Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại trung tâm phát triển quỹ đất thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Đối với Nhà nước

Để phát triển hoạt động sự nghiệp và hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại mõi đơn vị thì các quy định, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đóng vai trò là cơ sở nền tảng. Nếu các cơ chế chính sách không phù hợp hay còn tồn tại những bất hợp lý có thể là rào cảng gây khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính. Vì vậy sự can thiệp gián tiếp của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách là rất quan trọng, tạo động lực cho các đơn vị trong quá trình thực hiện tự chủ. Để tạo điều kiện cho Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, hoàn thiện cơ chế tự chủ tại đơn vị của mình, Nhà nước cần thực hiện:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản, chính sách về tài chính, kế toán trong lĩnh vực tài nguyên môi trường: qua các năm thực hiện Nghị định số 43 đã cho thấy hiệu quả tích cực của việc trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn Nghị định số 43 đã được ban hành, sơ bộ thực hiện điều chỉnh nội dung về tài chính, tổ chức, biên chế. Tuy nhiên một trong những nguyên nhân dẫn tới việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính chưa triệt để và hiệu quả đó là những tồn tại về cơ chế, chính sách. Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chồng chéo, chậm trể, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế gây khó khăn cho quá trình triển khai các quy định

về tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật còn chậm được sửa đổi không phù hợp với điều kiện thực tế gây khó khăn cho việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp. Vì vậy sửa đổi các định mức, tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay là yêu cầu khách quan nhằm tạo cơ chế thuận lợi hơn cho các đơn vị thực hiện quyền tự chủ. Việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật được tính toán kỹ càng dựa trên các căn cứ khoa học và cơ sở khách quan tránh tình trạng các tiêu chuẩn, định mức không có tính thực tiễn, kiềm hãm sự phát triển của hoạt động sự nghiệp.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính về xã hội hoá: nhằm khuyến khích, thúc đẩy và mở rộng các hình thức xã hội hoá trong các lĩnh vực sự nghiệp.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập triển khai thực hiện kết luận số 37/TB-TW ngày 26/5/2011 của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ công theo hướng: Thực hiện chuyển đổi từ việc giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập như hiện nay sang thực hiện phương thức đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ chuyển dần từ phương thức cấp phát trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công sang cấp phát cho đối tượng thụ hưởng; thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hoá cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho các đơn vị theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; đơn vị được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động của cán bộ viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cho các đơn vị sự nghiệp công lập. quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành đơn vị sự nghiệp, có cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện thẩm

quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; Đổi mới cơ chế theo hướng tính đủ giá dịch vụ đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công; Nhà nước quy định giá hoặc khung giá sản phẩm hoặc dịch vụ đối với các dịch vụ cơ bản, có vai trò thiết yếu đối với xã hội; từng bước tính đúng tính đủ các chi phí hợp lý trong giá dịch vụ sự nghiệp; Thực hiện có lộ trình việc xoá bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ; Tăng cường hoàn thiện các công tác quản lý và vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công nhằm hướng tới việc cung cấp tốt hơn cả về số lượng và chất lượng, dịch vụ cho toàn xã hội.

Tiểu kết chương 4

Cơ chế tài chính tập hợp trong nó nhiều biện pháp, giải pháp hình thức quản lý phong phú và đa dạng. Do đó việc đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hoàn thiện nó gặp phải nhiều vấn đề khó khăn. Chính vì vậy mà trong luận văn này tác giả chỉ đưa ra những nội dung gắn với thực tiễn hoạt động của đơn vị với mong muốn là các giải pháp cho vấn đề này được tiếp tục hoàn thiện thêm nhằm vào việc ổn định mô hình hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, trong một giai đoạn lịch sử nhất định đồng thời với việc nâng cao hiệu quả công cụ quản lý của Nhà nước trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Việc tăng cường cơ chế tự chủ tài chính của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, ngoài các yếu tố nội tại ra cần thiết phải có sự hỗ trợ, ủng hộ của các chính sách, các cơ chế vĩ mô khác đặt thù cho một đơn vị trong đó nhiệm vụ, chức năng, nguồn vốn đầu tư là cốt lỗi của mọi vấn đề, giải quyết một cách căn cơ đầu vào thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho đầu ra, có như thế giải pháp mới thực sự đi vào thực tiễn và phát huy tính hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nói riêng, có thể thấy việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp thời gian qua cũng có nhiều đổi mới tích cực, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động và huy động tổng hợp các nguồn tài chính, lao động, cơ sở vật chất và sử dụng có hiệu quả để nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức và người dân có nhiều cơ hội được lựa chọn, tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng ngày càng cao.

Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh được thành lập theo luật định, nhằm thực hiện chức năng tạo quỹ đất sạch góp phần thu hút đầu tư, tạo nguồn thu cho ngân sách và góp phần vào việc công nghiệp hoá đất nước trong thời kỳ gia nhập WTO. Việc áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tài chính, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt, chứng tỏ việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế. Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, có điều kiện phát huy khả năng của mình, tăng thu, tiết kiệm chi. Tuy nhiên, cơ chế mới không tránh khỏi những vướng mắt cần giải quyết, do vậy đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với hoạt động thực tiễn của đơn vị.

