Văn hóa vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề rèn của người nùng ở phúc sen (quảng uyên, cao bằng) (Trang 76 - 83)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

3.2. Một số nét văn hóa trong các từ ngữ nghề rèn ở Phúc Sen

3.2.1. Văn hóa vật chất

a) Qua nguyên liệu:

Như các nghề thủ công truyền thống khác, việc chuẩn bị nguyên liệu có vai trò rất quan trọng. Nguyên liệu để sản xuất ở Phúc Sen chủ yếu là sắt thép

(lếch tiều). Điều quan trọng ở đây là việc lựa chọn loại sắt thép (lếch tiều) nào

để rèn (hoón) sản phẩm đã định trước, đó cũng chính là bí quyết khiến sản phẩm của Phúc Sen có được thương hiệu như ngày nay.

Với nguồn nguyên liệu phong phú, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Việc lựa chọn, phân loại sắt thép (lếch tiều) thành từng loại, mỗi loại nguyên liệu tương ứng với từng sản phẩm nhất định. Vì vậy để đảm bảo cho

chất lượng sản phẩm rèn ra, đối với sản phẩm là dao (mịt), búa (phâu), liềm (lìm), cuốc (cuúc), xẻng (xản) thì nhất thiết nguyên liệu phải dùng sắt (lếch) và sắt nhíp (lếch nhíp) hoặc sản phẩm là cào (khòa), kéo (kèo) thì nguyên liệu phải là sắt lá (lếch bâu), quang nhíp (quang nhíp) để đảm bảo khi rèn sản phẩm mới đạt được độ tinh xảo rắn nhưng không giòn, dẻo mà không mềm.

Các loại sắt già (lếch ké) thường được những thợ rèn dùng để rèn làm các công cụ như dũa sắt (tào lếch), bào sắt (pào lếch), ... Còn đối với loại sắt non (lếch oón) không thể dùng để rèn các sản phẩm có chất lượng thì được các thợ rèn nơi đây tận dụng rèn các sản phẩm có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn để sử dụng tiện lợi hơn như các loại dao nhỏ (mịt eng).

Than (thản) cũng là nguyên liệu chất đốt không thể thiếu trong nghề rèn. Thợ rèn ở Phúc Sen thường dùng than củi (thản phừn) là các loại gỗ mọc trên núi đá vôi trong đó có than gỗ nghiến được ưa chuộng nhất vì có nhiệt độ cao, đỡ hao. Thợ rèn nơi đây thường tự đốt củi lấy than để rèn. Nay rừng ở Phúc Sen không còn đủ gỗ để cung cấp than cho các lò rèn nữa nên thợ ở đây phải mua thêm than của nơi khác. Cũng chính vì thiếu nguyên liệu than củi

(thản phừn) để rèn nên các thợ rèn đã dùng thêm than đá (thản thin) để dùng

làm chất đốt cùng than củi (thản phừn) nhằm giảm chi phí và tăng nhiệt độ khi nung rèn.

b) Qua công cụ:

Xét về tổng thể, những công cụ để chế tác của nghề rèn ở Phúc Sen cũng tương tự như của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và của một số dân tộc thiểu số khác ở miền núi. Tuy nhiên vẫn có một vài điểm khác biệt sau: Lò rèn (lò hoón) của người Nùng ở Phúc Sen nhất thiết phải được đắp cao (ngang hông người thợ đứng). Với loại lò rèn này khi xây dựng người thợ phải tốn nhiều công sức hơn cho việc đắp lò nhưng lại tiện lợi hơn so với lò rèn của người Việt. Do lò rèn được đắp cao nên khi đốt than người thợ không phải cúi gập người, không bị gò bó về tư thế làm việc. Cùng với loại ống bễ (buốc mò)

được thiết kế nằm ngang, đặt vừa tầm tay nên khi kéo người thợ làm việc rất nhẹ nhàng, không cần phải tốn nhiều sức. Ngoài ra, do tận dụng được cửa lấy gió (tu au lùm) trong ống bễ (buốc mò) nên người thợ có thể cùng một lúc làm được hai việc: một tay kéo bễ () điều chỉnh nhiệt độ trong lò nung (lò hầu). Nhờ vào việc kéo nhanh hay chậm để luồng gió thổi vào lò nung mạnh hay nhẹ gió thổi mạnh càng mạnh, than càng đỏ và nhiệt càng cao tay còn lại, thợ cả dùng kìm mỏ vịt (keèm pác pất) giữ sản phẩm đang chế tác trong lò nung, rồi nhấc sản phẩm được nung ra đặt lên đe để thợ phụ tiến hành thao tác tiếp theo. Như vậy, với kiểu lò rèn (lò hoón) này người thợ rèn Phúc Sen đã vừa tiết kiệm được nhân lực và sức lao động, lại đạt hiệu quả lao động cao.

