Dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 26 - 27)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.4. Dân tộc thiểu số

Dân tộc thiểu số là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít. Trong một số trường hợp, người ta đánh đồng ý nghĩa “dân tộc thiểu số” với “dân tộc lạc hậu”, “dân tộc chậm tiến”, “dân tộc kém phát triển”, “dân tộc chậm phát triển”,… Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi quan điểm chính trị của giai cấp thống trị trong mỗi quốc gia. Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Đối với Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng trên 90 triệu người, trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm khoảng 86% dân số, được quan niệm là “dân tộc đa số”, 53 dân tộc còn lại được quan niệm là “dân tộc thiểu số” trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khái niệm “dân tộc thiểu số”, có lúc, có nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi là “dân tộc ít người”. Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là “dân tộc thiểu số”, nhưng cách gọi “dân tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung.

Như vậy, khái niệm “dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Khái niệm “dân tộc thiểu số” cũng không có ý nghĩa biểu thị tương quan so sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới. Một dân tộc có thể được quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, nhưng đồng thời có thể là “thiểu số” ở quốc gia khác. Chẳng hạn người Việt (Kinh) được coi là “dân tộc đa số” ở Việt Nam, nhưng lại được coi là “dân tộc

thiểu số” ở Trung Quốc (vì chỉ chiếm tỉ lệ 1/55 dân tộc thiểu số của Trung Quốc); ngược lại người Hoa (Hán), được coi là “dân tộc đa số” ở Trung Quốc, nhưng lại là dân tộc thiểu số ở Việt Nam (người Hoa chiếm tỉ lệ 1/53 dân tộc thiểu số của Việt Nam). Rõ ràng, quan niệm về “dân tộc thiểu số” và “dân tộc đa số” cũng như nội hàm của chúng hiện nay còn có những vấn đề chưa thống nhất và nó cũng được vận dụng xem xét rất linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể, tuỳ theo quan niệm và mối quan hệ so sánh về dân số của mỗi quốc gia dân tộc. Song, những nội dung được quan niệm như đã phân tích ở phần trên về cơ bản là tương đối thống nhất không chỉ ở nước ta mà trong cả giới nghiên cứu dân tộc học trên thế giới.

Trong phạm vi của đề tài thực hiện tại huyện Văn Bàn, nơi chủ yếu là dân tộc thiểu số sinh sống. Hiện nay dân tộc thiểu số sống trên địa bàn huyện Văn Bàn gồm: Tày, Mông, Dao và một số dân tộc thiểu số khác. Người Kinh là nhóm dân tộc đa số nhưng số lượng chiếm thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)