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn “Tăng cường công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” đã đạt được những kết quả sau:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ ở các đơn vị sự nghiệp công lập.

Hai là, phân tích đánh giá được thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh .

Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn và khả năng trình độ của học viên còn nhiều hạn chế, luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót và không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Học viên rất mong được những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn quý báu của quý Thầy Cô, các Nhà kinh tế và các Anh (Chị) quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn và hy vọng rằng những vấn đề đã được nêu lên trong luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ bé trong việc tăng cường khả năng tự chủ tài chính của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, nói riêng và đối với các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2003), Hệ thống các chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán,

thuế áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, Tài liệu đào tạo về quản lý tài chính công quốc tế, Nxb Ngân hàng thế giới, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2003), Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn

thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 về hướng dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2015): Hội thảo “Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

8. Chính phủ (2002), Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2002:

Chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội.

9. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006

quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

10. Chính phủ (2006), Nghị định số 137/2006/ NĐ - CP ngày 14/11/2006 về phân cấp quản lý tài sản trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, Hà Nội.

11. Chính phủ (2006), Quyết định số 202/2006/QĐ - TTg ngày 31/08/2006 về quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

12.Chính phủ (2016), Nghị định số 141/2016/NĐ-CP; quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, Hà Nội.

14.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp

hành Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị quyết số 19-NQ/TW).

15.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI.

16. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1995), Giáo trình kinh tế chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình lý thuyết Tài chính, Nxb Tài chính

Hà Nội.

18. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.

19.Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016, Quy định cơ chế tự chủ tài

chính đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

20.Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015, Quy định cơ chế tự chủ của đơn

vị sự nghiệp công lập.

21. Quốc Hội (2002), Luật Ngân sách Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Quốc Hội, Luật Kế toán, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23.Quốc hội (2010), Luật Viên chức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24.Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo

tài chính năm 2015 và 2016, 2017.

25.Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: www.quangninh.gov.vn 26.Website Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn

27.https://www.thuathienhue.gov.vn 28.http://haiduong.gov.vn/

PHỤC LỤC

BẢNG HỎI KHẢO SÁT

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên:... 2. Địa chỉ:... 3. Chức vụ:...

PHẦN 2: HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Xin vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của đồng chí về thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

1 2

Đồng ý Không đồng ý

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

A. Câu hỏi về thực trạng quản lý tài chính

STT Chỉ tiêu 1 2

I Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính

1 Kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm được công khai tới các

đơn vị

2 Công tác lập kế hoạch tài chính của trung tâm phát triển quỹ

đất được xây dựng trên cơ sở nhu cầu của các đơn vị

3 Trung tâm phát triển quỹ đất có các quy trình và biểu mẫu

hướng dẫn thanh quyết toán được công khai rộng rãi trong trung tâm phát triển quỹ đất

4 Các quy trình và biểu mẫu hướng dẫn thanh quyết toán được

công khai rộng rãi trong trung tâm phát triển quỹ đất

II Công tác phân bổ tài chính

1 Kinh phí phân bổ cho hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất hàng năm là phù hợp

2 Kinh phí phân bổ cho hoạt động mua sắm và sửa chữa

thường xuyên là phù hợp

3 Kinh phí phân bổ cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là

STT Chỉ tiêu 1 2 III Việc sử dụng tài chính

1 Các khoản thu, chi của trung tâm phát triển quỹ đất được thực hiện đúng quy định

2 Các khoản thu, chi của trung tâm phát triển quỹ đất được công khai đến toàn thể cán bộ, giảng viên vào cuối mỗi năm học

3 Trung tâm phát triển quỹ đất đã sử dụng có hiệu quả kinh phí cho hoạt động đào tạo cán bộ

4 Trung tâm phát triển quỹ đất đã sử dụng có hiệu quả kinh phí cho hoạt động mua sắm và sửa chữa thường xuyên

5 Trung tâm phát triển quỹ đất đã sử dụng có hiệu quả kinh phí cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

B. Câu hỏi về tác động của tự chủ tài chính đối với chất lượng hoạt động của trung tâm

Câu 1: Khi thực hiện chính sách tự chủ tài chính thì tổng thu nhập của cán

bộ, viên chức thay đổi như thế nào so với năm trước (nếu giảm ghi số 1, không

đổi ghi số 2, tăng từ 1 - 1,5 lần ghi số 3, tăng trên 1,5 - 2 lần ghi số 4, trên 2 lần ghi số 5)

STT Nội dung 2015 2016 2017

1 Giảm

2 Không thay đổi 3 Tăng từ 1-1,5 lần 4 Tăng từ 1,5-2 lần 5 Tăng trên 2 lần

Câu 2: Anh (chị) đánh giá tác động của tự chủ tài chính tới các nội dung hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

(nếu rất tích cực ghi số 1; tiêu cực ghi số 2; không ảnh hưởng ghi số 3; tốt ghi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại trung tâm phát triển quỹ đất thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)