Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác Quyết toán vốn đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 70)

5. Bố cục của luận văn

2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác Quyết toán vốn đầu tư XDCB

NSNN

+ Số dự án được thực hiện quyết toán theo hình thức niên độ NSNN; + Tổng số vốn được quyết toán theo hình thức niên độ;

+ Tổng số vốn phải hoàn trả lại do thực hiện không đúng quy định; + Tổng số vốn phải trưng thu cho NSNN;

+ Tổng số vốn được thu hồi cho NSNN do chi không đúng.

+ Số dự án được chủ đầu tư báo cáo quyết toán theo đúng thời gian quy định;

Formatted: Line spacing: Multiple 1.47 li

Formatted: Font: Not Bold, Not Italic, Not Expanded by / Condensed by

Formatted: Font: Bold

Formatted: Font: Bold, English (United States) Formatted: Font: Not Italic

2.3.1. Chỉ tiêu về nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN được hình thành

- Các khoản nộp vào ngân sách như thuế doanh thu, thuế tài nguyên,... - Các khoản ngân sách cấp trên hỗ trợ đầu tư XDCB;

- Các khoản thu ngân sách kết dư chi đầu tư XDCB.

2.3.2. Chỉ tiêu về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

- Tỷ lệ vốn đầu tư XDCB tiết kiệm được do quản lý vốn chặt chẽ công tác đầu tư XDCB. Theo tiêu chí này, khi đánh giá việc quản lý sử dụng vốn

đầu tư XDCB, đúng mục đích có thể sử dụng các chỉ tiêu sau đây: + Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch: Chỉ tiêu này là tỷ lệ (%) giữa lượng vốn đầu tư thực hiện so với mức vốn kế hoạch đã bố trí.

+ Mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch: Chỉ tiêu này là tỷ lệ so sánh giữa mức kế hoạch đạt được của từng mục tiêu so với mục tiêu kế hoa ̣ch đă ̣t

ra.

+ Mức độ thực hiện mục tiêu theo nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước. Chỉ tiêu này căn cứ vào mục tiêu phấn đấu qui định trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Cũng như hai chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ (%) giữa chỉ tiêu thực hiện so với

chỉ tiêu kế hoạch.

+ Đánh giá hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB theo định hướng: Đây là chỉ tiêu định tính phản ánh việc thực hiện chủ trương đầu tư, hoặc định

hướng đầu tư của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chỉ tiêu này được thể hiê ̣n bằng sự thay đổi (%) của mỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế.

Như vậy, những chỉ tiêu phân tích phản ánh quản lý vốn đầu tư XDCB tốt tác động rất lớn đến công tác đầu tư XDCB, thúc đẩy kinh tế - văn hóa xã

hội phát triển, chính trị ổn định trên địa bàn Thành Phố.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NSNN

TRÊN ĐỊA BÀN TẠI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội , kinh tế xã hội

3.1.1. Tổng quan về thành phố Vĩnh Yên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm 09 đơn vị hành chính, gồm 07 phường: Ngô Quyền, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Đống Đa và 02 xã Định Trung, Thanh Trù.

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên - Phía Tây giáp huyện Yên Lạc - Phía Bắc giáp huyện Tam Dương - Phía Nam giáp huyện Yên Lạc

Thành phố Vĩnh Yên có hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai và quốc lộ 2 chạy qua nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, tạo điều kiện cho thành phố phát triển công nghiệp, thương mại, giao lưu hàng hoá và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hoá thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thành phố cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội của tỉnh với tiềm năng tự nhiên dồi dào, phong phú đa dạng để phát triển KTXH cùng nhiều chính sách ưu đãi thông thoáng trong việc phát triển, thành phố Vĩnh Yên có đủ điều kiện để hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: None

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

(Nguồn:……. Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc) 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Thành phố Vĩnh Yên thuộc vùng trung du, có độ cao từ 9 - 50 m so với mặt nước biển, khu vực có địa hình thấp nhất là hồ Đầm Vạc. Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng bao gồm: Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc thành phố gồm xã Định Trung, phường Khai Quang độ cao trung bình 260m so với mặt nước biển, với nhiều đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây Nam.

Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây - Tây Nam thành phố gồm các xã, phường: Thanh Trù, Đồng Tâm, Hội hợp. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độc cao trung bình 7 - 8 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có mặt

Formatted: Font: Italic

Formatted: Normal, None, Line spacing: single, Widow/Orphan control

nước lớn.

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

* Về Tài nguyên đất

Đất thành phố Vĩnh Yên là vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng dầy đất pha cát, lẫn một ít cuội và sỏi, thích hợp để trồng cây ăn quả. Nhìn chung, đất Thành phố Vĩnh Yên tương đối thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.

Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Vĩnh Yên năm 2012 là 5.081,27 ha, được phân loại theo mục đích sử dụng như sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên TT Loại đất Tính đến ngày 31/12/20124 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Cơ cấu sử dụng so với cả tỉnh (%) Tổng số 5.081,27 100,00 4,10

1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.875,09 36,90 1,51

2 Đất lâm nghiệp 144,34 2,84 0,12

3 Đất chuyên dung 1.744,22 34,33 1,41

4 Đất ở 860,79 16,94 0,69

5 Đất chưa sử dụng 456,83 8,99 0,37

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2012)

CẦN CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI HƠN, NĂM 2012 ĐÃ CŨ. LẤY CỦA NĂM 2014 CHO THỐNG NHẤT VỚI CÁC BẢNG SAU.

Như vậy, là địa bàn Thành phố nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 36,90%. Toàn bộ đất đai đã được khai thác, sử dụng, tuy nhiên, quỹ đất chưa sử dụng còn lại là 456,83 ha.

* Về tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Thành phố gồm nguồn nước mặt và nước ngầm.

- Nước mặt chủ yếu của thành phố Vĩnh Yên là lưu vực sông Cà Lồ và Đầm

Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic

Formatted: Font: Bold Formatted: Font: Bold, Not Italic

Vạc. Đây là các thủy vực quan trọng cung cấp nước cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản, đồng thời cũng là nơi thu nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và sinh hoạt. Trữ lượng nước mặt của Thành phố khá dồi dào, tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở một số khu vực, nhất là khu đô thị, khu dân cư nông thôn, nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm do chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học.

- Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, chất lượng không cao, có thể khai thác lớn hơn khá nhiều mức công suất hiện nay (16.000 m3/ngày đêm), tuy nhiên để cung cấp cho sinh hoạt cần có trình độ công nghệ tiên tiến và mức kinh phí lớn do vậy không được khuyến khích khai thác quá lớn so mức hiện tại.

* Về Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên ít về chủng loại, nhỏ về trữ lượng, nghèo về hàm lượng. Nhóm khoáng sản phi kim, chủ yếu là cao lanh. Mỏ cao lanh giàu nhôm có trữ lượng lớn, khoảng 7 triệu tấn và chất lượng cao ở Định Trung, không có khả năng khai thác kinh tế.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1.* Dân số và nguồn lao động

Cũng như nhiều thành phố khác, thực tế cho thấy, dân cư sống trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên không chỉ có số nhân khẩu thường trú mà còn bao gồm một bộ phận khá lớn lực lượng lao động từ các vùng khác đến sinh sống và làm việc. Họ đã góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho Thành phố.

Theo số liệu thống kê của tỉnh Vĩnh Phúc, dân số trung bình năm 2009 là 94.883 người. Theo ước tính của chính quyền thành phố, tính cả dân số không thường trú tại Thành phố, thì tổng số dân số sử dụng kết cấu hạ tầng thành phố khoảng 104.520 người.

