Nước bốc lên từ bề mặt biển, tất nhiên không chỉ rơi trên biển dưới dạng giáng thủy. Các dòng không khí mang một phần hơi nước này vào lục địa và sau đó ngưng kết rồi mới rơi xuống. Các thành phần cân bằng nước được trình bầy trên hình 5.29. Tại khu vực xích đạo các thành phần này đều có trị số cực đại vì ởđây lượng giáng thuỷ lớn nhất do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới liên quan với nhánh dòng thăng của vòng hoàn lưu Hadley.
Như vậy là chỉ có một phần giáng thuỷ rơi trên lục địa là nước bốc hơi từ bề mặt lục địa, một phần khác là nước bốc hơi từ
Hình 5.29
Phân bố trung bình của các thành phần cân bằng nước theo vĩđộ
đại dương. Tất nhiên, nước bốc hơi từ bề mặt lục địa không chỉ rơi trên lục địa mà còn rơi trên biển.
Nếu lấy một khu vực nhất định (một lục địa, một quốc gia) thì quá trình bốc hơi từ l•nh thổ đó và sự rơi của nước trên l•nh thổ này có thể gọi là vòng tuần hoàn nội của độẩm. Quá trình giáng thuỷ rơi do hơi nước mang từ ngoài vào được gọi là vòng tuần hoàn của độ ẩm. Người ta tính là ở một khu vực nhất định trong miền ôn đới trung bình hàng năm chỉ có 10% giáng thuỷ rơi do nước bốc hơi từ bề mặt của khu vực này, nghĩa là rơi trong vòng tuần hoàn nội của độẩm, 90% lượng giáng thuỷ còn lại do nước thâm nhập vào không khí ở ngoài phạm vi của khu vực, nhất là từđại dương xung quanh.
Điều đó có nghĩa là vòng tuần hoàn nội của độ ẩm thậm chí đối với một phần lục địa tương đối rộng lớn làm tăng lượng giáng thuỷ chung rất ít. Từđó, ta thấy những biện pháp bất kỳ làm tăng sự bốc hơi từ lục địa (chẳng hạn, trồng các dải rừng và xây dựng các hồ chứa nước nhân tạo) chỉ có thể tăng lượng giáng thuỷ trên khu vực đó với mức độ không đáng kể.