c) Qua hoạt động chế tác:

Nghề rèn thủ công truyền thống ở Phúc Sen được tạo nên không phải bằng những lò luyện kim cao tần mà chỉ sử dụng lò rèn thủ công đắp bằng đất với kỹ thuật rèn bằng mắt, bằng tai cùng với kinh nghiệm cá nhân người thợ rèn. Qua quan sát thực tế, chúng tôi thấy hoạt động chế tác nghề rèn ở nơi đây rất khác biệt. Đó chính là kỹ thuật quai búa (quăng lìu): Ở các vùng khác, khi quai búa người thợ thường vung búa rất xa về phía sau . Với cách vung búa (vái lìu) như vậy sức mạnh của búa khi đập (hon) có mạnh hơn nhưng thời gian từ lúc vung búa lên đến lúc đập búa xuống bị kéo dài hơn nên số lần đập sẽ bị chậm lại và lượng sức sản ra để thực hiện cho một lần đập rất lớn. Ở Phúc Sen, khi quai búa người thợ chỉ vung búa lên (trong khoảng từ ngang hoặc bên dưới mặt cho đến quá đỉnh đầu một chút tùy vào ý đồ sử dụng lực đập của búa như thế nào) rồi hạ búa (lùng lìu) một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo đủ lực tối đa cho một lần đập. Với cách vung búa như vậy người thợ rèn có thể tăng số lần đập lên nhiều lần. Ngoài ra, với số lượng người đập búa khác nhau, từ một đến ba thợ phụ tùy vào yêu cầu của thợ cả sẽ có các kiểu đập: đập một búa (hon pạt toọc), đập hai búa (hon sloong bạt), (hon slam bạt) đập ba búa, nếu đập ba búa, sản phẩm hoặc phôi rèn sẽ được đập liên hồi (hon

lai bạt), đây là một yêu cầu rất quan trọng của quá trình chế tác, do vật cần đập đang nóng đỏ cần phải nhanh chóng thao tác (đập) trước khi vật kỹ thuật nâng búa là một ưu điểm bởi tiết kiệm sức lao động mà hiệu quả vẫn cao. Ở các vùng khác khi quai búa thường chỉ hai tay búa cùng đập cho một phôi rèn

(lếch hoón) trên một đe (táng), gồm một tay búa tạ và một tay búa cầm tay.

Còn ở Phúc Sen cùng một lúc có thể có tới bốn thợ cùng đập cho một sản phẩm trên đe, gồm ba tay búa tạ và một tay búa cầm tay cầm lái được gọi là đập liên hồi (hon lai bạt). Các tay búa vung lên hạ xuống rất nhịp nhàng. Nhìn các tay búa đang đập sắt (hon lếch) tưởng như họ đang múa, cho dù có tới bốn người thợ cùng đứng quanh đe và bốn tay búa cùng vung lên hạ xuống. Những tay búa đan xen lần lượt không bao giờ vướng vào nhau rất khéo léo.

Một điểm khác biệt nữa ở nghề rèn thủ công Phúc Sen là kỹ thuật tôi (khịn) và kỹ thuật căn chỉnh bằng mắt (lìu sòi dàu tha) của người thợ rèn. Là nghề thủ công truyền thống "sử dụng kỹ thuật rèn bằng mắt, bằng tai" và bằng kinh nghiệm cá nhân của mỗi người thợ rèn, đòi hỏi người thợ phải có trình độ chuyên môn cao, chỉ cần quan sát cũng có thể thấy được chất lượng và kỹ thuật khi rèn. Kỹ thuật tôi (khịn) yêu cầu người thợ rèn cần phải thực hiện một cách thuần thục, có kỹ thuật và kinh nghiệm để sản phẩm rèn xong phải đạt đủ chất lượng không cong vênh (kho pay), rạn nứt (slèo véo), hay bị giòn gãy (phjói tắc) mà phải phẳng (phiêng), thẳng (dàu), ... Để đạt được yêu cầu đó khi tôi (khịn) cần phải nhúng (dụp) từ từ phần cần tôi xuống nước tôi

(nặm ca rác) sau đó nhanh chóng nhấc lên rồi lại tiếp tục nhúng xuống nước

tôi sao cho màu xanh xám (khiêu moong) ở phần thân sản phẩm không bị lấn xuống phần lưỡi (lỉn) và để cho phần lưỡi đạt đến độ trắng (khao) sáng bóng

(sluủng boóng) là được, đến khi đạt được nhiệt độ thích hợp người thợ tôi

toàn bộ sản phẩm (khịn thuủn) xuống nước tôi (nặm ca rác) rồi nhấc sản phẩm lên luôn. Kỹ thuật tôi ở nơi đây người khác khó có thể bắt chước bởi kỹ thuật đó dựa vào đôi mắt và kinh nghiệm cá nhân của người thợ rèn.

