Thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 51 - 53)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng sử dụng các phương pháp và công cụ chủ yếu sau đây:

a) Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra với công cụ bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin số liệu đề tài. Đối tượng phỏng vấn là các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu đã lựa chọn.

- Lựa chọn địa điểm:

Tiến hành thu thập số liệu về thu nhập của hộ gia đình tại ba xã Làng Giàng, Nậm Xé và Tân Thượng đại diện cho huyện Văn Bàn.

- Số lượng mẫu điều tra:

Tổng số lượng mẫu được lựa chọn để điều tra được tính theo công thức Slovin (1984) như sau:

n = N/(1 + N.e2)

N: Tổng thể. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn 3 xã Làng Giàng, Nậm Xé và Tân Thượng có tổng số 1.800 hộ gia đình nông thôn.

e: Sai số. Mẫu được chọn đảm bảo yêu cầu có sai số không vượt quá 10%, tức e = 0,1.

Áp dụng công thức trên ta có n = 94,7. Lấy tròn số cho dễ dàng tính toán và điều tra tại 3 xã, ta có n = 90, tức tổng số mẫu cần điều tra tại tất cả 3 xã là 90 hộ. Do đó, số lượng mẫu điều tra tại mỗi xã là 30 hộ.

Bảng 2.1. Mẫu điều tra nhóm hộ khác nhau tại 3 xã

Dân tộc Làng Giàng Nậm Xé Tân Thượng Tổng số

Dao 6 18 15 39

Tày 19 0 0 19

Kinh 5 0 13 18

Mông 0 12 2 14

Tổng số 30 30 30 90

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019

- Lựa chọn hộ:

Lựa chọn hộ điều tra theo phương pháp phi ngẫu nhiên dựa theo sự thuận tiện trong quá trình điều tra đảm bảo rằng hộ điều tra phải là hộ dân tộc thiểu số, tùy theo số lượng nhóm dân tộc thiểu số trong xã nhiều hay ít dưới sự tư vấn lựa chọn số hộ điều tra và hộ điều tra của lãnh đạo xã và bản. Hộ nông thôn được lựa chọn là các hộ khác nhau về dân tộc: Dao, Tày, Mông và Kinh. Kết quả điều tra số lượng mẫu của mỗi nhóm hộ được trình bày ở bảng 2.1.

Nội dung phiếu điều tra:

Nội dung phiếu điều tra bao gồm: (1) Những thông tin chung của chủ hộ, gồm: họ tên, địa chỉ, dân tộc, phân loại kinh tế,… (2) Thông tin về hoạt động sinh kế của hộ bao gồm: nhân khẩu, lao động, đào tạo huấn luyện, đất đai, diện tích cây trồng, số đầu vật nuôi, vốn sản xuất, vay vốn, máy móc thiết bị sử dụng,

hoạt động phi nông nghiệp,… (3) Thông tin về thu nhập: thu nhập về nông nghiệp, thu nhập phi nông nghiệp, tổng thu nhập, khó khăn trở ngại,…

b) Phương pháp thảo luận nhóm

Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm những người có liên quan, bao gồm cán bộ quản lý nông nghiệp huyện, cán bộ xã và đại diện hộ nông dân là những già làng, trưởng bản. Mục đích của thảo luận nhóm nhằm xác định những khó khăn, bất cập ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình nông thôn; đồng thời đề xuất giải pháp cải thiện sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập cho nông hộ vùng dân tộc thiểu số.

c) Quan sát trực tiếp

Quan sát trực tiếp hiện trường để nhận diện và xác định những thông tin, số liệu thực tế, những điển hình và mô hình có liên quan đến hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ dân tộc thiểu số tại địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)