Cơ sở pháp lý về công tác quản lý rủi ro tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 116)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Cơ sở pháp lý về công tác quản lý rủi ro tỷ giá

Hiện nay, Chính phủ cũng như NHNN đang quản lý và xiết chặt việc giao dịch ngoại tệ bằng các văn bản pháp lý:

- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 quy định về hoạt động ngoại hối.

- Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/03/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005.

+ Khắc phục những bất cập của quy định hiện hành, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật

+ Tạo khuôn khổ pháp lý hoàn thiện, đầy đủ hơn điều chỉnh hoạt động ngoại hối của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế

+ Đảm bảo phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế

- Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/07/2014 thay thế nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối về các hoạt động ngoại hối của người cư trú, người không cư trú tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nghị định quy định rằng chỉ có công dân Việt Nam được phép sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiền tiết kiệm và sau đó rút gốc và lãi tiền gửi bằng đồng tiền đã mở tài khoản

- Quyết định số 1436/QĐ – NHNN ngày 26/06//2008 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối.

+ Đối với Đô la Mỹ: Không được vượt quá biên độ ± 2% (Hai phần trăm) so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do Ngân hàng Nhà nước thông báo.

+ Đối với các ngoại tệ khác: Do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định.

+ Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán: Do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định.

- Thông tư số 45/2014/TT-NHNN ngày 29/12/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 về hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

- Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012 Quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Trường hợp cần thiết, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được duy trì trạng thái ngoại tệ vượt giới hạn quy khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.

- Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29/08/2011 của NHNN quy định về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép.

- Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-NHNN ngày 13/12/2013 của NHNN Hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3.2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh ngoại hối giai đoạn 2014 – 2016 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên

Từ khi thành lập đến nay hoạt động KDNT của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên đã gặt hái được những kết quả đáng kể, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng. Hoạt động KDNT của Chi nhánh chủ yếu phục vụ nhu cầu của khách hàng, các hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay, thanh toán tiền XNK hàng hóa của các doanh nghiệp, các hoạt động mua bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với mục đích tự doanh chiếm tỷ trọng nhỏ và ngày càng được Chi nhánh quan tâm chú trọng hơn.

Trong những năm qua, Agribank CN tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ mua bán ngoại tệ bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán kỳ hạn và mua bán ngoại tệ hoán đổi, thu đổi ngoại tệ tiền mặt với hầu hết các loại ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi dễ dàng trên thị trường như: EUR, AUD, GBP, CHF, JPY, SGD, CAD….

Agribank CN tỉnh Thái Nguyên còn thực hiện giao dịch quyền chọn tiền đồng với các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi, chủ yếu là đồng USD.

Bên cạnh các nghiệp vụ giao dịch mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn, giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai cũng được ngân hàng chú trọng và sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, bảo hiểm tỷ giá và tăng thêm lợi nhuận cho khách hàng khi thực hiện giao dịch tại Chi nhánh. Tuy nhiên, hoạt động KDNT chỉ được tập trung ở nghiệp vụ giao ngay là chủ yếu. Các nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ cũng có những giao dịch nhưng với số lượng rất nhỏ và mang tính chất là tài trợ xuất khẩu hơn là bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tỷ giá thị trường luôn biến động không ngừng, nên các giao dịch kỳ hạn năm 2016 giảm dần so với các năm 2015, 2014. Những giao dịch này diễn ra với số lượng hạn chế bởi một số nguyên nhân như:

Đây là những nghiệp vụ đã có tại các NHTM nhưng khi giao dịch với các doanh nghiệp và cá nhân có sở hữu ngoại tệ thì chưa có nhiều kiến thức hiểu biết về các nghiệp vụ này, nên tại Chi nhánh chưa thể mở rộng tới khách hàng giao dịch.

Việc giao dịch các nghiệp vụ này giữa Agribank CN tỉnh Thái Nguyên và NHNN đã được triển khai nhưng còn rất hạn chế về số lượng, kiến thức nghiệp vụ và các giao dịch được thực hiện trong phạm vi hẹp.

Kết quả hoạt động KDNT của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua bảng số liệu về doanh số giao dịch các loại ngoại tệ mạnh của các năm.

Bảng 3.4: Doanh số mua ngoại tệ

Đơn vị: Triệu VND

Loại ngoại tệ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

USD 81,34 201,68 1529,67

EUR 0,58 599,25 260,73

CAD 0,68 2,11 6,09

AUD - - 284,46

JPY 1,18 - 101

Bảng 3.5: Doanh số bán ngoại tệ

Đơn vị: Triệu VND

Loại ngoại tệ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

USD 81,34 201,68 1514,55

EUR 0,63 599,25 263,33

CAD 0,4 2,11 6,15

AUD - - 286,88

JPY 1,29 425,5 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank CN tỉnh Thái Nguyênnăm 2014 -2016)

Dưới chỉ đạo của NHNN và Ban lãnh đạo Hội sở chính Agribank thông qua các văn bản, hướng dẫn, chỉ thị mà hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ năm 2016 tăng hơn so với các năm 2014, 2015. Tập trung giao dịch ở một số ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY. Do vậy, góp phần tăng vào lợi nhuận thu được từ hoạt động KDNT, năm 2016 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 1,3 tỷ đồng cao gấp đôi so với năm 2015 đạt 650 triệu đồng.

