Văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề rèn của người nùng ở phúc sen (quảng uyên, cao bằng) (Trang 83 - 180)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

3.2. Một số nét văn hóa trong các từ ngữ nghề rèn ở Phúc Sen

3.2.2. Văn hóa tinh thần

a) Nghề rèn với các phong tục tập quán của địa phương

Trước tiên, phải nói đến việc thờ phụng Tổ nghề. Nhìn chung, đồng bào các dân tộc ở Cao bằng nói chung, ở Phúc Sen nói riêng không có phong tục cúng giỗ các Ông Tổ nghề và xây dựng các đền, miếu hoặc dựng bài vị ở đình làng để thờ phụng như các làng nghề thủ công của người Kinh. Tuy nhiên, trong tâm thức của người dân ở đây vẫn có một Ông Tổ nghề không rõ tên tuổi, quê hương bản quán gọi là Lão Pấu Troó Lếch (nghĩa là "cụ Tổ nghề rèn sắt"). Để tỏ lòng biết ơn Ông Tổ nghề vô danh, với đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn, người thợ rèn Phúc Sen đã lập bàn thờ Ông ngay tại các lò rèn và đều đặn thắp hương vào các ngày rằm, mồng một hàng tháng.

Lễ cúng Tổ nghề thường được tổ chức vào các dịp lễ tết như Tết Tháng giêng, rằm tháng bảy. Vào tháng giêng, từ đêm 30 Tết các thợ rèn đều cất hết đồ nghề và quét dọn lò rèn sạch sẽ. Để tẩy uế, trừ tà và đón mừng năm mới, người ta cắm một cành lá bưởi lên lò rèn và cắm một cành lá bưởi trước cửa nhà. Suốt đêm 30 Tết người ta thắp hương ở lò rèn như thắp hương ở ban thờ tổ tiên để đón Ông Tổ nghề về ăn tết với con cháu. Trong thâm tâm, họ chờ đón Ông về ăn tết với gia đình và sang năm mới phù hộ cho lò rèn của họ được luôn đỏ lửa và vang tiếng búa đe. Sáng Mồng một Tết, làm cơm cúng tổ tiên trong nhà xong, người ta bê mâm cơm cúng đó ra ngoài sàn để cúng Ông Tổ nghề. Đồ cúng thường là một con gà sống thiến luộc, một cân thịt lợn luộc, một cặp bánh chưng, một chục phong bánh khảo, rượu lễ, vàng hương.

Từ đêm 30 Tết cho đến Rằm tháng giêng, đêm nào người ta cũng thắp hương tại lò rèn tuy không đặt đồ lễ.

Vào dịp Tết tháng bảy, đồng bào ở đây thường ăn tết vào ngày mười tư và mười rằm (âm lịch). Ngày mười rằm, sau khi làm cơm cúng tổ tiên và cúng Thổ công đầu bản xong, người ta lại bê mâm lễ ra cúng Ông Tổ lò rèn rồi mới cúng các vong hồn. Đồ cúng dịp này gồm một con vịt quay, một cân thịt lợn quay, ít bánh gai, rượu lễ và vàng hương.

Ngoài các lễ tết cúng bái, hằng năm sau Tết Nguyên đán, ngoài làm lễ cúng "xuống đồng" (lôồng tôồng) như các nơi khác, ở đây còn có phong tục chọn ngày khai trương lò rèn giống như việc xem ngày để mở hàng đầu năm của những người làm nghề buôn bán ở miền xuôi. Đây là công việc mở đầu quan trọng nên người ta phải nhờ đến thầy Tào xem, chọn ngày lành tháng tốt. Việc chọn ngày giờ khai trương lò rèn căn cứ vào dòng họ. Dòng họ nào hợp với ngày giờ nào thì được phép chọn những ngày giờ tương ứng để đốt lò khai trương. Đây là thủ tục mang tính chất tượng trưng nhưng hết sức quan trọng trong quan niệm của người thợ rèn. Khi chọn được ngày giờ thích hợp, người thợ chỉ nổi lửa lò rèn lấy may, sau đó lại tiếp tục vui chơi. Việc làm rèn có thể tiến hành vào bất kỳ ngày nào sau Tết.

