Quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 47)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5. Quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng thương mại

1.1.5.1. Khái niệm quản lý rủi ro tỷ giá

Quản lý rủi ro tỷ giá là quá trình tiếp cận rủi ro tỷ giá một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tối thiểu hoá những tác động bất lợi của rủi ro tỷ giá gây ra.

Mục đích cao nhất của QLRRTG là đảm bảo rủi ro được kiểm soát trong khả năng ngân hàng có thể chấp nhận được, đồng thời với việc tối đa hoá giá trị mà ngân hàng kỳ vọng đạt được trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh.

1.1.5.2. Vai trò của quản lý rủi ro tỷ giá đối với ngân hàng thương mại

- Quản lý rủi ro tỷ giá được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

- Quản lý rủi ro tỷ giá tốt góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.

- Quản lý rủi ro tỷ giá tốt góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của các ngân hàng thương mại

1.1.5.3. Nội dung quản lý rủi ro tỷ giá

a. Nhận diện rủi ro

Đây được coi là bước đầu tiên trong quá trình QLRRTG tại ngân hàng Rủi ro tỷ giá là một hình thức rủi ro thị trường, vì vậy có thể xác định được tổn thất do thị trường mang lại. Rủi ro tỷ giá xuất hiện khi có sự chuyển dịch tỷ giá của các ngoại tệ mà NHTM nắm giữ dưới dạng tài sản có, tài sản nợ hoặc cả hai. Ngân hàng tham gia thị trường ngoại hối với hai mục đích chính là: dịch vụ khách hàng (mua và bán hộ) và kinh doanh mua bán cho chính mình (tự doanh). Rủi ro tỷ giá chỉ phát sinh khi ngân hàng kinh doanh tự doanh, tức là tạo trạng thái mở để đầu tư kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi.

Trong hoạt động KDNT rủi ro tỷ giá mang lại tổn thất cho ngân hàng khi có một trạng thái ngoại tệ mở. Như vậy, bất kỳ hoạt động KDNT nào tạo ra trạng thái ngoại tệ mở đều có khả năng chịu rủi ro khi tỷ giá biến động.

b. Đo lường rủi ro

Phương pháp đo lường rủi ro tỷ giá thông dụng là: Phương pháp giá trị chịu rủi ro (VaR- Value at risk)

VaR là tổn thất dự kiến của ngân hàng đối với những biến động về tỷ giá. Hạn mức chịu giá trị rủi ro là mức tổn thất dự kiến tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được.

Giá trị chịu rủi ro = Trạng thái ngoại hối – Độ biến động dự tính của tỷ giá - Tỷ giá đóng cửa

Trong đó:

Trạng thái ngoại hối được tính theo từng đồng tiền. Mức độ biến động tỷ giá dự tính được tính như sau:

= n x x i i    90 1 ) ( x 2,5

Xi = lợi nhuận (tỷ giá hôm nay/tỷ giá hôm qua). Khi tính xi, cần lấy tỷ giá trong 90 ngày làm việc liên tiếp vì theo thống kê, 90 ngày là mẫu đủ lớn để ước tính sự biến động của tỷ giá.

= số trung bình của xi

n = 90 (tỷ giá đóng cửa trong 90 ngày làm việc liên tục)

2,5 là số độ lệch chuẩn mà tại đó có 99% trường hợp tỷ giá sẽ biến động theo dự tính.( Nói cách khác 99% là mức độ tin cậy).

Giá trị chịu rủi ro được lập nhằm cho phép một mức độ linh hoạt nhất định cho sự phản hồi lại những thay đổi về giá cả thị trường.

Giá trị chịu rủi ro phản ánh được mức độ rủi ro về tỷ giá trên cơ sở xem xét hai yếu tố trạng thái ngoại hối và mức độ biến động tỷ giá dự kiến đối với từng đồng tiền. Ngoài ra, giá trị chịu rủi ro đo lường được mức độ rủi ro về tỷ giá, tức là mức độ tổn thất dự kiến đối với ngân hàng khi tỷ giá biến động.

