5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Tiếp tục xây dựng và áp dụng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng theo
thông lệ quốc tế và quy định của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Agribank Chi nhánh KCN Tiên Sơn phải xây dựng phương pháp quản lý RRTD, tính toán đưa ra thông số (lượng hóa) một cách chính xác, phù hợp
và thay thế cho phương pháp cảm tính như hiện nay. Để đạt được mục tiêu thì phương pháp tốt luôn là nhân tố quan trọng và quyết định sự thành công, cũng như đem lại hiệu quả tốt. Phương pháp quản lý RRTD là cách thức, biện pháp để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản trị rủi ro của nhà quản lý. Phương pháp quản lý ở đây bao gồm các kỹ năng định giá, đánh giá, đo lường trong điều kiện môi trường có sự biến động liên tục của công nghệ, pháp luật và các yếu tố vĩ mô. Phương pháp quản trị rủi ro phải đáp ứng được những yêu cầu sau: Đa dạng và thích hợp (do tính đa dạng của rủi ro, đòi hỏi cách thức quản trị rủi ro phải thay đổi thích ứng với từng loại rủi ro khác nhau); khả thi (có khả năng áp dụng vào thực tế); đem lại hiệu quả cao (có tính đến yếu tố phát triển, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí thấp nhất), mền dẻo, linh hoạt (phù hợp với những thời điểm hoàn cảnh khác nhau).
Tích cực hoàn thiện và sử dụng các công cụ hỗ trợ phục vụ cho việc đo lường và đánh giá rủi ro một cách đầy đủ và đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý RRTD theo thông lệ quốc tế như: Mô hình phân tích định tính (tiêu chuẩn chất lượng 6C), phương pháp đo lường rủi ro RAROC (Risk Adiusted Return on Capital), mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard&Poor’s, mô hình điểm số Z (Z-Credit scoring model).
Hiện nay, Agribank Chi nhánh KCN Tiên Sơn đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đây là một trong những hệ thống đo lường RRTD hàng đầu mà Ủy ban Basel khuyến cáo sử dụng, tuy nhiên việc ứng dụng thêm nhiều công cụ đo lường mới giúp cho Chi nhánh có cái nhìn toàn diện hơn về RRTD từ mỗi khách hàng, mỗi khoản vay, mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực.