Quan điểm, định hướng về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 131)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1.Quan điểm, định hướng về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

4.1.1.1. Quan điểm

Đầu tư XDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi nước, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Đặc trưng của xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt có những đặc điểm riêng khác với những ngành sản xuất vật chất khác. Sản phẩm xây dựng cũng có đặc điểm riêng, khác với sản phẩm hàng hoá của các ngành sản xuất vật chất khác và vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng có những đặc trưng riêng khác với vốn kinh doanh của các ngành khác [26].

Xây dựng cơ bản xét về bản chất nó là ngành sản xuất vật chất có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tính chất sản xuất và phi sản xuất thông qua hình thức xây dựng mới, xây dựng lại hay hiện đại hoá và khôi phục lại tài sản đã có, vì thế để tiến hành được các hoạt động này thì cần phải có nguồn lực hay còn gọi là vốn [26].

Như vậy, muốn có nền kinh tế phát triển thì điều kiện trước tiên và cần thiết là phải tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng phải đảm bảo chất lượng tốt. Để làm được việc đó thì nguồn vốn đầu tư đóng

Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Not Bold

vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác đầu tư. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản gọi tắt là vốn cơ bản là tổng chi phí bằng tiền để tái sản xuất tài sản cố định có tính chất sản xuất hoặc phi sản xuất. Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí về thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Cơ chế huy động, quản lý, sử dụng, hoàn trả vốn đầu tư XDCB [26].

Nhu cầu vốn đầu tư XDCB là rất lớn, cần có cơ chế để giải quyết nguồn huy động vốn trong điều kiện nền kinh tế còn thiếu vốn đầu tư. Phải kết hợp huy động vốn từ các nguồn vốn ngoài nước, tự do hoá việc giao lưu các nguồn vốn trong quá trình đầu tư XDCB. Đối với cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB cần phải kiểm soát quá trình đầu tư XDCB bằng pháp luật. Hoàn chỉnh các cơ chế về vay vốn đầu tư, sử dụng vốn đầu tư, trả nợ và thu hồi vốn đầu tư [26].

Trong cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn đầu tư XDCB cần làm rõ những định hướng đầu tư chủ yếu theo từng loại nguồn vốn, đồng thời đề ra các định chế thu hồi vốn, quy rõ trách nhiệm cho các chủ đầu tư cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp phát và thanh toán nguồn vốn đầu tư với chủ đầu tư. Từ những yếu kém nội tại của việc đầu tư XDCB từ NSNN kém hiệu quả chủ yếu xuất phát từ việc quản lý vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng trên địa bàn Thành Phố Vĩnh Yên. Để tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cả nước nói chung, Thành Phố Vĩnh Yên nói riêng có hiệu quả, tôi xin đưa ra một số giải pháp với các cấp có thẩm quyền tham khảo [26].

4.1.1.2.Định hướng về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đến năm 2020

Thực hiện các quy định về công tác đầu tư XDCB đặc biệt là Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây

dựng cơ bản tại các địa phương và…; Thành Phố Vĩnh Yên đã cụ thể hoá về việc tăng cường sự lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác đầu tư XDCB đối với các công trình trên địa bàn Thành Phố sử dụng vốn ngân sách nhà nước và Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thành Phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 [24], [26]:

Thứ nhất, ở góc độ bao quát nhất, phải thực hiện đúng và nghiêm túc

các nội dung chính sau:

* Đảm bảo quy hoạch đầu tư: Quy hoạch đầu tư là nội dung hết sức

quan trọng, nhằm xác định lĩnh vực cần đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư…; đảm bảo mối liên kết giữa các dự án đầu tư và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

Nội dung này cũng xác định các nguồn vốn đầu tư, trên cơ sở đó phân định lĩnh vực đầu tư thuộc phần vốn nhà nước (trong đó có vốn ngân sách và

các nguồn vốn khác). Từ đó, có cơ sở hướng các nguồn lực bên ngoài vào các

lĩnh vực cần ưu tiên. Đồng thời, hỗ trợ công tác quản lý tài chính công nói chung trong việc cân đối giữa các cam kết và nguồn lực trong dài hạn. Thiết lập một khung khổ cho việc chuẩn bị, thực hiện và giám sát các dự án đầu tư.

