Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 72 - 75)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

, kinh tế xã hội

3.1.1. Tổng quan về thành phố Vĩnh Yên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm 09 đơn vị hành chính, gồm 07 phường: Ngô Quyền, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Đống Đa và 02 xã Định Trung, Thanh Trù.

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên - Phía Tây giáp huyện Yên Lạc - Phía Bắc giáp huyện Tam Dương - Phía Nam giáp huyện Yên Lạc

Thành phố Vĩnh Yên có hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai và quốc lộ 2 chạy qua nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, tạo điều kiện cho thành phố phát triển công nghiệp, thương mại, giao lưu hàng hoá và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hoá thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thành phố cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội của tỉnh với tiềm năng tự nhiên dồi dào, phong phú đa dạng để phát triển KTXH cùng nhiều chính sách ưu đãi thông thoáng trong việc phát triển, thành phố Vĩnh Yên có đủ điều kiện để hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: None

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

(Nguồn:……. Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc) 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Thành phố Vĩnh Yên thuộc vùng trung du, có độ cao từ 9 - 50 m so với mặt nước biển, khu vực có địa hình thấp nhất là hồ Đầm Vạc. Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng bao gồm: Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc thành phố gồm xã Định Trung, phường Khai Quang độ cao trung bình 260m so với mặt nước biển, với nhiều đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây Nam.

Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây - Tây Nam thành phố gồm các xã, phường: Thanh Trù, Đồng Tâm, Hội hợp. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độc cao trung bình 7 - 8 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có mặt

Formatted: Font: Italic

Formatted: Normal, None, Line spacing: single, Widow/Orphan control

nước lớn.

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

* Về Tài nguyên đất

Đất thành phố Vĩnh Yên là vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng dầy đất pha cát, lẫn một ít cuội và sỏi, thích hợp để trồng cây ăn quả. Nhìn chung, đất Thành phố Vĩnh Yên tương đối thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.

Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Vĩnh Yên năm 2012 là 5.081,27 ha, được phân loại theo mục đích sử dụng như sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên TT Loại đất Tính đến ngày 31/12/20124 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Cơ cấu sử dụng so với cả tỉnh (%) Tổng số 5.081,27 100,00 4,10

1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.875,09 36,90 1,51

2 Đất lâm nghiệp 144,34 2,84 0,12

3 Đất chuyên dung 1.744,22 34,33 1,41

4 Đất ở 860,79 16,94 0,69

5 Đất chưa sử dụng 456,83 8,99 0,37

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2012)

CẦN CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI HƠN, NĂM 2012 ĐÃ CŨ. LẤY CỦA NĂM 2014 CHO THỐNG NHẤT VỚI CÁC BẢNG SAU.

Như vậy, là địa bàn Thành phố nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 36,90%. Toàn bộ đất đai đã được khai thác, sử dụng, tuy nhiên, quỹ đất chưa sử dụng còn lại là 456,83 ha.

* Về tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Thành phố gồm nguồn nước mặt và nước ngầm.

- Nước mặt chủ yếu của thành phố Vĩnh Yên là lưu vực sông Cà Lồ và Đầm

Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic

Formatted: Font: Bold Formatted: Font: Bold, Not Italic

Vạc. Đây là các thủy vực quan trọng cung cấp nước cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản, đồng thời cũng là nơi thu nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và sinh hoạt. Trữ lượng nước mặt của Thành phố khá dồi dào, tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở một số khu vực, nhất là khu đô thị, khu dân cư nông thôn, nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm do chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học.

- Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, chất lượng không cao, có thể khai thác lớn hơn khá nhiều mức công suất hiện nay (16.000 m3/ngày đêm), tuy nhiên để cung cấp cho sinh hoạt cần có trình độ công nghệ tiên tiến và mức kinh phí lớn do vậy không được khuyến khích khai thác quá lớn so mức hiện tại.

* Về Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên ít về chủng loại, nhỏ về trữ lượng, nghèo về hàm lượng. Nhóm khoáng sản phi kim, chủ yếu là cao lanh. Mỏ cao lanh giàu nhôm có trữ lượng lớn, khoảng 7 triệu tấn và chất lượng cao ở Định Trung, không có khả năng khai thác kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)