Định danh trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề rèn của người nùng ở phúc sen (quảng uyên, cao bằng) (Trang 67 - 71)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

3.1. Các phương thức định danh từ ngữ nghề rèn ở Phúc Sen

3.1.1. Định danh trực tiếp

a) Phương thức định danh dựa vào nguyên liệu của nghề rèn

Nguyên liệu phục vụ cho nghề rèn thủ công ở Phúc Sen có phần đơn giản hơn so với một số nghề thủ công truyền thống khác, chỉ gồm có các loại sắt thép là nguyên liệu chính của nghề rèn và than củi dùng để làm chất đốt, nung sắt thép.

Sắt và thép các loại: Đây là nguyên liệu quyết định sự tồn tại và phát triển của nghề rèn. Các loại sắt thép được người thợ phân loại theo mặt hàng mà người thợ định rèn, có thể tận dụng tất cả từng mẩu sắt nhỏ nhất. Một số loại sắt thép chủ yếu mà các lò rèn Phúc Sen thường dùng:

- lếch nhíp (sắt nhíp) dùng để rèn mịt (dao), cuúc (cuốc), lìm (liềm).

- lếch thu láp (sắt đầu láp), quang nhíp (quang nhíp), dùng để rèn

phâu (rìu).

- lếch slư V (sắt chữ V) dùng để rèn khòa (cào), kèo (kéo).

- tiều (thép) dùng để rèn rèn bao binh (xà beng), phâu (rìu),...

- đoàng (tôn), thồông phuy (thùng phuy) dùng để rèn các loại

roong (chuông).

- ngoài ra còn có: lếch oón (sắt non), lếch ké (sắt già), tiều mừn

Than: là nguyên liệu không thể thiếu của nghề rèn. Trước đây các thợ rèn ở Phúc Sen thường dùng than củi gỗ (thường là gỗ nghiến vì có nhiệt độ cao, đỡ hao). Nay gỗ không còn đủ để cung cấp than cho các lò rèn nữa nên các thợ phải mua thêm than đá.

- thản phừn (than củi): dễ bén lửa nên các thợ rèn thường dùng

than gỗ để nhóm lò trước tiên.

- thản thin (than đá): được dùng cùng than củi nhằm giữ nhiệt

được lâu hơn mà không tốn than.

b) Phương thức định danh dựa vào các công cụ chế tác của nghề rèn

Công cụ chế tác rèn của Phúc Sen tương đối hoàn chỉnh, bao gồm nhiều bộ phận khác nhau:

- Công cụ cố định: là những công cụ chế tác được gắn cố định ở một vị trí nhất định trong lò rèn. Công cụ cố định thường bao gồm có các loại sau: lò hầu (lò rèn); mò páu (bễ thổi); buốc mò (ống bễ); toong táng

(dàn đe); táng mừn (đe tròn); táng coọc (đe thuyền); táng coóc sliểm (đe góc nhọn); tu au lùm (cửa lấy gió); nặm ca rác (bể nước tôi); tảy táng

(đế đe) ...

- Công cụ không cố định: gồm các loại sau: lìu ( cái búa); lìu í

(búa tay); lìu hung (búa tạ); tào (dũa); keèm (cái kìm); keèm pác pất

(kìm mỏ vịt); keèm pác cáy (kìm mỏ gà); keèm kha cảy (kìm càng cua);

mạy hàn xa (que thông lò); cẳn cồ hất cẳn (thanh sắt tạo chuôi); toọc

(cái đột); slạm (cái đục); xích (thước đo) ...

c) Phương thức định danh theo hoạt động chế tác của nghề rèn

Hoạt động chế tác của nghề rèn thủ công không chỉ có kỹ thuật mà còn phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Có thể phân chia các công đoạn theo các nhóm định danh sau:

(nhóm lò); slạm lếch (cắt sắt); thẳm lếch (chặt sắt); chằng lếch (cân sắt);

lếch hon (phôi rèn); sli phầy (nung lửa)...

- Nhóm công đoạn tạo dáng sản phẩm: hon lếch (đập sắt); khoọn (tán mỏ); phạt lỉn (tạo lưỡi); hon chòi mằn (đập chỉnh sửa); hon đảng dàu (đập nguội thẳng); pẳn hào (mài thô); pẳn lẩu (mài bóng); sòi dàu

(nắn thẳng); khịn lỉn (tôi lưỡi); hôi lỉn (trạm lưỡi); lẳn cẳn (vê chuôi); ...

