Điều kiện kinh tếxã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 48 - 50)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.2. Điều kiện kinh tếxã hội

Văn Bàn là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Lào Cai có 22 xã và 01 thị trấn, trong đó có 11 xã đặc biệt khó khăn.

Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên 142.345,46 ha. Dân số trên 86 nghìn người gồm 11 dân tộc: Mông, Dao, Tày, Hoa, Sán chỉ, Kinh,... trong đó dân tộc thiểu số chiếm 84,5%. Khu vực nông thôn có tới 88,4% dân số tự nhiên, 89% lao động của toàn huyện đang sinh sống và làm việc. Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Tỉnh, cùng với sự chỉ đạo sâu sát của huyện tới nông nghiệp, nông thôn và nông dân; các chương trình, dự án được tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vào khu vực nông thôn. Huyện đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ giúp nông dân ổn định và

phát triển sản xuất; các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục có đổi mới; qua đó, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ở nông thôn; cư dân ở nông thôn có thêm việc làm, thu nhập được nâng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, diện mạo nông thôn ngày càng đối mới, đời sống nông dân từng bước được cải thiện. Hệ thống chính trị ở nông thôn có chuyển biến, tiến bộ; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự xã hội khu vực nông thôn được giữ vững.

Chính phủ, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn và nông dân nhưng việc vận dụng vào thực tế sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tại địa phương chậm được triển khai thực hiện. Một số chính sách khó vận dụng được vào thực tiễn. Người dân thường trông trờ ỷ lại vào kinh phí hỗ trợ của nhà nước. Một bộ phận người dân trình độ dân trí thấp nhất là vùng sâu, vùng cao tiếp thu tiến bộ khoa học còn hạn chế, tư duy chuyển đổi sản xuất canh tác theo phương pháp truyền thống sang sản xuất hàng hóa chưa được khắc phục, sản xuất còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chưa làm chủ được trong kiểm soát dịch hại, canh tác thiếu tính bền vững. Đây là những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến sinh kế và thu nhập của người dân trên địa bàn huyện.

Trong năm 2017, UBND huyện Văn Bàn đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở ngành chuyên môn của tỉnh Lào Cai, huyện ủy Văn Bàn. Nhờ đó, nền kinh tế của huyện đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, sản xuất lương thực cũng như chăn nuôi gia súc đều đạt và vượt kế hoạch giao; công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng được chú trọng; lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm chỉ đạo và có sự chuyển biến tích cực. Công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai thực hiện có hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn hằng năm giảm; diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới; công

tác quốc phòng an ninh được tăng cường, góp phần ổn định tình hình để phát triển kinh tế - xã hội.

Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện nhiệm vụ ngay từ những tháng đầu năm. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn được duy trì ổn định: Chương trình nông thôn mới được quan tâm triển khai tích cực, năm 2017 có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới; hoàn thành thu hoạch các loại cây trồng vụ Đông; sản xuất vụ Xuân, triển khai sản xuất vụ Hè Thu, trồng rừng sản xuất đảm bảo tiến độ và khung thời vụ; thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ, công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm không có dịch bệnh xảy ra; hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng khó khăn; chi trả chế độ cho các đối tượng kịp thời đúng quy định.

Năm 2018, giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản toàn huyện đạt 2.123.000 triệu đồng, trong đó nông nghiệp đạt 1.928.746 triệu đồng (chiếm 90,85%), lâm nghiệp đạt 154.979 triệu đồng (chiếm 7,3%) và thủy sản đạt 39.276 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,85%. Giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2018 toàn huyện đạt 1.433.025 triệu đồng.

Dân số trung bình năm 2018 là 87.801 người; giảm tỷ lệ trẻ sinh con thứ 3: 13,6% năm 2018; Các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản được quan tâm, triển khai thực hiện.

Hệ thống chợ và các trung tâm thương mại quy mô nhỏ được phân bố đều trong các khu vực dân cư trên địa bàn 05 cụm xã gồm: Cụm xã Võ Lao; Cụm xã Minh Lương; Cụm xã Dương Quỳ; Cụm xã Khánh yên Hạ và cụm trung tâm huyện, chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu hàng ngày của người dân. Những trung tâm thương mại có quy mô lớn, hiện đại, phạm vi phục vụ rộng hơn chỉ được bố trí tại huyện Văn Bàn. Toàn huyện có tổng số 8 chợ, gồm 2 chợ ở khu vực đô thị và 6 chợ nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)