Điện trường của mây và giáng thuỷ

Một phần của tài liệu Khí hậu và khí tượng đại cương phần 5 doc (Trang 43 - 44)

Các giọt nước cũng như các phần tửở thể rắn trong mây và sương mù thường tích điện hơn là trung hoà. Sương mù với những hạt sương mang điện cùng dấu thường thấy hơn cả; chỉ có khoảng 25% trường hợp các hạt sương mang điện tích khác dấu.

Tính trung bình, các giọt nước trong sương mù có khoảng vài chục đến vài nghìn điện tích cơ bản. Rất có thể là những điều kiện trong mây bao gồm các giọt nước nhỏ không cho giáng thuỷ cũng gần với những điều kiện trong sương mù.

Trong mây vũ tích chứa những giọt nước lớn cũng như hạt băng có kích thước lớn, thường xuất hiện những điện tích rất mạnh, điều đó có thể suy ra từđiện tích của giáng thuỷ. Hạt mưa rào mang điện tích trung bình khoảng 3 – 4.10 – 3 đơn vịđiện tích cơ bản. Song điện tích lớn nhất có thể lớn hơn giá trị trung bình hàng chục lần. Những phần tử rắn của mây và giáng thuỷ cùng tích điện như các giọt nước và rất có thể còn có điện tích lớn hơn. Mưa rơi xuống mặt đất thường có điện tích dương hơn là điện tích âm; nhưng đối với tuyết thì điều này khó xác định hơn. Sự phân chia điện tích trong mây vũ tích, nghĩa là sự tập hợp điện tích cùng dấu vào một phần của mây tạo nên những giá trị cường độđiện trường khí quyển rất lớn trong mây cũng như giữa các đám mây và mặt đất.

Những nguyên nhân tích điện của các phần tử mây và giáng thuỷ cũng như sự phân chia điện tích trái dấu trong mây chưa hoàn toàn rõ ràng. Về vấn đề này hiện có rất nhiều học thuyết khác nhau. Người ta đã đưa ra một số nguyên nhân như do sự thu nhỏ của những giọt nước và tinh thể băng nhất là khi có giáng thuỷ; sự va chạm của những giọt nước có kích thước khác nhau, sự phân chia của các giọt nước; sự ngưng hoa; sự phân chia và bốc hơi của các hạt băng, sựđông kết của các giọt nước quá lạnh trên hạt băng, v.v...

Một phần của tài liệu Khí hậu và khí tượng đại cương phần 5 doc (Trang 43 - 44)