Ngoài ra, kỹ thuật mài (pẳn) cũng đáng chú ý sản phẩm được mài tay

(pẳn mừn) trên các phiến đá mài (thin pẳn) lấy từ núi đá vôi của Phúc Sen. Kỹ

thuật mài cũng yêu cầu ở người thợ rèn quan sát bằng mắt cộng với đôi tay thuần thục. Chỉ kỹ thuật cá nhân điêu luyện mới cho ra đời những sản phẩm rèn Phúc Sen đạt được chất lượng và độ tinh xảo cao.

d) Qua sản phẩm

Các sản phẩm rèn của Phúc Sen rèn một phần nhằm vào mục đích và nhu cầu sử dụng của người dân (đối với từng loại sản phẩm). Người thợ Phúc Sen với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và đôi tay khéo léo đã tạo ra những sản phẩm được đông đảo bà con nông dân ưa chuộng và trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Người Nùng ở Phúc Sen cũng như đồng bào dân tộc nói chung cũng như đồng bào dân tộc nói chung sống cuộc sống gắn liền với rừng, với núi đá vôi nên các sản phẩm như dao quắm (sa khoang) được rèn với hình dáng có mỏ quắp quặp nhọn như mỏ quạ thuận lợi cho việc đi rừng, đốn củi, chặt cây mà không sợ lưỡi dao chặt xuống đá nhờ vào mỏ quắm. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà loại dao quắm (sa khoang) có nhiều kích thước và hình dáng khác nhau. Dao quắm (sa khoang) thường được đàn ông đi rừng sử dụng. Ngoài ra còn có dao quắm nhỏ (sa khoang eng) được rèn dành cho phụ nữ và trẻ con (muốn theo người lớn tập đi rừng). Cuộc sống của đồng bào dân tộc gắn liền với săn bắt, hái lượm nên các sản phẩm rèn phục vụ cho điều đó là mũi tên

(hèo pưn), bẫy (khắp) và các loại bẫy thú (khắp cú) rất cần thiết. Rừng đa

dạng và đa dạng cả về loài thú nên bẫy cũng có nhiều loại khác nhau như: bẫy chim (khắp nộc), bẫy sóc (khắp choỏn), bẫy thỏ (khắp thó), bẫy nai (khắp

quang), bẫy hổ (khắp slưa)...

Bên cạnh địa hình bao bọc bởi núi đá vôi, cuộc sống gắn liền núi rừng, cư dân Nùng ở nơi đây còn có cuộc sống gắn liền với canh tác nông nghiệp. Với mỗi mùa vụ liềm (lìm) là sản phẩm được ưa chuộng và cần thiết cho hoạt

động thu hoạch. Vào mùa nương rẫy, sản xuất hoa màu, các sản phẩm cào (khòa), cuốc (cuúc) được sử dụng nhiều và rất cần thiết cho việc chăm sóc từng loại hoa màu. Cuốc bàn (cuúc phả) xuất hiện hầu hết ở các gia đình làm nông nghiệp có công dụng chính là để cuốc đất. Với địa hình miền núi, đồng bào chủ yếu canh tác trên nương rẫy, việc sử dụng cuốc là phù hợp với thực tế sản xuất ở địa phương. Cuốc bướm (cúuc phỉ), cào bướm (khòa phỉ), cào be

(khòa hu), cào bé (khòa eng) là những sản phẩm có kích thước nhỏ, nhẹ,

mỏng nên thuận tiện cho hoạt động trên nương rẫy. Do diện tích đất canh tác ít nên đồng bào nơi đây có tập quán trồng xen canh nhiều loại cây trồng khác nhau trên một đám nương, chẳng hạn trồng ngô xen bí, đậu tương. Khi ngô đến kỳ vun gốc thì các loại cây trồng xen cũng đang thời kỳ phát triển. Nếu sử dụng loại cào cuốc to để vun ngô thì sẽ làm ảnh hưởng tới rễ của các loại cây trồng khác, vì thế các loại cào cuốc nhỏ, mỏng sẽ hạn chế được việc rễ cây bị đứt ảnh hưởng tới sinh trưởng. Với nhu cầu tiện lợi mà ít tốn sức thì loại cuốc chim (cúuc nộc) sử dụng để đào thu hoạch củ và cạy các loại đất đá là phù hợp. Hoặc để thu dọn đá sỏi nằm lẫn trong đất canh tác thì cào ba góc (khòa

slam pác) được rèn ra nhằm loại bỏ sỏi.

