Một số hoạt động sinh kế chủ yếu của nông hộ huyện Văn Bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 62 - 65)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2. Một số hoạt động sinh kế chủ yếu của nông hộ huyện Văn Bàn

Sinh kế có thể được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sinh kế quy mô hộ gia đình. Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu, tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống của hộ gia đình. Hoạt động sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong nông nghiệp, hoạt động sinh kế có thể được chia thành hoạt động sinh kế về trồng trọt và hoạt động sinh kế trong chăn nuôi. Hoạt động sinh kế trong trồng trọt của nông hộ bao gồm sản xuất các cây trồng chủ yếu của địa phương. Hoạt động sinh kế trong chăn nuôi gồm chăn nuôi các vật nuôi.

Kết quả điều tra cho thấy: Sinh kế trong trồng trọt của nông hộ địa phương bao gồm sản xuất các cây trồng chính xếp theo thứ tự quan trọng là: Lúa, ngô, sắn, rau xanh, cây ăn quả, lạc, thảo quả, quế, đậu tương, nghệ và cây lâm nghiệp (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Một số cây trồng chủ yếu của nông hộ huyện Văn Bàn

(Đơn vị tính: mét vuông) Dân tộc Lúa Ngô Sắn Rau xanh Cây ăn quả Lạc Thảo quả, quế Đậu tương Nghệ Cây lâm nghiệp Dao 4.487 4.715 4.629 183 2.479 1.686 17.125 1.700 2.667 7.900 Tày 3.442 4.006 4.000 933 3.400 1.600 0 1.000 0 5.950 Kinh 1.970 2.038 3.050 191 3.063 1.133 8.500 1.250 0 6.000 Mông 7.350 6.036 4.600 63 0 5.057 20.500 1.425 3.900 0 Mean 4.259 4.300 4.250 320 2.802 2.714 16.250 1.400 3.438 6.938 n 88 83 32 30 23 21 12 9 8 8 SD 7.092 6.734 1.428 377 838 5.127 6.298 391 980 1.994 SE 756 739 252 69 175 1.119 1.818 130 346 705 CV% 166,5 156,6 33,6 117,8 29,9 188,9 38,8 27,9 28,5 28,7

Lúa được đánh giá là cây trồng quan trọng bậc nhất đối với đồng bào miền núi huyện Văn Bàn. Có tới 88 hộ sản xuất lúa, chiếm tỷ lệ 97,8% tổng số hộ điều tra, bình quân mỗi hộ cấy tới 4.259 mét vuông lúa với các giống lúa nếp, lúa tẻ chất lượng cao. Tuy nhiên độ lệch chuẩn về diện tích lúa rất cao, tới 7.092 mét vuông, nên biến động về diện tích lúa trong số 88 hộ này là rất cao, tới 166,5% (Bảng 3.6). Cây trồng quan trọng số 2 là ngô, với 83 hộ trồng ngô, chiếm tỷ lệ 92,2% tổng số hộ đã điều tra, bình quân mỗi hộ trồng 4.300 mét vuông ngô, tương đương với diện tích lúa. Độ lệch chuẩn về diện tích ngô cũng rất cao, tới 6.734 mét vuông, nên biến động về diện tích ngô cũng rất lớn trong số 83 hộ trồng ngô, tới 156,6%. Cùng với lúa, ngô, sắn được đánh giá là cây trồng quan trọng thứ 2 với 32 hộ trồng sắn, chiếm tỷ lệ 35,6% tổng số hộ điều tra, bình quân mỗi hộ trồng 4.250 mét vuông sắn, tương đương với diện tích lúa và ngô. Sắn được trồng trên đất có độ dốc lớn, nên dễ bị xói mòn, suy thoái đất, nên cần có biện pháp canh tác bền vững bảo vệ đất đai. Sắn của tươi chủ yếu bán cho nhà máy chế biến tinh bột sắn đóng trên địa bàn huyện, là nguồn thu nhập tiền mặt quan trọng của hộ gia đình địa phương.

Có 30 hộ trồng rau xanh các loại, bình quân mỗi hộ trồng được 320 mét vuông rau xanh, chiếm tỷ lệ 33,3% tổng số hộ điều tra. Có 23 hộ trồng cây ăn quả, chiếm tỷ lệ 25,5% tổng số hộ điều tra. Các cây ăn quả chủ lực của địa phương là nhãn, vải, hồng, chuối, dứa,… là nguồn thu nhập quan trọng đối với đồng bào. Có một số hộ sản xuất cây ăn quả ở quy mô trang trại, vừa cho thu hoạch quả, vừa nuôi ong lấy mật, là nguồn thu nhập tốt, nhất là các xã ven sông Hồng như Tân Thượng,… Có 21 hộ trồng lạc, bình quân mỗi hộ trồng tới 2.714 mét vuông lạc, 12 hộ trồng thảo quả, quế, 9 hộ trồng đậu tương, 8 hộ trồng nghệ, 8 hộ trồng cây lâm nghiệp như: Mỡ, keo,… (Bảng 3.6). Điều đáng chú ý là nhóm dân tộc Mông và Dao trồng nhiều thảo quả và quế và nghệ, do khai thác thế mạnh về đất đai tốt ở các xã Nậm Xén, Tân Thượng,…. Thảo quả, quế và nghệ được bán cho đại lý thu gom ở địa phương rồi bán cho cơ sở chế biến để