- Nhóm từ ngữ phân theo màu sắc: khiêu (xanh); khiêu boóng (xanh bóng); khiêu moong (xanh xám); lương (vàng); huung (hồng); đeng (đỏ);

sluủng (sáng); sluủng boóng (sáng bóng); khao boóng (trắng bóng);...

- Nhóm từ ngữ phân theo các bộ phận: kha (chân); cẳn (chuôi);

cẳn mạy (chuôi gỗ); thu (đầu); thu dàu (đầu thẳng); lỉn (lưỡi); (mỏ);

hô sa (mỏ quắm); đăng (mũi); sắn lăng (sống lưng); đang (thân).

- Nhóm phân loại theo tiêu chí đáng giá: búp bảm (lồi lõm); kho (cong);

tắc (gãy); niểng (gỉ); oón (mềm); kén (cứng); phó (vỡ); dàu (thẳng); miìn

(mịn); phiêng miìn (phẳng mịn); cùm făng (sắc ngọt); kịu (vênh).

- Nhóm từ ngữ phân loại theo tiêu chí bảo quản: phuốc (bó); pao (bọc);

ben (gói); phing (hơ); phing kháu (hơ khô); slào (rửa); tặt (xếp); mạt (lau).

d) Phương thức định danh dựa vào các sản phẩm của nghề rèn

Sản phẩm rèn của Phúc Sen phong phú về chủng loại và kiểu dáng, các sản phẩm rèn được chế tác phù hợp với nhiều công việc và thích hợp với địa hình khác nhau. Cùng một loại sản phẩm nhưng có nhiều kích thước khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng.

- Nhóm sản phẩm dao: mịt eng (dao nhỏ); mịt cải (dao to); mịt

sliểm (dao nhọn); mịt bàu (dao bầu); sa hô (dao quắm); mịt sắt (dao

thái); mịt rẹn lào bâư (dao thái thuốc lá); mịt sa khoang (dao phát cỏ);

- Nhóm sản phẩm búa, rìu: phâu teng (búa đinh); phâu mầu (búa tay); phâu hung (búa tạ); phâu thẳm mạy (búa chặt cây); phâu khiệc phừn (búa bổ củi); phủ (rìu); phủ lỉn be (rìu lưỡi loe); phủ thẳm mạy (rìu chặt cây); phủ khiếc phừn (rìu bổ củi).

- Nhóm sản phẩm cào, cuốc: cuúc phả (cuốc bàn) ; cuúc phỉ (cuốc bướm); cuúc nộc (cuốc chim); khòa slam coóc (cào ba góc); khào hu

(cào be); khòa eng (cào bé); khòa phỉ (cào bướm).

- Nhóm từ ngữ sản phẩm kéo, xẻng: kèo tắt phum (kéo cắt tóc);

kèo tắt nhặp (kéo cắt may); kèo tắt thoón mạy (kéo cắt tỉa cây); kèo tắt

đoòng (kéo cắt tôn); xản sliểm (xẻng nhọn); xản vuung (xẻng vuông);

xản pốc cằn (xẻng đắp bờ).

Bảng 3.1: Bảng phương phức định danh trực tiếp

Tiêu chí Ví dụ Tần số

Nguyên liệu nghề rèn

lếch (sắt), tiều (thép), lếch oón (sắt non),

lếch ké (sắt già), tiều mừn (thép tròn),

đoòng (tôn), thản phừn (than củi), thản

thin (than đá), ...

16 từ ngữ (4,2 %)

Công cụ chế tác

keèm í (kìm tiểu), toong táng (dàn đe), tào

miìn (dũa mịn), lìu hoón hất sluứng (búa rèn tạo dáng), lò hầu (lò nung), thiêng lếch

(lều rèn),...

84 từ ngữ (22,2 %)

Hoạt động chế tác

hon đảng (đập nguội), hon lai bạt (đập liên

hồi), quăng lìu (quai búa), phạt hô (tán mỏ), khịn lỉn (tôi lưỡi), hôi lỉn (trạm lưỡi),

si phầy (nhóm lò), ...

175 từ ngữ (46,2 %)

Sản phẩm nghề rèn

mịt sắt (dao thái), mịt bác đúc (dao chặt

xương), phâu khiệc phừn (búa bổ củi),

khòa slam pác (cào ba góc), xản sliểm

(xẻng nhọn), lìm (liểm), ...

104 từ ngữ (27,4 %)

Tổng số 379 từ ngữ (100 %)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề rèn của người nùng ở phúc sen (quảng uyên, cao bằng) (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)