b) Nghề rèn với đời sống văn học nghệ thuật dân gian

Trong đời sống văn học dân gian của người dân Phúc Sen, ngoài những truyền thuyết, truyện kể liên quan đến Ông Tổ nghề rèn, người dân ở nơi đây còn lưu truyền khá nhiều những câu nói cửa miệng, những câu ca dao, thành ngữ liên quan đến công việc làm rèn. Có lẽ đó cũng là một cách để truyền nghề và dạy nghề cho con cháu. Ở đây ta có thể tìm thấy khá nhiều câu nói vần vè liên quan đến từng khâu đoạn trong kinh nghiệm làm rèn. Chẳng hạn, nói về kinh nghiệm đốt lò, đồng bào có câu:

Phầy đing lí hoán lếch Phầy xinh lí tháo khang

Nghĩa là:

Rèn sắt cần đỏ lửa Lửa xanh thì tháo gang Hoặc:

Khín sạ phầy đáo rum Khín phấu phầy đeng quýnh

Nghĩa là:

Tôi dao cần nhỏ lửa Tôi búa cần lửa to.

Nói về sự phân công bố trí nhân lực trong làm rèn, có câu:

Slam pấu le hoón phấu Nậu toọc le hoón lìm.

Nghĩa là:

Ba người thì rèn búa Một người chỉ rèn liềm.

Nói về kinh nghiệm làm nghề theo thời vụ, có câu:

Bươn slam hoón khòa vun háu tạy Bươn pét hoón lìm chủng au nà.

Nghĩa là:

Tháng ba rèn cào vun ngô Tháng tám rèn liềm để gặt lúa.

Hoặc người thợ nói về kinh nghiệm chế tác các sản phẩm rèn để phù hợp với địa hình và điều kiện sản xuất như sau:

Phát khằn rây sạ kho

Phát khằn nà sạ dàu.

Nghĩa là:

Phát bờ mương cần dao quắm Phát bờ ruộng cần dao thẳng.

Trong kho tàng văn học dân gian của đồng bào Phúc Sen còn lưu truyền nhiều câu đố liên quan đến nghề rèn, ví dụ:

Đố:

Cần khuýnh vằn đăm (Le cại mựng)

Trả lời:

Nả đeng quýnh quýnh Cần khuýnh vằn đăm (Le ăn táng lếch) Nghĩa là: Đố: Mặt nhẵn trơ trơ Người đánh cả ngày (Là cái gì) Trả lời: Mặt nhẵn trơ trơ Người đánh cả ngày (Là cái đe sắt)

Nghề rèn còn trở thành đề tài trong các cuộc hát giao duyên của nam nữ thanh niên nơi đây. Trong các cuộc hát đối đáp tình tứ, họ thường ứng tác những câu đối liên quan đến công việc lao động rèn sắt của mình. Việc ứng tác như vậy nhằm gây cười, các động tác trong nghề rèn (động tác thụt bễ thổi gió) được mô tả một cách hóm hỉnh, ẩn hàm ý "đố tục giảng thanh".

Ví dụ: Nam:

Cại mựng slí lon pho phi

Nhín lòng tâng lá ná đeng đáo phựt Tram núng cại mựng nau ngòi?

Nữ:

Có tram cại mựng núng chắng so nau Ăn mò phấu phầy thiêng lếch

Nhín lòng tâng lá phầy đeng đáo phật.

Cái gì kéo kêu phò phò

Ấn đến đáy cùng má đỏ cười vang

Hỏi em cái gì nói nghe:

Nữ đáp:

Anh hỏi cái gì chúng em xin thưa

Cái bễ thổi lửa lò rèn

Ấn đến đáy cùng má đỏ cười vang.