Năm 2009, mật độ dân số thành phố Vĩnh Yên là 1867 người/km2, gấp

Formatted: Font: Bold, Italic Formatted: Font: Italic

gần 2,3 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh (814 người/km2). Nếu tính cả số dân không thường trú, thì mật độ dân số lên tới khoảng 2.057 người/km2, gấp 2,53 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh.

Bảng 3.23.2. Dân số và cơ cấu dân số thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2010-2015

Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014

Dân số trung bình Người 94.348 95.682 96.876 98.199 99.268 - Nam Người 46.497 47.427 48.020 48.391 48.725 - Nữ Người 47.851 48.255 48.856 49.808 50.543 - Thành thị Người 79.592 82.744 83.332 84.747 86.394 - Nông thôn Người 14.756 12.938 13.544 13.452 12.874 - % thành thị % 84.36 86.48 86.02 86.30 87.03

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014, trang 21-24)

Hình 3.2. Dân số trung bình và tốc độ tăng của thành phố Vĩnh Yên

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014)

Sau 8 năm hình thành và phát triển 2006-2014, dân số thành phố Vĩnh Yên tăng lên 98.025 người, mật đô dân số là 1929 người/km2, gấp 2,34 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh (824 người/km2). Như vậy có thể thấy, dân cư tập trung ở thành phố ngày càng tăng nhanh.

Theo Niên Giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014, dân số trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo loại hình kinh tế có 619.500 người, chiếm 60,7% tổng dân số. Trong đó, làm việc nhà nước chiến 7,99%, làm việc ngoài nhà nước là 86,91% và 5,10% làm việc tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu chia theo thành thị và nông thôn thì lao động ở thành thị chiếm 52,59% và nông thôn là 63,17%.

Trên thực tế, số lượng lao động làm nông nghiệp giảm mạnh, do quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh. Hiện nay, thành phố Vĩnh Yên còn 2 xã nông nghiệp, song đã có kế hoạch chuyển đất nông nghiệp sang đất xây dựng. Nhiều người nông dân hiện chưa chuyển đổi được ngành nghề mới một cách ổn định nhưng họ cũng không còn là những người làm nông nghiệp theo đúng nghĩa, vì thế, số liệu về lao động nông nghiệp nêu trên chỉ là số tương đối và mang tính thời điểm.

Chất lượng nguồn nhân lực của thành phố từng bước được nâng lên, do đòi hỏi của quá trình phát triển. Trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo ở thành thị là 27,3%. Đây là một lợi thế to lớn của Thành phố trong quá trình phát triển.

Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng phát triển các ngành rõ rệt và là một trong những địa bàn tập trung các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của cả vùng, trong các giai đoạn phát triển sắp tới, chất lượng lao động của thành phố Vĩnh Yên chắc chắn sẽ tiếp tục được nâng lên, sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển Vĩnh Yên trong thời kỳ quy hoạch.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường

Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm văn hóa chính trị của tỉnh, do vậy cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường trong những năm gần đây đã được quan tâm đầu tư.

* 3.1.2.3. Hệ thống giao thông:

Mạng lưới giao thông đô thị của thành phố bao gồm đường bộ và đường sắt. Tổng chiều dài đường bộ nội thị có khoảng 141,868 km, mật độ đường là 2,79 km/km2 (tính cả đường sắt đạt 2,87km/km2, bằng 32% so với nhu cầu cần thiết). Diện tích đường bộ là 398,03ha, chiếm 7,83% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố, bằng 52% so với quy định chung về đất dành cho giao thông đô thị (15%).

Thành phố có 6 tuyến xe buýt đang hoạt động. Về đường sắt có tuyến Vĩnh Yên - Lào Cai; Vĩnh Yên - Hà Nội; Vĩnh Yên - Đông Anh - Thái Nguyên. Khu vực đô thị nối với khu vực xung quanh bằng các đường hướng tâm thành phố Vĩnh Yên (QL 2A, QL2B, QL2C, TL 305, TL302...).

