Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 59)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

2.3.2.1. Trạng thái ngoại tệ

Theo Mục 2, Điều 2, Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 của Thống đốc NHNN quy định: “ Trạng thái nguyên tệ của một ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản Có (TSC) và tổng tài sản Nợ (TSN) bằng ngoại tệ này bao gồm cả các cam kết ngoại bảng tương ứng” [9, tr 2]

Trạng thái ngoại tệ cuối mỗi ngày giao dịch được xác định trên cơ sở số dư trên tài khoản tại thời điểm cuối ngày giao dịch (bao gồm cả nội và ngoại bảng). Công thức xác định như sau:

NEPF(t) = TSCF(t) - TSNF(t) (bao gồm cả nội và ngoại bảng) (2.5) Trong đó:

TSCF(t) - Tài sản có của ngoại tệ F tại thời điểm cuối ngày giao dịch t. TSNF(t) - Tài sản nợ của ngoại tệ F tại thời điểm cuối ngày giao dịch t.

2.3.2.2. Trạng thái ngoại tệ ròng

Trạng thái ngoại tệ ròng đối với một loại ngoại tệ được xác định là số chênh lệch giữa tổng dòng tiền vào và tổng dòng tiền ra đối với ngoại tệ đó cho tất cả các ngày đến hạn. Trạng thái ngoại tệ bao gồm:

Trạng thái trường ròng (hay trạng thái dương – Net positive cash

flow position) xảy ra khi dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra đối với mỗi loại ngoại tệ xác định. Điều này có nghĩa là những giao dịch làm tăng quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái dương của ngoại tệ đó.

Trạng thái đoản ròng (hay trạng thái âm – Net negative cash flow position) xảy ra khi dòng tiền vào nhỏ hơn dòng tiền ra đối với mỗi loại ngoại tệ xác định. Có nghĩa là những giao dịch làm giảm quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái âm của ngoại tệ đó.

Trạng thái cân bằng (Square cash flow position): xảy ra khi dòng tiền vào và dòng tiền ra bằng nhau, tức là không có trạng thái ròng.

Trạng thái ngoại tệ ròng Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm

> 0 Lãi Lỗ

< 0 Lỗ Lãi

= 0 Không rủi ro Không rủi ro

2.3.2.3. Tỷ lệ trích lập dự phòng

Số tiền trích dự phòng rủi ro

Tỷ lệ trích lập dự phòng = --- (2.6) Lợi nhuận ngoại hối phải trích

Chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của một ngân hàng cho các tổn thất tỷ giá được dự kiến trước. Nếu dự phòng càng cao tức là tỷ lệ rủi ro tỷ giá trong lợi nhuận thu được cũng cao và ngược lại.

2.3.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = --- (2.7) Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ chưa thanh toán bị quá hạn. Nói cách khác, đối với một đồng vốn ngân hàng cho vay ra thì khả năng rủi ro là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao, rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn.

2.3.2.5. Tỷ lệ nợ xấu

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = --- x 100 (2.8) Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị thường xuyên cập nhật được thông tin của các khoản tín dụng đang ở mức độ tốt hay ở mức rủi ro nào trong 5 nhóm nợ.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ

CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)