4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.1. Một số nguồn lực sinh kế chủ yếu của nông hộ huyện Văn Bàn
Trên phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia thì nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường.
Theo nghĩa hẹp, nguồn lực có thể hiểu là tất cả những yếu tố đầu vào cần thiết. Nguồn lực của hộ gia đình là tất cả những gì liên quan đến nhân lực của hộ, vật chất, tài sản, vốn, đất đai, phương tiện sản xuất, khoa học kỹ thuật,…
Như đã trình bày ở chương 1, sinh kế được hiểu đơn giản là phương tiện đảm bảo đời sống của con người. Do đó nguồn lực sinh kế được hiểu là những thứ cần thiết để đảm bảo đời sống của các thành viên trong hộ gia đình. Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả xin tập trung nghiên cứu một số nguồn lực sinh kế chủ yếu của nông hộ như: Học vấn chủ hộ, nhân lực (nhân khẩu, lao động, số lượng lao động, lao động đào tạo,…), đất đai, vốn sản xuất, vay vốn,...
Trước hết, trong cấu trúc hộ gia đình ở nước ta, chủ hộ là người có vai trò lớn trong việc ra quyết định trong các vấn đề kinh tế cũng như trong đời sống của hộ. Chủ hộ là người có vai trò lớn trong việc ra quyết định trong các chiến lược sinh kế của hộ. Vì vậy học vấn của chủ hộ, tức là số năm đi học bậc phổ thông của chủ hộ có vai trò quan trọng.
Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 90 hộ điều tra tại 3 xã Làng Giàng, Nậm Xé và Tân Thượng, chủ hộ có độ tuổi bình quân là 40,1 năm (Bảng 3.1), được đánh giá là trẻ do đó có thể đào tạo huấn luyện để phát triển kinh tế hộ. Học vấn được thể hiện qua số năm đi học bậc phổ thông, biểu thị trình độ giáo dục của chủ hộ. Kết quả điều tra cho biết học vấn trung bình của chủ hộ là lớp 8,3 trong hệ đào tạo 12 năm phổ thông. Theo nghiên cứu của Lê Anh Vũ và
Nguyễn Đức Đồng (2017): Kết quả ước lượng ảnh hưởng của trình độ giáo dục đến hiệu quả sản xuất cho thấy sự phi hiệu quả được giảm thiểu đáng kể đối với những chủ trang trại, chủ hộ có trình độ giáo dục hay học vấn cao hơn. Đây là cơ sở quan trọng cho việc triển khai các chương trình, các khóa huấn luyện đào tạo cho chủ nông hộ. Vì vậy chính sách hỗ trợ huấn luyện, đào tạo cho hộ gia đình nông thôn cần được tiếp tục thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới.
Bảng 3.1. Tuổi, học vấn, nhân khẩu và lao động của nông hộ
Dân tộc Tuổi Học vấn Số nhân khẩu Số lao động
Dao 40,7 8,1 5,0 3,1 Tày 33,8 9,3 4,4 2,4 Kinh 42,3 8,9 4,2 2,5 Mông 44,1 7,2 5,1 3,0 Mean 40,1 8,3 4,7 2,8 SD 9,6 2,0 1,4 1,2 SE 1,0 0,2 0,1 0,1 CV% 24,0 24,4 29,2 43,0
Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019
Nhân khẩu và lao động là nguồn nhân lực của hộ. Kết quả điều tra cho thấy: bình quân mỗi hộ ở Văn Bàn có 4,7 nhân khẩu. Trong đó nhóm dân tộc Mông và Dao có nhiều nhân khẩu hơn (5-5,1 nhân khẩu/hộ) so với nhóm dân tộc Tày và Kinh (4,2-4,4 nhân khẩu/hộ). Mỗi hộ có 2,8 lao động chính. Trong đó nhóm dân tộc Mông và Dao lại có nhiều lao động (bình quân 3-3,1 lao động/hộ) hơn so với nhóm dân tộc Tày và Kinh với số lao động tương ứng là 2,4 và 2,5 lao động/hộ (Bảng 3.1). Rõ ràng là khu vực nông thôn miền núi huyện Văn Bàn có nguồn nhân lực dồi dào, sẵn sàng đáp ứng cho các yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội không chỉ cho chính bản thân khu vực nông thôn trên địa bàn huyện, nơi họ đang sinh sống, mà còn có thể cung cấp một lực lượng lao động lớn cho khu vực đô thị, các khu công nghiệp. Trên thực tế quan sát ở địa phương cho thấy:
thế có sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp theo kiểu “ly nông ly hương” như làm công nhân khu công nghiệp, làm thuê ở đô thị thành phố Lào Cai, Hà Nội,….
