5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Hạn chế, nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
Mặc dù Agribank Chi nhánh KCN Tiên Sơn đã hết sức nỗ lực và cố gắng hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro nhưng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn còn một số hạn chế sau:
- Công tác nhận biết và xác định RRTD: Mặc dù đã xây dựng một hệ thống các dấu hiệu về khách hàng có khả năng phát sinh rủi ro cho ngân hàng, tuy nhiên chưa thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.
- Công tác đo lường RRTD: Agribank Chi nhánh KCN Tiên Sơn đã sử dụng cả mô hình định tính và mô hình định lượng để đo lường rủi ro tín dụng. Tuy nhiên hệ thống đo lường RRTD của Agribank Chi nhánh KCN Tiên Sơn còn phụ thuộc vào cảm tính của cán bộ đánh giá, thiếu các chỉ tiêu cụ thể đánh giá mức độ rủi ro của từng ngành và mục đích kinh doanh, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế. Điều này có thể đe dọa đến chương trình tín dụng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng, các trọng số của các chỉ số tài chính khi tính điểm được sử dụng như nhau cho các ngành khác nhau là chưa phù hợp. Đối với các doanh nghiệp FDI, các chỉ tiêu đánh giá xếp hạng doanh nghiệp cần phải tham chiếu đến khả năng tài chính và hoạt động của chủ đầu tư ở nước ngoài. Hệ thống xếp hạng tín dụng cũng cần phải tính đến xu hướng biến động giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đã niêm yết. Số liệu nhập vào hệ thống phải đảm bảo tính trung thực, chính xác. Thực tế hiện nay số liệu tài
chính khách hàng cung cấp chưa đảm bảo tính trung thực của nó. Chưa tính được tổn thất tín dụng (EL - Expected Loss) dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB (Internal Ratings Based).
- Công tác quản lý và kiểm soát RRTD: Các cơ chế, chính sách tín dụng của Agribank khá hoàn chỉnh và cụ thể. Tuy nhiên thực trạng còn một số hạn chế: Chưa có các sản phẩm tín dụng chuẩn để giảm thiểu thời gian tác nghiệp cũng như quản trị rủi ro tập trung. Khâu quản lý và kiểm soát RRTD đôi khi mang tính hình thức và đối phó. Chưa có hệ thống cảnh báo sớm những RRTD theo từng thời điểm. Chưa có định hướng phát triển tín dụng rõ ràng theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng thời kỳ từ Hội sở chính đến các Chi nhánh. Công tác đánh giá khách hàng phụ thuộc nhiều vào cảm tính, chủ quan của cán bộ tín dụng, thiếu sự tái thẩm định của lãnh đạo. Các quy định nội bộ chưa cụ thể hoá trách nhiệm các cá nhân liên quan. Quy trình còn cồng kềnh, nặng về hình thức dẫn đến thời gian xử lý lâu.
3.4.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
- Chính sách tài chính của Chính phủ thông qua Agribank tác động tới Agribank Chi nhánh KCN Tiên Sơn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến yếu kém của ngân hàng trong công tác quản lý RRTD. Một mặt, Agribank Chi nhánh KCN Tiên Sơn phải cấp tín dụng theo chương trình phát triển kinh tế của địa phương, của Chính phủ. Mặt khác, thực hiện khoanh nợ, giãn nợ cho nông dân gặp dịch bệnh, thiên tai. Thực trạng cho vay theo chính sách của Nhà nước dẫn đến hai điều bất lợi cho quản lý RRTD: một là, Chi nhánh, nhất là cán bộ tín dụng, không được thẩm định và lựa chọn khách hàng vay vốn theo nguyên tắc cho vay thương mại nên khả năng xảy RRTD cao; hai là, Nhà nước không có chính sách bảo hiểm RRTD cho các khoản mà Chi nhánh cho vay theo chính sách của Nhà nước nên còn lẫn lộn giữa chức năng của NHTM và ngân hàng chính sách. Vì sự không rõ ràng này
nên việc phân định đó có là RRTD hay không, có thuộc phạm vi trách nhiệm của Chi nhánh hay không cũng không rõ ràng, ảnh hưởng đến kế hoạch quản lý RRTD của Chi nhánh.