* Thực hiện quản lý quá trình đầu tư và quản dự án đầu tư XDCB từ NSNN. Cụ thể là:

- Đảm bảo cơ chế quản lý đầu tư và dự án đầu tư: Chính sách và quyết định đầu tư đều được thực hiện theo dự án đầu tư.

- Thực hiện nghiêm các bước trong quản lý dự án đầu tư: Lập dự án; Thẩm định dự án; Giám sát dự án; Nghiệm thu dự án hoàn thành. Thực hiện tốt khâu giám sát đầu tư: Đây là hoạt động kiểm tra, theo dõi hoạt động đầu tư XDCB từ vốn NSNN của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư đi theo quỹ đạo, theo quy hoạch đầu tư đã đề ra. Vì vậy, trong khâu này, cần phải quan tâm những nội dung sau:

các khâu trong công tác đầu tư XDCB.

+ Đánh giá: là việc liên hệ các kết quả đầu tư có được trước đây với kế hoạch cho tương lai, bằng việc áp dụng các bài học kinh nghiệm có được từ những hoạt động đầu tư phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư và quản lý dự án trong tương lai.

Thứ hai, đánh giá đúng vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý

đầu tư XDCB từ NSNN, để từ đó có sự đánh giá toàn diện khách quan. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

* Kỷ luật tài chính: Thực tế, kỷ luật tài chính bị ảnh hưởng bởi nhiều

yếu tố, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, hiện nay, kỷ luật tài chính không được đảm bảo phần lớn là do yếu tố chủ quan, bao gồm: Các chi phí phát sinh sẽ dẫn tới chi đầu tư vượt dự toán ngân sách; Sự thiếu minh bạch; Quy hoạch đầu tư không được thể chế hóa có thể làm giảm tính bắt buộc tuân thủ.

* Quy hoạch đầu tư: Yêu cầu quan trọng nhất đối với quy hoạch đầu tư là phải bám sát các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay yêu cầu này không đạt được có thể do những nguyên nhân sau:

+ Khách quan: là do chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không được

giải thích và thông báo một cách đầy đủ cho các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Điều này khiến quy hoạch đầu tư ở các cấp không gắn chặt với chiến lược phát triển chung.

+ Chủ quan: là do thiếu các phân tích và dự báo về thị trường khiến

cho công tác quy hoạch không có tầm nhìn xa, không theo kịp những thay đổi của các yếu tố khách quan, mang tính chủ quan. Bên cạnh đó, việc lồng ghép các quy hoạch trên vùng, lãnh thổ không gắn kết với quy hoạch chung của cả nước cũng có thể dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, khiến cho nguồn lực bị phân tán, dự án chậm hoàn thành.

đến thất thoát, lãng phí trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, đó là: - Trình độ năng lực yếu kém của các chủ đầu tư và ban quản lý dự án; - Chủ đầu tư thiếu trách nhiệm thể hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện không đầy đủ và chưa nghiêm túc, lề lối làm việc trong nhiều dự án thiếu khoa học;

- Cơ chế phân công, phân cấp, phối hợp chồng chéo, trách nhiệm không được quy định rõ ràng, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát sinh tình trạng cục bộ, bản vị và khép kín. Chính sách tài chính thiếu ổn định, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư không thống nhất và thiếu nhất quán;

- Hệ thống văn bản pháp luật từ quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đến đấu thầu, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu, quyết toán... thiếu đầy đủ, nội dung không phù hợp với thực tế, thiếu cụ thể, không đồng bộ, hay thay đổi và thiếu chế tài nghiêm minh.

* Chi phí phát sinh: Đó là chi phí vượt mức dự toán. Chi phí phát sinh thường xảy ra đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghệ. Chi phí phát sinh có nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

- Việc lập dự toán đã không dự tính được đầy đủ các chi phí, có thể do năng lực của người lập dự toán hoặc do không có đủ cơ sở dữ liệu cho việc tính toán.

- Chi phí đầu vào gia tăng, có thể do nhà cung cấp tăng giá bán hoặc do tình hình lạm phát, mất giá đồng tiền.

- Thiết kế dự án bị thay đổi.

- Có những công việc mới phát sinh không được lường trước trong dự toán.