Bảng 3.2. Lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp và đào tạo nghề
Dân tộc Số hộ có lao động nông nghiệp Số lao động nông nghiệp BQ hộ Số hộ có lao động phi nông nghiệp Số lao động phi nông nghiệp BQ hộ Số hộ có lao động được đào tạo nghề Số lao động được đào tạo nghề BQ hộ Dao 39 3,0 4 1,0 7 1,1 Tày 19 1,7 9 1,4 0 0 Kinh 16 2,1 6 1,8 4 1,0 Mông 14 2,9 1 1,0 0 0 n 88 20 11 Mean 2,5 1,5 1,1 SD 1,3 0,7 0,3 SE 0,1 0,2 0,1 CV% 52,5 47,3 27,6
Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019
Để sản xuất nông nghiệp cần có lực lượng nhân công lao động. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 90 hộ điều tra thì có tới 88 hộ có lao động nông nghiệp, bình quân mỗi hộ có 2,5 lao động, trong đó nhóm dân tộc Dao và Mông có nhiều lao động nông nghiệp hơn so với dân tộc Kinh và Tày (Bảng 3.2). Điều đáng chú ý là: Sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ (đặc biệt là trong sản xuất trồng trọt) vì thế nhu cầu lao động trong nông nghiệp rất khác nhau trong từng giai đoạn sản xuất, có giai đoạn cần nhiều lao động nhưng cũng có những thời điểm nông nhàn. Trên thực tế, cung lao động nông nghiệp dồi dào, cầu lao động nông nghiệp lại mang tính thời vụ, vì thế cung lao động thường vượt cầu.
Cùng với sản xuất nông nghiệp là các hoạt động phi nông nghiệp, do đó cần có lao động để làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vốn đang có xu hướng ngày càng phát triển. Kết quả điều tra có 20 hộ có lao động phi nông nghiệp, bình quân mỗi hộ có 1,5 lao động, trong đó nhóm dân tộc Tày và Kinh có nhiều lao động phi nông nghiệp hơn dân tộc Mông và Dao, điều này sẽ dẫn tới thu nhập của nhóm dân tộc này có thể sẽ thấp hơn. Chúng ta sẽ tím hiểu trong mục tiếp theo.
Tìm hiểu về chất lượng nguồn nhân lực của hộ, kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 90 hộ điều tra, chỉ mới có 11 hộ có lao động được đào tạo nghề theo chương trình đào tạo nghề nông thôn, chiếm tỷ lệ thấp, với tỷ lế 12,2% tổng số hộ điều tra (Bảng 3.2). Đặc biệt nhóm dân tộc Mông chưa được đào tạo nghề. Vì thế chiến lược cải thiện sinh kế là cần đẩy mạnh đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Đất đai là tài sản sinh kế đặc biệt của các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Đất đai đưa đến công ăn việc làm cho người dân, đưa đến nguồn thực phẩm quan trọng. Đất đai trong nông hộ được xem xét dưới nhiều khía cạnh: Quy mô đất đai, đất canh tác, sự biến động của đất đai,…
Bảng 3.3. Đất đai và đất chuyển đổi mục đích sử dụng
Dân tộc Tổng diện tích đất đai (ha)
Đất canh tác
(ha)
Diện tích đã chuyển đổi mục đích hoặc chuyển sản xuất khác (ha) Dao 1,9 1,3 0,2 Tày 0,9 0,8 0,2 Kinh 1,0 0,9 0,3 Mông 2,1 1,4 0,2 Mean 1,5 1,2 0,2 n 90 90 18 SD 0,9 0,6 0,1
SE 0,1 0,1 0,0
CV% 59,6 50,1 27,5
Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019
Về tổng diện tích đất đai, kết quả điều tra 90 hộ cho thấy: Bình quân mỗi hộ có 1,5 ha đất đai, trong đó nhóm dân tộc Mông và Dao có tổng diện tích đất đai nhiều nhất (2,1 ha và 1,9 ha), cao gấp 2 lần so với nhóm dân tộc Tày và Kinh, chỉ có 0,9-1 ha (Bảng 3.3). Do đó diện tích đất canh tác của 2 nhóm dân tộc thiểu số này cũng nhiều hơn (1,3-1,4 ha) so với nhóm dân tộc Kinh và Tày. Điều đặc biệt là có một số diện tích đất đai canh tác đang được chuyển mục đích sử dụng. Có 18 hộ có chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bình quân mỗi hộ chuyển đổi 0,2 ha, chứng tỏ rằng địa phương đang so sự chuyển dịch, tích tụ đất đai để phát triển kinh tế.