Trong các bài hát đồng dao của trẻ em nơi đây, có nhiều bài mô tả nghề làm rèn của người lớn. Thường đó là những bài hát mà mỗi khi đi chăn trâu, lấy củi trẻ em vừa hát vừa làm động tác bắt chước người lớn làm việc. Dưới đây là nguyên văn một bài nói về công việc quai búa làm rèn:

Cu hứn mứng lòng Mứng lòng cu hứn Sloong rạu sày hoón Slí rạu sày hoón Hoón hấu lếch bang Pền mạc mịt phjắc Sằm phjắc hắt hăm Hoón hấu lếch mừn Đáy mjạc xạ kho Pác kho lúm lẳm Chủng phéo rây mjéy Mjéy hừn pền pài Slí hả hốc pấu Sày hoón sày tụp

Tạm dịch:

Mày lên tao xuống Tao xuống mày lên Hai ta cùng rèn Bốn ta cùng đập Rèn cho sắt mỏng Thành con dao thái Băm rau sớm tối Đập cho sắt mềm Được con dao quắm Mỏ cong như diều Dùng để trồng cây Cây mọc thành rừng Bốn năm sáu người Cùng rèn cùng đập

Tụp pền pạc thây Pây thây nà nặm Hoón pền mjạc khòa Pây phéo háu tạy Pền pài kừn phya Mừng hứn cu lòng Cu lòng mừng hứu Sày hoón sày hoón Pấu pấu hôn nhùng

Đập thành lưỡi cày Đi cày ruộng nước Rèn thành cái cào Cào nương trồng ngô Bãi ngoài chân trời Mày lên tao xuống Tao xuống mày lên Cùng đập cùng rèn Người người vui vẻ

Cũng giống như nhiều làng nghề truyền thống ở miền xuôi nổi tiếng khác, nghề rèn ở Phúc Sen từ lâu đã nổi tiếng trong vùng và đi vào các câu ca truyền tụng trong vùng. Nếu như nói về các làng nghề ở miền xuôi người ta có các câu như: Gốm Bát Tràng, vàng Định Công, đồng Kẻ Sặt, sắt Nga Hoàng v.v... thì ở vùng miền núi huyện Quảng Uyên (Quảng Hòa cũ, Cao Bằng) này cũng truyền tụng bài ca sau:

Khọn lếch Phya Chang Thảo khang Pắc Rằng Đổng sâng Lạc Diển Mảo chúp bản Phảng Ngọa tôm Lủng Kác Mác xá Lũng Vài Mò vài Lủng Mọ Hương tẻm Phya Thắp Chỉa bổn Keng Phung Bản Lủng me uất

Tạm dịch:

Rèn sắt Phya Chang Tháo gang Pắc Rằng Nong nia Lạc Diển Mũ nón bản Phảng Ngói đất Lũng Kác Làm đạn Lũng Vài Trâu bò Lũng Mới Hương thơm Phya Thắp Giấy bản Keng Phung Bản Lủng quê chàm.

Nghề rèn từ lâu đã trở thành nguồn sống gắn bó thân thiết với người dân Phúc Sen, vì vậy trong các "câu cửa miệng", trong những lời chúc tụng đầu năm, ngoài

những lời chúc phúc tốt lành, đồng bào nơi đây không quên chúc nhau làm ăn tấn tới trong nghề rèn. Dưới đây là một bài chúc dịp năm mới của đồng bào Phúc Sen:

Cóng hò pi mọ Tằng làn pình an Lục lan cải vại Mò vài têm cai Háu năm têm cạc Thiênh lếch long phầy Kúc mựng đáy mựng Pấu pấu hôn nhùng

Tạm dịch:

Chúc mừng năm mới Cả nhà bình an

Con cháu mau lớn Trâu bò đầy chuồng Thóc gạo đầy gác Lò rèn đỏ lửa Làm gì được nấy Mọi người vui vẻ.

