Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý công tác chuyển nhượng tặng cho quyền sử dụng đất huyện đoan hùng giai đoạn 2012 2017​ (Trang 36 - 39)

2. Mục tiêu của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đoan Hùng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, có Quốc Lộ 2 và Quốc Lộ

70 chạy qua, là nơi hợp lưu của hai con sông, sông Lô và sông Chảy; cách thành phố Việt Trì, thủ phủ của tỉnh 50km; cách thủ đô Hà Nội 140km, cách cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang và cửa khẩu Lào Cai khoảng 200 km. Toàn huyện có 27 xã và 01 thị trấn. Địa giới hành chính của huyện tiếp giáp các địa phương như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Nam giáp huyện Thanh Ba và huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

- Phía Đông giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây giáp huyện Hạ Hoà và huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ.

Tuy là một huyện miền núi với tổng diện tích tự nhiên là 30.285,23 ha, song Đoan Hùng có vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn và các huyện trong tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Huyện Đoan Hùng là huyện miền núi của tỉnh, nên địa hình tương đối phức tạp có hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia làm 2 dạng chính:

- Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi

đắp bởi sông Chảy và sông Lô, tập trung ở các xã ven sông, độ dốc thường dưới 30, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng độ dốc từ 3 - 50.

- Địa hình đồi núi: Đây là dạng địa hình đặc trưng ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Địa hình, địa mạo ở đây chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn từ 15 - 250 và trên 250;

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Đoan Hùng chịu ảnh hưởng của chếđộ khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu biển. Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thủy văn Phú Thọ thì khí hậu huyện được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,00C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 36,60C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 5,50C (tháng 1). Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau), tổng tích ôn đạt trên 8.5000C.

- Lượng mưa bình quân hàng năm 2.144,5 mm nhưng phân bố không đồng

đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 86% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 14% lượng mưa cả năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm.

- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.500 - 1.700 h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3.

- Độẩm không khí bình quân cả năm khoảng 84%, cao nhất là tháng 3,4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 đạt 78%. Độẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa.

+ Gió Đông bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ

2 - 4 m/s, đạt cấp 5 - cấp 6, thời tiết lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của con người.

+ Gió Đông nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, tốc độ gió trung bình

đạt cấp 2 đến cấp 3. Gió thổi từ vịnh vào đất liền mang theo nhiều hơi nước tạo nên không khí ẩm, mát mẻ.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Tài nguyên nước

*Tài nguyên đất

Đất của huyện Đoan Hùng được chia làm 2 nhóm chính sau:

- Nhóm đất đồng bằng - dộc ruộng chiếm 18,64% tổng diện tích tự nhiên (trong đó: Nhóm đất phù sa chiếm 6,64% tổng diện tích tự nhiên; Nhóm đất glây chiếm 6,56% tổng diện tích tự nhiên; nhóm đất xám, chiếm 5,42%). Phân bố trên tất cả các xã dọc theo hai bên sông Lô và sông Chảy. Đây là những thửa đất tương đối bằng phẳng nằm xen kẽ đồi núi thích hợp cho việc trồng lúa nước và các cây hoa màu ngắn ngày như: Lạc, ngô, đậu tương…

- Nhóm đất đồi núi chiếm 66,33% diện tích tự nhiên của huyện (trong

đó: nhóm đất xám chiếm khoảng 19.572,52 ha; nhóm đất tầng mỏng chiếm khoảng 1,90% diện tích tự nhiên). Nhóm đất này thích hợp cho việc trồng các cây lâm nghiệp, cây keo, cây bưởi, cây ăn quả lâu năm, cây chè...

* Tài nguyên khoáng sản

Huyện Đoan Hùng có một số loại khoáng sản có trữ lượng tương đối khá, là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất công nghiệp, xây dựng như: Fenspat, cao lanh, than bùn, cát, sỏi, đá xây dựng. Nhưng chủ yếu là cát, sỏi tập trung ở các xã ven Sông Chảy và Sông Lô là xã Chí Đám, Thị trấn Đoan Hùng, Sóc Đăng, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ, Hùng Long, Vụ Quang, Đông Khê, Quế Lâm, Nghinh Xuyên, Hùng Quan, Phương Trung, Phong Phú và Vân Du.

* Tài nguyên nhân văn

Đoan Hùng là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân Đoan Hùng đã tạo dựng được nhiều công trình văn

hóa có ý nghĩa lịch sử như đình Cả, chùa Chí Đám,… tượng đài Chiến thắng sông Lô. Các dân tộc trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng huyện giàu, đẹp, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý công tác chuyển nhượng tặng cho quyền sử dụng đất huyện đoan hùng giai đoạn 2012 2017​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)