; Dịch vụ khám chữa bệnh của Trung tâm Y tế huyện

Đoan Hùng, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương và y dược tư nhân ngày càng phát triển và mở rộng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2017 đạt 1.480 tỷđồng, tăng 11,6% so cùng kỳ.

- Mạng lưới chợ nông thôn được hình thành theo nhu cầu giao lưu hàng hoá của nhân dân. Trong vài năm gần đây một số điểm chợ được cải tạo, nâng cấp và

đầu tư xây dựng mới như chợ Giàn ở Hùng Quan, chợ Minh Lương,… hình thành các tụ điểm kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giao lưu hàng hóa giữa các vùng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp, cá thể kinh doanh trên địa bàn còn nhỏ lẻ, tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý công tác chuyển nhượng tặng cho quyền sử dụng đất huyện đoan hùng giai đoạn 2012 2017​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)