Như vậy, có thể nói tầm ảnh hưởng của "văn hóa bản nghề" là không nhỏ, nó đã chạm tới nhiều mặt trong đời sống tinh thần của đồng bào Phúc Sen, từ phong tục tập quán đến lời ăn tiếng nói cũng như các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian của bản làng. Chính điều đó đã góp phần làm nên nét đặc sắc trong "văn hóa bản nghề" của người Nùng ở Phúc Sen.

Tiểu kết

Qua nghiên cứu phương thức định danh của từ ngữ nghề rèn Phúc Sen cũng như bất kỳ từ ngữ của một nghề bất kỳ nào, đều có hai phương thức định danh chính là định danh trực tiếp và định danh gián tiếp. Phương thức định danh các từ ngữ này chủ yếu được định danh dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa mà các thành tố phụ đảm nhiệm.

Ngoài chức năng định danh, các từ ngữ nghề rèn ở Phúc Sen còn cho thấy một số nét văn hóa, thể hiện đặc điểm của con người và cuộc sống của đồng bào dân tộc, con người và cuộc sống đã luôn gắn chặt và thích nghi với môi trường (rừng núi) cho thấy tính sáng tạo, cần cù trong lao động của đồng bào nơi đây... Cũng qua từ ngữ nghề rèn, có thể thấy sắc thái dân gian thể hiện tinh thần lạc quan và tâm hồn hòa mình vào lao động nghề nghiệp để không đánh mất đi những giá trị tinh thần cũng như vật chất đã có từ lâu đời của đồng bào Nùng ở Phúc Sen.

KẾT LUẬN

Với mục đích tìm hiểu về cấu trúc, ngữ nghĩa và phương thức định danh từ ngữ dùng trong nghề rèn ở Phúc Sen (Quảng Uyên, Cao Bằng) và tìm hiểu một vài biểu hiện về văn hóa dân tộc Nùng qua từ ngữ trong nghề rèn để hiểu rõ hơn về văn hóa của người Nùng nói riêng, của đồng bào dân tộc ít người nói chung, cũng như lưu giữ, bảo tồn hệ thống từ ngữ và những kinh nghiệm sản xuất của một nghề thủ công truyền thống, luận văn đã được tiến hành và thu được những kết quả nghiên cứu sau:

1. Trình bày khái quát về người Nùng và làng rèn Phúc Sen; Thu thập và trình bày một số khái niệm ngôn ngữ như hình vị, từ, ngữ, nghĩa của từ; vấn đề định danh và các đơn vị định danh, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Đây là những cơ sở lý thuyết cần thiết để dựa vào đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ ngữ nghề rèn Phúc Sen.

2. Qua nghiên cứu điền dã, chúng tôi đã thu thập được một danh sách từ ngữ nghề rèn Phúc Sen gồm 379 từ ngữ (xin xem phụ lục 1a và 1b). Ngoài ra, với mục đích lưu giữ, bảo tồn cả những kinh nghiệm sản xuất của một nghề thủ công truyền thống, chúng tôi đã thu thập được một danh sách (chủ yếu là ngữ) được gọi là "các thao tác được định danh hóa" gồm 147 thao tác (xin xem phụ lục 3). Những thao tác này là sự thể hiện những kinh nghiệm sản xuất của người thợ rèn Phúc Sen. Nó được tiến hành theo thói quen người thợ mà trước nay chưa được gọi tên. Chúng tôi đã mạnh dạn thu thập, lập thành danh sách nhằm bảo tồn cả về mặt ngôn ngữ và văn hóa bởi trong một tương lai không xa, khi mà máy móc thay thế sức con người trong nghề rèn, nhiều kinh nghiệm của người thợ sẽ mất dần một cách tất yếu.