Bảng 3.4. Vốn sản xuất và vay vốn Dân tộc Tổng vốn sản xuất
(triệu đồng) Số hộ vay vốn Số tiền vay BQ hộ (triệu đồng)
Dao 56,5 36 12,9 Tày 61,8 18 18,1 Kinh 78,1 11 19,5 Mông 49,3 14 11,4 Mean 60,8 79 14,7 n 90 79 SD 36,9 14,7 SE 3,9 1,7 CV% 60,8 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019
Vốn sản xuất được coi là nguồn lực chủ yếu quan trọng của nông hộ. Nguồn lực tài chính của hộ gia đình nông thôn chủ yếu là vốn đầu tư cho sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy: Mỗi hộ có số vốn sản xuất bình quân là 60,8
triệu đồng, trong đó nhóm dân tộc Mông có vốn sản xuất thấp nhất với trị số 49,3 triệu đồng/hộ, tiếp theo là dân tộc Dao (56,5 triệu đồng/hộ), Tày (61,8 triệu đồng/hộ), cao nhất là dân tộc Kinh với vốn đầu tư sản xuất đạt 78,1 triệu đồng/hộ (Bảng 3.4).
Để đầu tư mở rộng sản xuất, các nông hộ cần vay vốn từ các tổ chức tín dụng ở địa phương như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và một số tổ chức tín dụng khác. Kết quả điều tra cho thấy: có 79 hộ đã vay vốn, bình quân mỗi hộ vay 14,7 triệu đồng, tuy nhiên, độ lệch chuẩn khá cao, tới 14,7 triệu đồng nên biến động về vốn vay tới 100% (Bảng 3.4).
Bảng 3.5. Một số máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp
(đơn vị tính: chiếc)
Dân tộc Máy cày, bừa Máy phát cỏ
Máy phun
thuốc Máy tuốt lúa
Dao 23 5 6 10
Tày 7 0 4 1
Kinh 8 1 3 2
Mông 8 2 0 4
Tổng số 46 8 13 17
Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019
Cùng với vốn sản xuất, máy móc thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất lao động, giải phóng lao động chân tay thủ công trong nông nghiệp. Các máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện nay ở địa phương chủ yếu gồm: máy cày bừa, máy phát cỏ, máy phuc thuộc trừ sâu, máy tuốt lúa,… Kết quả điều tra có 46 hộ có máy cày bừa. Việc sử dụng máy cày bừa làm đất đã dân thay thế cho trâu bò cáy kéo, giải phóng sức lao động thủ công. Có 8 máy cắt cỏ, 13 máy phun thuốc trừ sâu và 17 máy tuốt lúa (Bảng 3.5). Một số hộ gia đình có điều kiện kinh tế đã mua sắm máy cày bừa, máy gặt đập lúa để làm dịch vụ sản xuất, phân công lại lao động,
giải phóng lao động thủ công, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.