Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 51)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên

- Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings là một trong những trục

trặc lớn nhất trong hệ thống quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng trên là việc thiếu sự phân chia rạch ròi trách nhiệm giữa hai bộ phận trong việc thực hiện giao dịch và hỗ trợ giao dịch. Chức năng của hai bộ phận này khác nhau. Bộ phận hỗ trợ giao dịch thực hiện các bước kiểm tra cần thiết nhằm tránh các giao dịch không được uỷ quyền và hạn chế thấp nhất những gian lận có thể xảy ra, như thông qua việc xác nhận giao dịch của bộ phận kinh doanh, chấp nhận thanh toán giao dịch, v.v...

Ban lãnh đạo ngân hàng không có sự hiểu biết đầy đủ về các sản phẩm phái sinh khiến cho các giao dịch phái sinh với bản chất đầy rủi ro thì lại càng rủi ro hơn. Họ có vai trò rất quan trọng trong việc xác lập khẩu vị rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro nếu thực tế có những biến động bất lợi cho trạng thái giao dịch của ngân hàng, chiến lược kinh doanh và quá trình kiểm soát rủi ro nhằm đạt được kế hoạch tổng thể của ngân hàng. Chúng ta thấy rõ sự thiếu quan tâm của Ban lãnh đạo ngân hàng Barings trong các giao dịch phái sinh của Leeson ở Singapore. Họ quan tâm nhiều đến kết quả kinh doanh với các báo cáo lợi nhuận đầy hấp dẫn hơn là cùng lúc hỗ trợ quản lý loại hình hoạt động kinh doanh đang mang lại nhiều thành quả này. Nếu không có một quy trình quản trị rủi ro hiệu quả, thì loại rủi ro này rất dễ xảy ra. Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, ngoài việc đánh giá rủi ro thị trường, rủi ro

tín dụng và xác định hạn mức rủi ro cho từng giao dịch, khách hàng là các vấn đề mà ngân hàng nên quan tâm. Ngoài ra, Barings cũng đã không quy định hạn mức giao dịch cho Leeson đối với các giao dịch tự doanh và giao dịch hưởng chênh lệch giá. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đã áp dụng rất hiệu qua việc xác định hạn mức giao dịch cho khách hàng cũng như từng nhân viên kinh doanh ngoại hối. Các bộ phận trong ngân hàng quản lý và kiểm soát đan xem lẫn nhau, hệ thống báo cáo về rủi ro đầy đủ và trung thực.

- Bài học kinh nghiệm từ chi nhánh ngân hàng AIB: Vụ việc trên

cho thấy ngay cả khi hoạt động kinh doanh ngoại hối của một ngân hàng được tổ chức bài bản đi nữa thì rủi ro tỷ giá vẫn có thể xảy ra như trường hợp của AIB Bank. Có thể nêu ra một số điểm sai lầm trong vụ việc trên:

+ Sự kém hiệu quả trong cơ chế kiểm tra chéo của Back Office và Middle Office phá vỡ một loạt các quy trình kinh doanh .

+ Thất bại của cấp trên trong việc kiểm soát hoạt động của các nhân viên kinh doanh ngoại hối.

+ Sự ỷ lại quá lớn và nhầm lẫn của ban lãnh đạo đối với hoạt động người Phụ trách phòng kinh doanh ngoại hối và tiền tệ (Treasury) của AIB Bank. Sự nhận thức kém về các hoạt động buôn bán lừa đảo trong ngân hàng ngay tại phòng kiểm toán và quản lý rủi ro.

Từ đó cho thấy việc cần thiết phải thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của một ngân hàng và việc triển khai đúng các công cụ này là rất quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến thành công hay thất bại của ngân hàng.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)