Kinh nghiệm quản lý rủi ro tỷ giá của một số ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 49)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tỷ giá của một số ngân hàng trên thế giới

- Barings Bank là một ngân hàng lâu đời nhất của Anh đã sụp đổ bởi những công việc kinh doanh giả tạo của Leeson. Một nhân viên ngân hàng chuyên đầu cơ vào tỷ giá hối đoái và mọi chỉ số chứng khoán có liên quan đến tỷ giá hối đoái. Vào thời điểm Barings sụp đổ thì vốn của Ngân hàng chỉ khoảng 600 triệu USD, trong khi các hợp đồng phái sinh mà Leeson đang mở lên đến 27 tỷ USD, trong đó có 7 tỷ USD về hợp đồng phái sinh liên quan đến chỉ số chứng khoán Nikkei 225; 20 tỷ USD về trái phiếu Chính phủ Nhật và Euroyen. Sau động đất tại thành phố Kobe Nhật Bản chỉ số Nikkei rớt điểm liên tục đã đặt trạng thái của Barings vào phạm vi thua lỗ nặng. Ngay lập tức sàn giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore (là nơi mà Leeson mở các giao dịch phái sinh của mình) đã yêu cầu Barings phải bổ sung tiền đặt cọc lên đến 835 triệu USD. Việc liên tục phải bổ sung tiền đặt cọc làm cho Barings không thể đáp ứng được, nhưng nếu không thực hiện sàn giao dịch sẽ buộc phải đóng tất cả các giao dịch của Barings đang thực hiện. Điều này làm cho Barings càng thua lỗ nặng hơn nữa và đây là nguyên nhân chính khiến ngân hàng Barings nhanh chóng sụp đổ.

- Ngân hàng Liên minh Ailen Allied Irish Bank (AIB) là ngân hàng lớn nhất của Ailen. Vào tháng 2/2002, một chi nhánh của AIB tại Mỹ đã bị tên John Rusnak, một nhân viên giao dịch người Mỹ, lừa đảo gây thiệt hại 750 triệu USD. Với mục tiêu phát triển hoạt động ra toàn thế giới, AIB tiến hành mua toàn bộ ngân hàng Maryland Bancorp hoạt động tại Baltimore, Mỹ và đổi tên thành Allfirst. Ngân hàng Allfirst được rất nhiều quyền chủ động tự quyết trong các hoạt động của mình đặc biệt là hoạt động ngoại hối và kinh doanh các công cụ phái sinh lãi suất. Allfirst được tổ chức bài bản, phân thành 3 bộ phận như sau: Kinh doanh các hoạt động của Treasury (Front Office); Quản lý rủi ro, các tài sản nợ và tài sản có (Middle Office); Điều hành và xử lý các giao dịch (Back Office). Trưởng bộ phận Front Office là ông Ray, một người rất giàu kinh nghiệm về kinh doanh các sản phẩm lãi suất nhưng lại không biết nhiều về kinh doanh ngoại hối. Năm 1997, Rusnak được tuyển dụng vào Allfirst với mức lương khá cao là $100.000 một năm. Sự thật là Rusnak không giỏi về kinh doanh ngoại hối, các kiến thức nghiệp vụ của ông mới dừng ở các sản phẩm ngoại hối spot (giao ngay) hoặc forward (kỳ hạn) khá đơn giản.

Theo quy trình, Rusnak được cấp hạn mức kinh doanh trong ngày là: 100 triệu USD; hạn mức giá trị chịu rủi ro (VAR limit) là 1,55 triệu USD; hạn mức bán chống lỗ là 200 ngàn USD/một tháng. Rusnak bắt đầu tham gia mua các giao dịch kỳ hạn USD/JPY. Khi tỷ giá JPY đi ngược lại với mong đợi, Rusnak phải tự tạo ra các giao dịch quyền lựa chọn để tạo ra ấn tượng rằng các giao dịch kỳ hạn của mình đã được xử lý giảm thiểu rủi ro. Rusnak tạo ra hai giao dịch quyền chọn trái chiều với cùng một đối tác khiến cho việc thanh toán sẽ triệt tiêu nhau. Tất cả các giao dịch option này đều là ảo, vì vậy không thể có xác nhận cho các giao dịch này được. Rusnak đã truy cập tỷ giá Reuters vào máy tính của mình, sau đó thay đổi tỷ giá ngoại hối cho có lợi cho mình. Tuy nhiên trong nhiều năm, Rusnak rất nhiều lần phá vỡ các hạn mức kinh doanh ngoại hối của mình, càng ngày các hoạt động kỳ hạn của ông càng lỗ. Vì vậy ông phải dấn sâu vào việc làm mạo các chứng từ của giao

dịch quyền lựa chọn. Đến thời hạn thanh toán, ông lại bán các giao dịch quyền lựa chọn này, đồng thời tạo ra tiếp các giao dịch lựa chọn ảo khác gối đầu để tạo ra ấn tượng an toàn. Thông thường một ngày ông mua bán doanh số khoảng 150 triệu USD, cá biệt có ngày đến 4 tỷ USD. Riêng tháng 12 năm 2001, Rusnak đã mua tới 25 tỷ USD. Tháng 12 năm 1999, Rusnak kinh doanh lỗ 89 triệu, con số này là 300 triệu vào cuối năm 2000 và tới cuối năm 2001 thì nó đã lên tới 670 triệu. Song không có ai có thể biết sự thật này cả vì các báo cáo đã bị phù phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)