* Nhân tố ddàn trải, dự án kéo dài:

- Dự án bị kéo dài có thể ở khâu xây dựng hoặc khâu thực hiện, hoặc cả hai. Các nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài dự án, được xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần như sau: Nhà thầu thiếu sự đốc thúc, giám sát chặt chẽ ngay

Formatted: Font: Bold, Italic Formatted: Font: Bold, Italic

tại công trình; Phải thay đổi thiết kế dự án; Thiết kế dự án đưa ra một thời hạn thiếu thực tế; Cấp phát vốn không theo kế hoạch; Nguồn nguyên liệu đầu vào bị thiếu; Sơ suất trong thi công; Trao đổi thông tin giữa các bên liên quan không thông suốt; Công việc mới phát sinh; Thiếu lao động có tay nghề; Thời tiết xấu.

- Bên cạnh đó, còn có cản trở từ phía cơ quan hành chính nhà nước, nhất là các thủ tục phiền hà, phức tạp trong xem xét, cấp phép đầu tư gây ra những ách tắc, chậm trễ trong triển khai đầu tư.

* Tham nhũng: Tham nhũng làm giảm hiệu quả quản lý vốn đầu tư

XDCB từ NSNN trên hai phương diện:

- Làm giảm hiệu quả phân bổ trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, chuyển nguồn lực từ các khu vực có lợi sang những khu vực không có

lợi qua đó làm giảm hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN và tổng vốn đầu tư cả nước.

- Gây tăng chi phí đầu tư: Tham nhũng thường gắn với các khoản hối lộ. Khi các khoản hối lộ được tính vào chi phí đầu tư nó sẽ làm tăng tăng giá thành đầu ra.

Thứ ba,nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý vốn đầu tư: - Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, về các kỹ thuật và quy trình quản lý vốn, quản lý dự án, quản lý ngân sách.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư phát triển, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình. Xây dựng tiêu chí phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản; phân cấp quản lý và công tác kế hoạch vốn đầu tư phù hợp; thực hiện tốt công tác đánh giá đầu tư (đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và tác động).

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý sau đầu tư một cách hiệu quả, bền vững, phù hợp với từng loại công trình; ban hành bộ chỉ số giá hàng tháng; xây dựng điều chỉnh, bổ sung bộ đơn giá xây dựng theo từng khu vực, địa phương để tham khảo áp dụng vào điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh hợp đồng xây dựng.

- Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ NSNN. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư XDCB từ vốn NSNN, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang.

- Giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.

4.1.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố

Phấn đấu giá trị GTSX ngành công nghiệp - xây dựng đến năm 2015 là 4.417.100 triệu đồng (giá so sánh 1994); 9.192.004 triệu đồng (giá thực tế). Năm 2020 là 11.695.498 triệu đồng (giá so sánh 1994); 25.878.302 triệu đồng (giá thực tế). Năm 2030 là 36.324.440 triệu đồng (giá so sánh 1994), 95.828.092 triệu đồng (giá thực tế). Nhịp độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 20,3%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 21,5%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 là 12,0%/năm. Phấn đấu đưa tỷ trọng

Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Not Bold

công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GTSX chiếm 51,0% vào năm 2015; năm 2020 là 55% và năm 2030 là 65%. Thu hút lao động vào sản xuất công nghiệp - xây dựng trong toàn Thành Phố là 12.000 người vào năm 2015;

4.1.1.3. Kết quả nghiên cứu đề tài

ANH NÓI MỘT VÀI CÂU ĐỂ THỂ GHIỆN RẰNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN CỦA LUẬN VĂN NÀY LÀ MỘT TRONG NHỮNG CĂN CỨ CÓ TÍNH KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO THÀNH PHỐ VĨNH YÊN.

4.2. Một số giải pháp để về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa

bàn Thành Phố Vĩnh Yên đến năm 2020

PHẦN NÀY, ANH CẦN SẮP XẾP CÁC GIẢI PHÁP THEO CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU NHƯ SAU:

4.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN XDCB từ NSNN

- Quy định, đề cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm các nhân trong từng khâu đầu tư, nhất là trách nhiệm của người quyết định dự án quy hoạch, dự án đầu tư; làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để bằng biện pháp hành chính, hình sự và bồi hoàn thiệt hại vật chất; khắc phục tình trạng chỉ quy kết trách nhiệm, nhận thiếu sót, yếu kém tập thể, chung chung...; kiên quyết đưa ra khỏi công quyền những cán bộ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 131)