5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Công tác lập kế hoạch tín dụng của Oceanbank Thăng Long
Kế hoạch tín dụng là một thành phần (bộ phận) quan trọng trong kế hoạch chiến lược của ngân hàng. Nó là kết quả trong sự phát triển mục tiêu dài hạn của ngân hàng và sự phác họa của kế hoạch hành động thông qua việc lãnh đạo ngân hàng để đạt được mục tiêu.
Tín dụng đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, vì vậy kế hoạch tín dụng được mô tả là kế hoạch chiến lược ngân hàng, kế hoạch tín dụng được lập bằng việc phân chia các mục tiêu cụ thể. Kế hoạch của ngân hàng cũng mô tả những chiến lược được theo đuổi trong thể thức của sự lãnh đạo kế hoạch hành động để thay đổi trong kinh doanh dưới sự kiểm soát của quản trị.
Kế hoạch tín dụng của ngân hàng thể hiện một cách chi tiết:
- Sự ưu tiên thị trường, ngân hàng xác định sự phân phối nguồn lực. - Sự nắm lấy thị trường theo sự lựa chọn ưu tiên thị trường
- Sự thay đổi yêu cầu để tư bản hóa trên cơ hội thị trường. - Chọn thời gian của sự thay đổi các chiến lược.
- Ước lượng môi trường trong đó ngân hàng sẽ hoạt động. - Tốc độ mong muốn của quá trình tiến hành chiến lược.
53
Sơ đồ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Oceanbank Thăng Long
STT Trách nhiệm Tiến trình công việc Mô tả
1 Phòng KTNB Bước 1 2 Phòng KTNB, BGĐ chi nhánh 3 Các phòng, BGĐ chi nhánh 4 BGĐ chi nhánh Bước 2 5 Trụ sở chính 6 BGĐ chi nhánh Bước 3 7 BGĐ chi nhánh 8 BGĐ chi nhánh, lãnh đạo phòng Bước 4 Cần hiệu chỉnh Xây dựng KH năm Họp chi nhánh thống nhất KH năm Trình Trụ sở chính và bảo vệ KH Đồng ý Cần hiệu chỉnh Chỉ đạo thực hiện Nhận chỉ tiêu kế hoạch và phân bổ các phòng
Lập kế hoạch chi tiết triển khai đến các phòng, cá nhân
Phê duyệt KH Tổng hợp số liệu thực hiện năm cũ
Bước 1: Lập kế hoạch tín dụng
Trước ngày 20/3 hàng năm, Phòng KTNB tổng hợp số liệu tín dụng thực hiện năm cũ, kiểm tra, đối chiếu và so sánh với kế hoạch hàng năm được Trụ sở chính phê duyệt. Xây dựng kế hoạch năm mới, trình Ban Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Đối với các kế hoạch cần hiệu chỉnh để phù hợp với tình hình chung của chi nhánh, Phòng KTNB phải điều chỉnh lại và báo cáo lại Ban Giám đốc chi nhánh để thống nhất kế hoạch.
Ghi chú: Thời hạn trên có thể thay đổi tùy thuộc tình hình hoạt động thực tế và yêu cầu khác từ Trụ sở chính.
Bước 2: Trình kế hoạch và bảo vệ kế hoạch với Trụ sở chính
Trên cơ sở thống nhất kế hoạch năm đã được Ban Giám đốc chi nhánh thông qua, Ban Giám đốc chi nhánh sẽ tiến hành trình kế hoạch tín dụng và bảo vệ kế hoạch với Trụ sở chính phê duyệt;
Sau thời điểm bảo vệ, Ban Giám đốc chi nhánh chỉ đạo các phòng hiệu chỉnh, bổ sung các ý kiến đóng góp của Trụ sở chính để tổng hợp lần cuối trình Trụ sở chính phê duyệt;
Bước 3: Nhận chỉ tiêu kế hoạch được giao
Quyết định giao kế hoạch của Trụ sở chính cho Chi nhánh là chỉ tiêu pháp lệnh trong năm kế hoạch mà Chi nhánh phải phấn đấu triển khai về các phòng để thực hiện và hoàn thành.
Bước 4: Lập kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện
Căn cứ quyết định giao kế hoạch tín dụng của Trụ sở chính cho Chi nhánh, Ban Giám đốc sẽ tiến hành lập kế hoạch chi tiết cho các phòng và cá nhân theo các nội dung, chỉ tiêu đã được Trụ sở chính phê duyệt. Các phòng, cá nhân có trách
55
nhiệm khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu kế hoạch đã được giao;
Phòng KTNB đầu mối cập nhật tình hình thực hiện kế hoạch của Chi nhánh, báo cáo lãnh đạo tình hình thực hiện hàng Quý làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vào cuối năm.
Việc lập kế hoạch tín dụng của Chi nhánh vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chi nhánh chưa có kế hoạch trung hạn và dài hạn và một chiến lược phát triển lâu dài. Chi nhánh xây dựng kế hoạch năm về tín dụng trong năm căn cứ trên các số liệu thực hiện các năm cũ và căn cứ tình hình nhân sự, khả năng thực hiện trong năm mới của Chi nhánh để xây dựng kế hoạch mà chưa có công cụ tính toán, căn cứ số liệu hỗ trợ khác.