Mức độ biến động tỷ giá dự tính với mức độ tin cậy là 99%

c. Kiểm soát rủi ro

Là việc thực hiện các biện pháp nhằm tối thiểu hoá rủi ro trước khi rủi ro xuất hiện như: né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, trung hoà rủi ro… Các biện pháp cụ thể mà ngân hàng thực hiện bao gồm:

- Quy định hạn mức về trạng thái ngoại hối: đây có thể được xem như là một biện pháp né tránh, ngăn ngừa rủi ro vì về nguyên tắc nếu khách hàng phát sinh nhu cầu giao dịch vượt hạn mức, ngân hàng sẽ từ chối.

Đây là một biện pháp được các ngân hàng Việt Nam sử dụng phổ biến hiện nay. Theo Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 do NHNN ban hành quy định hạn mức trạng thái tối đa mà mỗi NH được phép duy trì là 20% vốn tự có. Như vậy, về phía cơ quan quản lý nhà nước cũng đã quy định hạn mức trạng thái tối đa để khống chế rủi ro về tỷ giá.

Về phía các NHTM, mỗi NHTM có phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá riêng ngoài việc tuân thủ các quy định của NHNN. Hầu hết các NHTM quản lý rủi ro tỷ giá thông qua hạn mức về giá trị tối đa của một giao dịch hoặc hạn mức về trạng thái ngoại hối. Các ngân hàng sẽ quy định hạn mức trạng thái ngoại hối cho từng cán bộ giao dịch, từng bàn giao dịch và cho toàn ngân hàng. Hạn mức do mỗi ngân hàng đặt ra tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng cần phải xây dựng và duy trì một hạn mức chi tiết và rõ ràng.

- Cân bằng trạng thái ngoại tệ ròng cả về thời hạn và quy mô

(Phương pháp phòng ngừa nội bảng)

Đây có thể được xem là biện pháp giảm thiểu rủi ro. Sau khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, hoặc thực hiện các hoạt động mua bán ngoại tệ nhằm thu lợi nhuận cho mình, ngân hàng, trên cơ sở kết quả tính toán về trạng thái ngoại tệ của mình, sẽ tiến hành các hoạt động huy động vốn, cho vay, mua bán nhằm mục tiêu là đưa trạng thái ròng ngoại tệ về 0, có 2 giải pháp:

- Tài sản bằng ngoại tệ (i) = nợ bằng ngoại tệ (i) và doanh số ngoại tệ (i) = doanh số bán ngoại tệ (i)

- Trạng thái nội bảng và trạng thái ngoại bảng đối xứng

Như vậy, nếu thực hiện được mục tiêu này thì ngân hàng đã loại bỏ được rủi ro ngoại hối. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó để thực hiện điều này, vì những hoạt động mà ngân hàng tiến hành để đưa trạng thái ngoại tệ về 0 còn phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của thị trường. Về cơ bản, mục tiêu của ngân hàng là giảm thiểu sự chênh lệch này (tức là không để trạng thái ròng ngoại tệ quá âm hoặc quá dương), từ đó giảm thiểu được những tổn thất có thể xảy ra cho ngân hàng khi tỷ giá biến động.

- Sử dụng các công cụ phái sinh (Phương pháp phòng ngừa ngoại bảng) Đây có thể được xem là biện pháp phòng ngừa trung hòa rủi ro. Các phương pháp phòng ngừa ngoại bảng thực chất là các chiến lược sử dụng các công cụ phái sinh như:

+ Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts) + Hợp đồng tương lai (Future Contracts)

+ Hợp đồng quyền chọn tiền tệ (Currency Options) + Hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Currency Swaps)

Khác với những biện pháp trước - tiếp cận phòng ngừa rủi ro ngoại hối

theo yếu tố trạng thái ngoại tệ ròng, biện pháp này quan tâm đến vấn đề quản trị yếu tố sự biến động của tỷ giá. Đây là biện pháp khá hiệu quả và nhờ sự phát triển của các thị trường mà ngày càng được các ngân hàng sử dụng phổ biến. Các ngân hàng trên cơ sở tính toán về trạng thái ngoại hối của mình sẽ quyết định sử dụng các hợp đồng một cách phù hợp để phòng ngừa biến động tỷ giá, sau đó sẽ thỏa thuận để ký hợp đồng với các TCTD khác.