làm gia vị, làm thuốc,…. Là nguồn thu nhập rất tốt đối với đồng bào dân tộc thiểu số Dao, Mông.

Hoạt động sinh kế trong chăn nuôi ở địa phương được xếp theo thứ tự quan trọng là: chăn nuôi gia cầm, lợn, cá, bò, dê và trâu (Bảng 3.7). Chăn nuôi là nguồn thu nhập chủ yếu của nông hộ.

Kết quả điều tra cho biết: có 87 hộ chăn nuôi gia cầm, gồm gà, vịt,…, chiếm tỷ lệ 96,7% tổng số hộ điều tra, bình quân mỗi hộ nuôi 103 con. Có một số hộ chăn nuôi gia cầm ở quy mô trang trại. Có 83 hộ chăn nuôi lợn, chiếm tỷ lệ 92,2% tổng số hộ điều tra, bình quân mỗi hộ nuôi 11 con. Tương tự như gia cầm có một số hộ chăn nuôi lợn ở quy mô trang trại. Có 44 hộ nuôi cá, chiếm tỷ lệ 48,9% tổng số hộ điều tra, bình quân mỗi hộ nuôi cá ở quy mô diện tích 1.834,1 mét vuông. Có 29 hộ chăn nuôi bò, 18 hộ chăn nuôi trâu là những đại gia súc, khai thác thế mạnh về đất đai rộng rãi ở địa phương. Bò và Trâu trước đây dùng để cày kéo, nay do đã có máy móc làm đất nên chăn nuôi bò và trâu chủ yếu để giết thịt. Bò và Trâu ở Văn Bàn được đánh giá có tầm vóc lớn, nhiều thịt, nên đang có xu hướng phát triển. Ngoài ra, còn có dê, thỏ và một số vật nuôi khác (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Một số vật nuôi chủ yếu của nông hộ huyện Văn Bàn Dân tộc Gia cầm

(con) Lợn (con) Cá (mét vuông) (con) (con) Trâu (con) Dao 93,2 11,3 1.860,0 4,8 14,4 4,1 Tày 94,2 10,1 1.940,0 0 13,7 1,7 Kinh 162,8 13,4 1.687,7 2,7 9,0 2,0 Mông 75,7 8,4 2.000,0 7,2 17,5 4,0 Mean 103,4 11,0 1.834,1 4,8 14,0 3,6 n 87 83 44 29 18 18 SD 64,0 5,3 720,8 4,2 3,5 2,5 SE 6,9 0,6 108,7 0,8 0,8 0,6 CV% 61,9 48,1 39,3 88,6 25,1 69,7

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019

Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp được đánh giá khá đa dạng, là nguồn thu nhập quan trọng cho bà con nông dân địa phương và đang có xu hướng ngày càng phát triển. Kết quả điều tra cho biết: có 11 hộ có lao động làm công nhân trong các nhà máy, khai thác mỏ và khu công nghiệp trên địa bàn và ngoài địa bàn, chiếm tỷ lệ 39,29% tổng số hộ điều tra. Có 6 hộ, chiếm tỷ lệ 21,43% tổng số hộ điều tra làm nghề kinh doanh buôn bán. Ngoài ra cón có các ngành nghề: làm thuê, xây dựng (thợ xây và phụ xây), nấu rượu, chế biến nông sản, chế biến ván bóc xuất khẩu, dịch vụ xay sát nghiền nông sản,… (Bảng 3.8). Một số ngành nghề truyền thống của đồng bào Mông, Dao, Tày,… như: may thêu, dệt, thổ cẩm,… đang có nguy cơ mai một dần, rất cần củng cố, duy trì và phát triển.

Bảng 3.8. Ngành nghề phi nông nghiệp của nông hộ

Ngành nghề và hoạt động phi nông nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)

Công nhân 11 39,29

Kinh doanh buôn bán 6 21,43

Cán bộ công chức 2 7,14 Làm thuê 2 7,14 Nấu rượu 2 7,14 Xây dựng 1 3,57 Chế biến nông sản 1 3,57 Chế biến ván bóc 1 3,57 Dịch vụ xay sát 1 3,57

Giáo viên kết hợp buôn bán 1 3,57

Tổng số 28 100,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)