5. Kết cấu của luận văn
4.2.6. Quản lý có hiệu quả các nguồn chi
Thứ nhất, mặc dù là tự chủ về tài chính, nhưng việc chi tiêu của các
trường ĐHCL vẫn phải tuân thủ theo các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành theo quy định hiện hành của Nhà nước, trong đó có nhiều quy định đã lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn, nhiều định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu nhưng các trường không được tự xây dựng.
Thứ hai, theo quy định hiện hành, khi Nhà nước điều chỉnh các quy định
về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu, khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định sẽ do các trường tự chủ tự bảo đảm từ các nguồn thu sự nghiệp. Như vậy, mỗi khi có cải cách tiền lương, các trường sẽ phải cắt giảm nguồn tài chính dành cho hoạt động đào tạo trực tiếp để tăng lương, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo. Nhiều trường gặp khó khăn thực sự khi không thể cắt giảm nguồn tài chính dành cho hoạt động đào tạo quá nhiều được.
Thứ ba, theo quy định hiện hành, tiền mua sắm đầu tư một số tài sản cố
định phục vụ giảng dạy, thực hành, thực tập trong năm không được tính là chi phí thường xuyên, không được dùng nguồn học phí để chi trả. Điều này làm cho việc đầu tư, mua sắm trong năm báo cáo gặp khó khăn, phức tạp.
b. Giải pháp quản lý có hiệu quả chi tiêu
Trong thời gian tới, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh cần phải sắp xếp tổ chức lại bộ máy, biên chế và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương, tiền công; tiết kiệm những khoản chi hành chính. Cần thực hiện các giải pháp như sau :
- Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng tinh gọn và hoạt động hiệu quả. Trung tâm thực hiện xây dựng chức năng nhiệm vụ từng phòng ban, chủ động thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho từng phòng ban.
- Triệt để thực hiện tiết kiệm các khoản chi về quản lý hành chính như : điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, công tác phí…hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị không cần thiết.
- Thực hiện điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng nâng dần tỷ trọng chi cho công tác đào tạo cán bộ, đảm bảo nâng cao đời sống viên chức và người lao động.
- Cần có chính sách ưu đãi, đảm bảo thu nhập tương xứng với trình độ, sức lao động của viên chức, người lao động, đồng thời cần có chính sách hỗ trợ thích hợp cho việc đào tạo thường xuyên, đào tạo lại đội ngũ cán bộ viên chức, khuyến khích nâng cao trình độ. Khắc phục tình trạng thiếu người thay thế cho cán bộ có trình độ cao sắp nghỉ hưu.