Trong những năm qua kim ngạch XNK tăng liên tục, tỷ giá cũng biến động thường xuyên, cũng với các chính sách bình ổn tỷ giá của NHNN, hoạt động KDNT đã đáp ứng yêu cầu cung ứng ngoại tệ cho thị trường, đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế… Tuy nhiên trong quá trình mua bán ngoại tệ với khách hàng ngân hàng vẫn phải chịu rủi ro về tỷ giá. Từ lúc mua ngoại tệ từ NHNN cho đến khi bán lại cho khách hàng, tỷ giá thay đổi là xuất hiện rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh này. Với nguồn ngoại tệ xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như: lãi kinh doanh ngoại tệ, phí thanh toán quốc tế, lãi cho vay bằng ngoại tệ, phí kiều hối, đặc biệt ngân hàng sử dụng nguồn ngoại tệ khách hàng gửi tiết kiệm hoặc khách hàng bán cho mình. Ngân hàng đã linh hoạt trong việc sử dụng chính sách Marketing để khuyến khích thu hút khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng với tỷ giá thấp.

3.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016

3.2.1.1. Quy trình quản lý rủi ro tỷ giá

Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong kinh doanh ngoại tệ, rủi ro gặp phải là điều không thể tránh khỏi. Do tỷ giá biến động liên tục và khó lường nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực và trở thành đặc trưng riêng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Một quy trình quản lý rủi ro tốt sẽ hạn chế được rất nhiều thiệt hại cho ngân hàng. Hiểu được vấn đề đó, Agribank CN tỉnh Thái Nguyên luôn rất coi trọng công tác quản lý rủi ro tỷ giá. Quy trình quản lý rủi ro tỷ giá của chi nhánh bao gồm bốn bước:

Nhận diện rủi ro

Đo lường rủi ro

Kiểm soát rủi ro

Tài trợ rủi ro

Sơ đồ 3.2: Quy trình quản lý RRTG của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Agribank CN tỉnh Thái Nguyên) 3.2.3.2. Nội dung quản lý rủi ro tỷ giá

a. Nhận diện rủi ro

Hầu hết các dịch vụ NHTM hình thành nên tài sản nợ, tài sản có hay các khoản thanh toán bằng ngoại tệ đều chịu ảnh hưởng của RRTG. Agribank CN tỉnh Thái Nguyên có thể nhận biết được RRTG thông qua các hoạt động sau:

- Hợp đồng với khách hàng nội địa liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ

- Hợp đồng với khách hàng nước ngoài liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ hay nội tê.

- Mua và bán ngoại tệ (giao ngay và kỳ hạn) với khách hàng hoặc cung cấp dịch vụ phòng ngừa tổn thất ngoại hối cho khách hàng.

Rủi ro tỷ giá xuất hiện khi có sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ.

TSC > TSN: ngoại tệ ở trạng thái trường TSC < TSN: ngoại tệ ở trạng thái đoản

Rủi ro tỷ giá phát sinh gây ra tổn thất cho ngân hàng khi tỷ giá thay đổi. Để thực hiện hoạt động nhận diện rủi ro, cán bộ Agribank CN tỉnh Thái Nguyên thường thực hiện những công việc sau:

- Thực hiện các bước nhận dạng rủi ro: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường pháp lý và môi trường hoạt động của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối để thống kê các dạng rủi ro tỷ giá, xác định nguyên nhân và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTG.

- Để nhận dạng RRTG, các nhà quản lý phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro bằng các phương pháp: lập bảng hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích thị trường ngoại hối cũng như các doanh nghiệp có quan hệ ngoại hối với ngân hàng. Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân xảy ra RRTG. Từ đó nhằm tìm các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro.

Tóm lại: hiện nay tại Agribank CN tỉnh Thái Nguyên chưa có cán bộ chuyên trách quản lý rủi ro tỷ giá nên thông tin phục vụ nhận diện rủi ro tỷ giá còn mang tính chắp vá, rời rạc. Bên cạnh đó, Agribank CN tỉnh Thái Nguyên chưa xây dựng được hệ thống nhận diện và cảnh báo RRTG hoàn thiện. Công tác nhận diện RRTG chưa mang tính khoa học, chặt chẽ.

b. Đo lường rủi ro

Việc đo lường rủi ro tỷ giá được Agribank CN tỉnh Thái Nguyên thực hiện thông qua trạng thái ngoại hối của các loại tiền tệ tại từng thời điểm một

cách thường xuyên, nhằm đưa ra các biện pháp ngăn chặn và quản lý rủi ro tỷ giá một cách kịp thời.