- Đa dạng hoá các loại tiền tệ

Đa dạng hóa tiền tệ cũng là cách phòng tránh rủi ro trong hoạt động KDNT. Đầu cơ chỉ một loại ngoại tệ với một số lượng quá lớn có thể sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn nếu đi đúng với xu hướng biến động của tỷ giá. Bên cạnh đó, tiềm ẩn một rủi ro rất lớn và cũng sẽ không lường hết hậu quả. Do đó, ngân hàng thường kinh doanh, và đầu tư trên nhiều loại ngoại tệ.

Biện pháp này không tiếp cận theo yếu tố trạng thái ngoại tệ ròng hay sự biến động tỷ giá, mà quan tâm đến việc giảm rủi ro của cả danh mục. đây là một biện pháp dễ thực hiện, do đó được các hầu hết các ngân hàng Việt Nam sử dụng.

d. Tài trợ rủi ro

Là việc thực hiện các biện pháp tài chính nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của rủi ro khi rủi ro đã xảy ra, chẳng hạn: tự khắc phục bằng dự phòng rủi ro, bằng nguồn lực có sẵn hoặc chuyển giao rủi ro thông qua hợp đồng bảo hiểm…

Ngoài một số phương pháp nhằm hạn chế rủi ro, ngân hàng cần trích một phần lợi nhuận để dành làm quỹ rủi ro về kinh doanh ngoại tệ. Cũng giống như, hoạt động tín dụng, hàng năm đều phải trích một phần lợi nhuận để bù đắp và phòng ngừa cho những khoản nợ khó đòi hay tiểm ẩn nguy cơ khó thu hồi nợ. Trong KDNT, rủi ro luôn luôn xuất hiện đồng thời với giao dịch mở nghĩa là trạng thái ngoại tệ không cần bằng. Trích lập quĩ rủi ro có thể là 10% -20% lợi nhuận của năm đó về KDNT.

1.1.5.4. Các công cụ quản lý tỷ giá

a. Hợp đồng giao dịch ngoại hối kỳ hạn (Forward) Khái niệm giao dịch kỳ hạn và hợp đồng kỳ hạn

Giao dịch kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá nhất định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Hợp đồng kỳ hạn là công cụ lâu đời nhất, chính vì thế mà nó rất phức tạp.

Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa hai bên mua hay bán một lượng ngoại tệ nhất định, tại một mức tỷ giá cố định, một thời điểm xác định trong tương lai.

Có thể hiểu rằng hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm hôm nay rằng: người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã được thỏa thuận và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. Tỷ giá của hợp đồng kỳ hạn được xác

định tại thời điểm ký kết hợp đồng nhưng áp dụng cho một thời điểm xác định trong tương lai. Tỷ giá kỳ hạn không phải là dự đoán mà nó là kết quả của sự tính toán dựa trên các yếu tố:

- Tỷ giá giao ngay

- Lãi suất thị trường của hai đồng tiền liên quan là đồng định giá và đồng yết giá.

Công thức tính tỷ giá kỳ hạn được áp dụng:

F = S x ) . 1 ( ) . 1 ( t Rc t Rt   (1.2) Trong đó:

S: Tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký hợp đồng. Rt: Lãi suất của đồng định giá

Rc: Lãi suất của đồng yết giá t : Kỳ hạn của hợp đồng

Như vậy tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thỏa thuận ngay từ ngày hôm nay để làm cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị giao ngay.

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, bản thân hợp đồng kỳ hạn đã mang trong mình 3 loại rủi ro:

Thứ nhất, nếu giá thực tế vào ngày đáo hạn hợp đồng cao hơn giá

mong đợi, rủi ro vốn có của công ty sẽ làm giảm giá trị công ty nhưng sự tụt giảm này sẽ được đền bù bằng lợi nhuận của hợp đồng kỳ hạn. Vì vậy, hợp đồng kỳ hạn cung cấp một cách phòng ngừa rủi ro hoàn hảo. Hợp đồng kỳ hạn dùng để bảo hiểm rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế. Hợp đồng kỳ hạn được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng tại thời điểm nào đó đã xác định và giúp khách hàng hạn chế rủi ro khi dự báo được sự biến động tỷ giá bất lợi cho việc kinh doanh. Trên thực tế, các ngân hàng còn sử dụng công cụ này để làm cân bằng trạng thái ngoại hối hay bảo toàn giá trị ngoại tệ mà NHTM đang có trên thị trường quốc tế.

