4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triẻn
3.3.1.1. Quan điểm phát triển
Quan điểm phát triển của huyện Văn Bàn dựa trên chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của huyện Văn Bàn, của tỉnh Lào Cai, của miền núi phía Bắc. Đồng thời huyện phấn đấu đạt được mục tiêu: Cải thiện sinh kế để đạt được tăng trưởng kinh tế khá, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc thiểu số. Các quan điểm cụ thể làm cơ sở cho quy hoạch này bao gồm:
- Phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn phải dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng gắn với thời cơ, cơ hội phát triển của huyện Văn Bàn, của tỉnh Lào Cai các địa bàn lân cận thuộc vùng kinh tế miền núi phía Bắc như Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ,.., chủ động giao thương hiệu quả với các xã trong tiểu vùng, các xã trong huyện và ngoài huyện.
- Phát triển kinh tế-xã hội phải lấy phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, du lịch làm trọng tâm, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp; phát triển đi đôi với bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường, sinh thái, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc. Tập trung đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng hiện đại như hệ thống giao thông, hệ thống chăm sóc sức khỏe tiên
tiến, hệ thống giáo dục,... để kinh tế dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn phát triển với tốc độ khá nhằm đảm bảo thu hẹp khoảng cách tránh tụt hậu so với các địa phương khác trong huyện và tỉnh Lào Cai.
- Phát triển phải trên cơ sở cải thiện sinh kế bền vững, ứng dụng công nghệ cao, tăng năng suất lao động và phát triển bền vững.
- Phát triển phải chú trọng phát huy nguồn lực bên trong - đó là làm thế nào để có sinh kế bền vững, đồng thời chủ động tranh thủ, tạo mọi điều kiện thu hút các nguồn lực bên ngoài.
- Phát triển hiệu quả, bền vững và toàn diện nền kinh tế - xã hội của tiểu vùng gắn với phạm vi bao trùm của huyện Văn Bàn, là phương tiện để giải quyết các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tiểu vùng; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực làm tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn các phương án phát triển. Tăng trưởng kinh tế hướng tới thu hẹp chênh lệch về mức sống, về thu nhập giữa các nhóm hộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá - xã hội, thể dục thể thao.
3.3.1.2. Mục tiêu phát triển
Để góp phần duy trì sự phát triển ổn định bền vững và đảm bảo thu nhập ổn định cho cuộc sống của người dân nông thôn đồng bào dân tộc thiểu số, xác định phát triển sản xuất là yếu tố cốt lõi để nâng cao thu nhập cho nông dân.
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tập trung xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường quốc phòng địa phương, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Đồng thời ứng phó tốt với biến đổi khí hậu, giảm thiểu hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra trên địa bàn miền núi, góp phần đưa
Văn Bàn phát triển thành một huyện khá của tỉnh Lào Cai.