Trạng thái ngoại hối ròng = (Tài sản có i – tài sản nợ i) + (Doanh số mua i – doanh số bán i) với i: ngoại tệ.

Bảng 3.6: Trạng thái ngoại hối của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên năm 2014 – 2016

Đơn vị: Triệu VND

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

USD EUR USD EUR USD EUR

Tài sản có –

Tài sản nợ 120,47 71,26 132,58 68,94 143,56 86,25 DS mua 81,34 0,58 201,68 599,25 1529,67 260,73 DS bán 81,34 0,63 201,68 599,25 1514,55 263,33 Trạng thái 120,47 71,21 132,58 68,4 128,44 86,35

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản Agribank CN tỉnh Thái Nguyên 2014 – 2016)

Qua bảng trên ta thấy rằng trạng thái ngoại hối của ngân hàng luôn luôn ở trạng thái dương do ngân hàng cố gắng tạo sự cân bằng ngoại hối vào cuối ngày.

Theo dõi bảng trên ta thấy đồng USD và đồng EUR biến động mạnh, độ chênh lệch khá lớn. Đối với đồng USD, năm 2015 so với năm 2014 trạng thái ngoại hối tăng 10% do tài sản có tăng lên. Đến năm 2016 trạng thái ngoại hối lại giảm do có sự chênh lệch giữa DS mua và DS bán. Đối với đồng EUR biến động trạng thái cũng không kém so với đồng USD. Năm 2015 trạng thái ngoại hối giảm 3,94% so với năm 2014, nhưng đến năm 2016 đã tăng trở lại do ngân hàng đã tăng được tài sản có ở mức ổn định.

Bên cạnh đó Agribank CN tỉnh Thái Nguyên còn tiến hành đo lường rủi ro tỷ giá thông qua công tác xếp hạng nội bộ tín dụng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp do Agribank ban hành và hướng dẫn thực hiện. Căn cứ vào kết quả phân loại, ngân hàng thực hiện phân loại để chọn lọc và phát triển khách hàng, ra quyết định cấp tín dụng.

Bảng 3.7: Phân loại rủi ro tín dụng theo mức điểm và xếp hạng của Agribank

Loại Điểm Mức độ rủi ro

AAA 92.4 - 100 Thấp nhất

AA 84.8 – 92.3 Thấp, nhưng về dài hạn rủi ro hơn KH AAA A 77.2 – 84.7 Thấp

BBB 69.6 – 77.1 Trung bình

BB 62.0 – 69.5 Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được bảo đảm hơn loại BBB

B 54.4 – 61.9 Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp CCC 46.8 – 54.3 Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận

CC 39.2 – 46.7 Rất cao, khả năng trả nợ NH kém

C 36.1 – 39.1 Rất cao, NH sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức thu hồi vốn vay

D < 36.1 Đặc biệt cao, NH gần như không thu được vốn (Nguồn: Agribank)

Agribank CN Tỉnh Thái Nguyên chỉ cho vay ngoại tệ đối với các khách hàng lớn, có khả năng thanh khoản cao để hạn chế tối đa rủi ro. Do vậy, trong hoạt động cấp tín dụng bằng ngoại tệ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên không phát sinh.

c. Kiểm soát rủi ro

Khi kinh doanh ngoại tệ, rủi ro tỷ giá xảy ra làm giảm giá trị thị trường của ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng là lợi nhuận, lợi nhuận càng cao càng tốt, một khi giá trị của ngân hàng giảm sút thì doanh thu và lợi nhuận cũng giảm theo. Do đó Agribank CN tỉnh Thái Nguyên sử dụng những biện pháp sau để phòng ngừa rủi ro tỷ giá:

* Quản lý rủi ro bằng hạn mức

Hạn mức là một sự giới hạn được đặt ra bởi ngân hàng cho các giao dịch viên và đối tác kinh doanh với mục đích kiểm soát rủi ro. Mức độ của

hạn mức phụ thuộc vào: kinh nghiệm của từng giao dịch viên, vốn chủ sở hữu của ngân hàng, mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu, các phản ứng của thị trường….

Agribank CN tỉnh Thái Nguyên cũng quy định hạn mức mua bán ngoại tệ trong giao dịch như sau:

- Đối với giao dịch viên giá trị giao dịch tối đa không vượt quá 500 USD/ngày.

- Trạng thái trong ngày không vượt quá 1 triệu USD

- Hạn mức lỗ tối đa 1500 USD/giao dịch

* Quản lý rủi ro bằng các công cụ phái sinh Sử dụng hợp đồng kỳ hạn

Nguyên tắc chung khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)