- Môi trường kinh doanh ở nước ta chưa tạo điều kiện tốt cho hệ thống ngân hàng nói chung, Agribank chi nhánh KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh nói riêng quản lý RRTD một cách chính xác. Trước hết là thị trường chưa phát triển. Do tính chưa phát triển của nhiều loại thị trường, nhất là thị trường đấu giá và thị trường bất động sản, nên việc dùng tài sản thế chấp và thanh lý tài sản để xử lý RRTD của Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn. Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, nhất là hiệu lực thi hành luật pháp còn thấp đã làm giảm tác dụng của các biện pháp hạn chế RRTD của ngân hàng.
- Tình trạng thông tin không cập nhật kịp thời của Ngân hàng Nhà nước và Agribank cũng là nguyên nhân làm cho quản lý RRTD ở Agribank Chi nhánh KCN Tiên Sơn có chất lượng chưa cao. Bởi lẽ, với khả năng của mình, Agribank Chi nhánh KCN Tiên Sơn không thể tự thu thập tất cả thông tin cần thiết để quản trị rủi ro, Chi nhánh cần sự hỗ trợ thông tin có hệ thống của các tổ chức quản lý thị trường vốn và của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian qua sự hỗ trợ thông tin này là chưa đủ, chưa đáp ứng nhu cầu. Tình trạng thiếu thông tin làm cho công tác dự báo và phòng ngừa RRTD chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Là đơn vị phụ thuộc, mọi kỹ thuật nghiệp vụ quản lý RRTD của Agribank Chi nhánh KCN Tiên Sơn đều thực hiện theo các qui định của Agribank, Chi nhánh chưa thật sự chủ động trong công tác quản lý RRTD.
* Nguyên nhân chủ quan
Mặc dù đã được quán triệt về yêu cầu quản lý RRTD, nhưng trong thực tế, hoạt động quản lý RRTD trong Chi nhánh vẫn xếp sau các hoạt động khác của ngân hàng. Hơn nữa, do việc quản lý RRTD theo quy trình của NHTM
hiện đại còn là lĩnh vực mới mẻ với đa phần cán bộ trong Chi nhánh nên quá trình triển khai thực hiện không khỏi bỡ ngỡ. Có thể nói, việc quản lý RRTD mới đi được những bước đầu tiên nên chỉ chú ý được về lượng, chưa có điều kiện nâng cao chất lượng. Công tác điều tra, theo dõi khách hàng cũng chưa được đầu tư thích đáng nên thông tin về khách hàng chưa đầy đủ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý RRTD chưa đi vào chiều sâu. Nhiều cán bộ của Agribank Chi nhánh KCN Tiên Sơn được đào tạo theo các chương trình cũ, chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề quản lý RRTD. Chi nhánh chưa chú trọng đến công tác đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ, chưa cập nhật và phổ biến kịp thời kinh nghiệm, kỹ thuật mới hỗ trợ cho công tác quản lý RRTD, chưa xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong quản trị rủi ro. Do kiến thức chắp vá, kỹ năng quản lý RRTD chưa thành thạo, thực trạng cán bộ như vậy làm cho quản lý RRTD ở Agribank Chi nhánh KCN Tiên Sơn có chất lượng chưa cao.
Cán bộ tín dụng chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ hạn chế để có thể thẩm định các món vay lớn dẫn đến việc không phát hiện ra sự thiếu trung thực, không chính xác, bất hợp lý trong thông tin của khách hàng cung cấp, từ đó, nhận định và đưa ra quyết định sai. Ngoài ra, sự lơ là, chủ quan trong quá trình kiểm soát sau, cán bộ cũng không phát hiện ra các dấu hiệu bất thường mang đến rủi ro cho khoản vay, không kiểm soát được dòng tiền của khách hàng…Đây là nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
Sự chỉ đạo của lãnh đạo Chi nhánh đối với quản lý RRTD chưa thật sự sát sao. Mặc dù đã quán triệt yêu cầu quản lý RRTD đến từng bộ phận, đến từng cán bộ tín dụng, nhưng công tác giám sát của Chi nhánh chưa chặt chẽ, các dự án đầu tư kém hiệu quả của các đơn vị phụ thuộc chưa được ngăn chặn kịp thời để tránh rủi ro. Trách nhiệm quản lý RRTD cũng chưa thật sự đúng mức trong mỗi khâu của qui trình cấp tín dụng.
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN, BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020