* 3.1.2.4. Hệ thống lưới điện:

Đã nâng cấp, cải tạo hệ thống điện cao thế và các trạm điện trung gian đảm bảo bán điện trực tiếp đến hộ tiêu dùng. Kết cấu hạ tầng với công suất như hiện nay đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt khu vực thành phố Vĩnh Yên. Vĩnh Yên có trạm 220 kV được cung cấp điện từ đường dây 220 kV Việt Trì - Sóc Sơn, dây dẫn ACK - 500 dài 66,5km. Trạm 220/110/22kV Vĩnh Yên có công suất 125 MVA, đưa vào khai thác từ tháng 12 năm 2006. Song do phụ tải tăng nhanh, đến tháng 9/2007 trạm Vĩnh Yên đã bị quá tải tới 36%. Tháng 10/2007 trạm Vĩnh Yên đã lắp đặt máy thứ hai, công suất 125 MVA, đưa tổng công suất của trạm Vĩnh Yên lên 250 MVA (đúng như quy hoạch). Trạm 110 KV/35/10 Vĩnh Yên công suất 103 MVA (máy 140 MVA, máy 263 MVA), đến nay đã được nâng công suất lên 2x 63 MVA.

Đường dây 35 KV đã được cải tạo. Các tuyến 6-10 KV được loại bỏ dần thay bằng tuyến 22 KV. Đến nay có 2 đường dây 35 KV dài 40 km; 2 đường dây 22 KV dài 25 km và 2 đường dây 6 KV dài 35 km.

* 3.1.2.5. Hệ thống cấp thoát nước

Formatted: Font: Italic

Formatted: Font: Italic

Từ năm 2012 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án cải tạo hệ thống thoát và xử lý nước thải tập trung của thành phố Vĩnh Yên bằng nguồn vốn vay của JBIC, hoàn thành vào năm 2015với công suất xử lý khoảng 8.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1: 5.000 m3/ngày đêm và giai đoạn 2: nâng lên 8.000 m3/ngày đêm).

Cơ bản đã hoàn thành hệ thống cấp nước ở Thành phố Vĩnh Yên đảm bảo cung cấp cho 85% dân số nội thị được sử dụng nước sạch. Nhà máy nước Vĩnh Yên (do Công ty cấp thoát nước và môi trường số 1 quản lý) có tổng công suất 22.000 m3/ng.đ, trong đó trạm Ngô Quyền với công suất 8.000 m3/ng.đ; trạm Hợp Thịnh với công suất 14.000 m3/ng.đ. Trên thực tế, Nhà máy nước Vĩnh Yên cấp nước khoảng 16.000 m3/ng.đ, với 17 giếng khoan và 1 nhà máy xử lý chất lượng nước. Công suất nhà máy nước Vĩnh Yên đang được mở rộng, khoan thêm 4 giếng tại khu vực phường Hội Hợp, đưa công suất lên 32.000 m3/ng.đ. Đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống cấp nước, thoát nước ở các khu, cụm công nghiệp và khu dân cư tập trung.

3.1.23. Tình hình phát triển các KCN khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

Nếu so với Thị xã Phúc Yên hay huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc thì thành phố Vĩnh Yên không nhiều KCN, chỉ có 2 KCN đã được Chính phủ phê duyệt đó là KCN Khai Quang và KCN Hội Hợp; trong đó chỉ có KCN Khai Quang là đi vào hoạt động và đã có kết quả. Đây là những khu công nghiệp có điều kiện thuận lợi về giao thông và nguồn lao động, cơ sở kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện và đặc biệt chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển công nghiệp.

KCN Khai Quang đóng ta ̣i phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên. Trên vùng đồi, cạnh đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường quốc lộ số 2, cách Sân bay Quốc tế Nội Bài 30 km. KCN Khai Quang trước kia là cụm công nghiệp

Khai Quang, sau khi mở rộng sản xuất, UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)