Đối với một số vùng canh tác cây trông thuốc lá vì thế cần có sản phẩm chuyên dụng để chế biến loại cây trồng này. Dao thái thuốc lá (mịt rẹn lào bâu) được dùng để thái lá của cây thuốc lá trong sản xuất. Yêu cầu của việc thái sợi phải nhỏ mịn, do vậy dao chuyên dụng cần phải to bản, cứng và dẻo, lưỡi mỏng, thân phải dày và nặng thì mới có thể đạt yêu cầu sử dụng cũng như yêu cầu sản xuất rèn.

Việc cày bừa ở nơi đây cũng mang nét đặc trưng riêng biệt. Đó là mỗi loại cày, bừa được dùng cho từng khu vực canh tác nhất định. Với mục đích khác nhau: Xẻng đắp bờ (xản pốc cằn) là loại xẻng chuyên dụng chỉ dùng để đắp bờ ruộng nương. Lưỡi cày ruộng nước (lỉn thây nà nặm) là loại cày chỉ để cày ruộng nước. Lưỡi cày nương (lỉn thây rầy) chỉ dùng để cày trên nương

rẫy. Lưỡi bừa một hàng răng (lỉn phưa thói héo toọc) (bừa chỉ có một hàng răng), (lưỡi bừa hai hàng răng) (lỉn phưa sloong héo) (bừa có hai hàng răng), lưỡi bừa một sức kéo (lỉn phưa vài toọc) (bừa một sức kéo chỉ kéo một trâu hoặc một bò), lưỡi bừa hai sức kéo (lỉn phưa sường) (bừa hai sức kéo) có thể dùng sức kéo của hai trâu hoặc cả hai bò (hoặc một trâu một bò) đều được. Trong sản xuất chăn nuôi các sản phẩm nghề rèn cũng phục vụ đắc lực cho việc nuôi trồng ở nơi đây. Với địa hình núi rừng, việc chăn thả gia súc trâu, bò, dê là hoạt động phổ biến tuy nhiên chăn thả như thế khó tránh khỏi việc gia súc bị thú rừng bắt hoặc bị lạc, do vậy các sản phẩm như chuông trâu

(roong vài), chuông bò (roong mò). chuông dê (roong bẻ) được rèn ra nhằm

giúp đồng bào theo dõi gia súc khi chăn thả. Ngoài ra với loại dao thái chuối

(mịt sắt duốc) cũng là sản phẩm chuyên dụng để phục vụ chăn nuôi gia súc.

Sống với núi rừng, các sản phẩm cưa (câư), cưa đôi (câư sloong), búa chặt (phâu thẳm), rìu chặt (phủ thẳm), ...là những công cụ thiết yếu, đắc lực cho việc khai thác gỗ để dựng nhà hoặc đốn củi dùng trong sinh hoạt gia đình... của đồng bào Nùng.

Các sản phẩm dùng trong sinh hoạt gia đình cũng chiếm một vị trí quan trọng và cần thiết trong đời sống của đồng bào Phúc Sen. Đặc biệt mỗi sản phẩm mang một chức năng riêng biệt, có những đặc trưng riêng phù hợp nhu cầu thị hiếu của người sử dụng: Dao thái (mịt sắt) loại dao chỉ dùng để thái thịt hoặc rau củ. Dao chặt xương (mịt bác đúc) loại dao chuyên dùng để chặt các loại xương... Các loại dao trên còn đáp ứng được nhu cầu về hình dáng chủng loại khác nhau để người dùng lựa chọn như: dao thái lưỡi trái (mịt sắt

lỉn sải): Loại dao cho người thuận tay phải; Dao thái lưỡi phải (mịt sắt lỉn

soa); Dao thái hai lưỡi (mịt sắt sloong lỉn) loại dao thái tay trái hay tay phải đều được; Dao chặt xương chuôi gỗ (mịt bác đúc cẳn mạy), dao chặt xương chuôi ống (mịt bác đúc cẳn buốc), dao chặt xương đầu thẳng (mịt bác đúc thu dàu), dao chặt xương đầu vuông (mịt bác đúc thu vuung), dao chặt xương mũi

nhọn (mịt bác đúc đăng sliểm),... là những loại dao có công dụng khác nhau nhằm phục vụ các mục đích và sở thích khác nhau của người dùng. Người thợ rèn Phúc Sen còn tận dụng tính tiện lợi của dao để sản xuất ra loại "dao vừa thái vừa chặt" (mịt ngám sắt ngám bác) hết sức độc đáo. Sự sáng tạo trong sản xuất của người thợ rèn nhằm giải phóng sức lao động cho đồng bào trở thành cụ thể với sản phẩm kẹp nhổ sắn (nẹp lốc sẳn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ nghề rèn của người nùng ở phúc sen (quảng uyên, cao bằng) (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)