Thứ hai, giao dịch kỳ hạn làm phát sinh rủi ro tín dụng, do vậy với giao dịch kỳ hạn các NHTM thường phải yêu cầu các doanh nghiệp ký quỹ hoặc trừ vào hạn mức tín dụng. Việc NHTM cung cấp các hợp đồng kỳ hạn phụ thuộc vào giới hạn trạng thái ngoại hối mở của các NHTM và độ sâu của các thị trường. Điều này có nghĩa là không phải lúc nào một NHTM cũng có thể đáp ứng các nhu cầu mua bán kỳ hạn cụ thể của khách hàng. Rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng. Loại rủi ro này có hai chiều, người sở hữu hợp đồng hoặc là người chi trả phụ thuộc vào sự biến động tỷ giá thực tế của tài sản cơ sở.

Thứ ba, giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày đáo

hạn của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời hạn của hợp đồng. Điều này chứng tỏ hợp đồng kỳ hạn chứa nhiều rủi ro nhất trong các công cụ phái sinh. Giao dịch kỳ hạn có tính thanh khoản thấp, nó không thể hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận giữa hai đối tác, hơn nữa nghĩa vụ của các bên không thể chuyển giao cho bên thứ ba. Một điểm đáng lưu ý là không có gì đảm bảo rằng sẽ không có một bên vỡ nợ hủy bỏ nghĩa vụ hợp đồng. Điều này dễ xảy ra khi tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay có sự chênh lệch vào thời điểm đến hạn nghĩa là sẽ có một bên lợi và một bên bất lợi.

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn

Giả sử rằng ngân hàng có trạng thái ngoại tệ (USD) là trạng thái trường ròng tức là TSC ngoại tệ >TSN ngoại tệ, cho nên khi giá trị đồng USD giảm so với VND, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi khoản cấp tín dụng USD đến hạn. Điều này làm cho khoản cấp tín dụng USD thu được bao gồm cả gốc và lãi đều không đủ cho chi phí thanh toán gốc và lãi tiền gửi đối ứng bằng VND. Do đó, ngân hàng phải chịu một khoản lỗ và có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Vào một thời điểm t0 ngân hàng bán kỳ hạn ngoại tệ cả gốc và lãi thu được từ khoản cấp tín dụng bằng USD để lấy VND theo tỷ giá cho trước, ngay tại thời điểm cấp tín dụng bằng USD. Ngân hàng xác định

được tỷ giá thực hiện trong tương lai như thế có thể phòng ngừa sự lỗ vốn khi giá trị đồng USD giảm so với VND, từ đó triệt tiêu rủi ro tỷ giá.

Ngược lại, khi ngân hàng có trạng thái ngoại tệ ròng đoản, tức TSC ngoại tệ <TSN ngoại tệ, thì ngân hàng sẽ mua kỳ hạn gốc và lãi ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro khi giá trị đồng USD giảm so với VND.

b. Hợp đồng giao dịch ngoại hối tương lai (Future) Khái niệm hợp đồng tương lai

Giao dịch tương lai về thực chất là giao dịch kỳ hạn nhưng được chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, doanh số giao dịch và ngày giao dịch. Giao dịch tương lai được thực hiện tập trung thông qua môi giới ở sàn giao dịch.

Hợp đồng tương lai là một sự thỏa thuận về việc mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ cố định trong tương lai theo mức tỷ giá ấn định vào ngày ký kết hợp đồng.

Cơ chế giao dịch của hợp đồng tương lai: tất cả các hợp đồng tương

lai đều thực hiện giao dịch ở Sở giao dịch và Sở giao dịch kiểm soát hoạt động của các hội viên. Hội viên của Sở giao dịch là các cá nhân, có thể là đại diện của các công ty, ngân hàng thương mại hay cá nhân có tài khoản riêng. Các cá nhân, các công ty, các ngân hàng gửi các lệnh đặt mua, đặt bán một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)