3. Danh sách 379 từ ngữ nói trên được xem xét về đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa.

từ ngữ nghề rèn có thể được cấu tạo dưới dạng từ đơn, từ phức (gồm từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ) và ngữ. Trong đó, từ ngữ nghề rèn Phúc Sen không có dạng cấu tạo là từ láy nhưng ở dạng từ phức, kiểu cấu tạo từ ghép chính phụ lại chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả và đa dạng nhất. Ở dạng cấu tạo là cụm từ (ngữ), các từ ngữ nghề rèn chủ yếu là ngữ danh từ (cụm danh từ). Các từ ngữ nghề rèn có cấu tạo là từ ghép chính phụ hoặc ngữ danh từ đều có một thành tố chính (thành tố trung tâm - C) đứng ở đầu từ, cụm từ và các thành tố phụ sau (có thể được cấu tạo là một hình vị, từ, hoặc một kết cấu chính phụ ở bậc nhỏ hơn).

Về ngữ nghĩa: Do các từ ngữ nghề rèn chủ yếu là từ phức chính phụ nên

các thành tố chủ yếu có quan hệ phân nghĩa. Hay nói cách khác, trong các từ ngữ có kiểu cấu tạo này có một thành tố trung tâm (C) và ít nhất một thành tố phụ nghĩa trực tiếp (P). Các thành tố trong thành tố phụ nghĩa trực tiếp lại có thể gồm các thành tố nhỏ hơn (c, p, p1, p2 ...) được cấu tạo dựa trên quan hệ hợp nghĩa hoặc phân nghĩa. Thành tố chính/gốc/trung tâm (C) đều là các danh từ chỉ tên gọi và các động từ chỉ hoạt động, thao tác. Các thành tố phụ thường là các từ bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính (tên gọi sản phẩm, thao tác chế tác, công cụ),... của nghề rèn (được nêu ở C).

4. Về phương thức định danh từ ngữ nghề rèn Phúc Sen được định danh theo hai tiêu chí: Định danh trực tiếp và định danh gián tiếp.

+ Định danh trực tiếp dựa trên 4 nhóm từ ngữ của nghề rèn gồm: nhóm nguyên liệu, nhóm công cụ chế tác, nhóm hoạt động chế tác và nhóm sản phẩm (Xin xem phụ lục 2).

+ Định danh gián tiếp tìm hiểu về các phương thức định danh dựa trên sự vật, động tác và tính chất của từ ngữ nghề rèn.

5. Ngoài chức năng định danh, các từ ngữ nghề rèn Phúc Sen cho thấy một phần văn hóa vật chất và tinh thần, các mối quan hệ giữa con người và con người với thiên nhiên, các phong tục tập quán, ... của người Nùng. Nói

cách khác, 379 từ ngữ được khảo sát đã cho thấy dấu ấn văn hóa nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp kết hợp săn bắt, hái lượm ở miền núi – nơi có thung lũng, rừng rậm và núi cao. Đồng thời, các từ ngữ này còn cho thấy một phần những suy nghĩ, ước mong và niềm vui lao động, trong cộng đồng xã hội Nùng truyền thống.

6. Nghề rèn ở Phúc Sen (Quảng Uyên, Cao Bằng) được coi là di sản quý báu ở vùng núi phía Bắc nước ta. Nó đóng góp quan trọng vào đời sống của đồng bào dân tộc miền núi. Do vậy, các giá trị của nó cần được bảo tồn và phát huy, đặc biệt là hệ thống từ ngữ dùng trong nghề rèn. Việc nghiên cứu tìm hiểu từ ngữ dùng trong nghề rèn ở Phúc Sen thiết nghĩ là việc làm cần thiết, góp phần giữ gìn và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Nùng. Mặt khác, nó giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về một nghề nghiệp truyền thống cũng như nền văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc Nùng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1- 2, NXB Giáo dục Hà Nội

2. Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, (2006), “Nghề thủ công truyền

thống của người Nùng”, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề rèn của người nùng ở phúc sen (quảng uyên, cao bằng) (Trang 83 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)